Vào bệnh viện chữa ung thư, ngỡ ngàng biết sự thật về cha mẹ đẻ
Sau khi nhập viện điều trị bệnh ung thư gan , anh Yao mới hay biết mình đã bị trao nhầm cho gia đình khác từ khi mới ra đời cách đây 28 năm.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, khi vào viện điều trị căn bệnh ung thư gan , anh Yao mới biết được sự thật bệnh viện đã trao nhầm anh cho một gia đình khác kể từ khi mới lọt lòng 28 năm trước.
Anh Yao Ce (bên trái) gặp gỡ người cũng bị bệnh viện trao nhầm cách đây 28 năm. (Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu).
Trong phiên xét xử vào ngày 7/12, Tòa án Nhân dân quận Cổ Lâu thuộc tỉnh Hà Nam của Trung Quốc đã ra phán quyết, anh Yao nhận khoản tiền bồi thường 200.000 nhân dân tệ vì những tổn thương tinh thần và 361.312 nhân dân tệ điều trị y tế và các khoản phí khác.
Trong khi đó, bố mẹ đẻ của anh Yao nhận 200.000 nhân dân tệ bồi thường tổn thương tinh thần cùng 7.539 nhân dân tệ chi phí đi lại và thu nhập bị tổn thất.
Tòa án nhận định Bệnh viện Huaihe phải chịu trách nhiệm vì đã gây ra những tổn thương tinh thần cho anh Yao và bố mẹ ruột sau khi trao nhầm con cách đây 28 năm. Ngoài ra, bệnh viện cũng phải chịu 60% trách nhiệm về căn bệnh ung thư gan mà Yao đang phải chống chọi do bị tiêm phòng muộn.
Ban đầu anh Yao và bố mẹ đẻ yêu cầu được bồi thường số tiền 1,8 triệu nhân dân tệ cho những tổn thương tinh thần mà họ đã trải qua.
Luật sư của anh Yao là ông Zhou Zhaocheng cho biết, thân chủ hoàn toàn đồng ý với phán quyết của tòa án.
Đáng nói, ban đầu anh Yao yêu cầu bệnh viện bồi thường 916.947 nhân dân tệ. Song anh lại không đưa ra được những bằng chứng y học liên quan để chứng minh bệnh viện đã trao nhầm con cách đây 28 năm.
Sau đó, anh Yao và bố mẹ ruột quyết định đưa vụ việc ra tòa. Cuối cùng, tòa án ra phán quyết yêu cầu bệnh viện phải chi trả bồi thường cho cả anh Yao và bố mẹ đẻ.
Sự việc dậy sóng dư luận Trung Quốc từ tháng Tư, khi bà mẹ họ Xu ở tỉnh Giang Tây muốn hiến gan cho con trai bị ung thư là anh Yao. Tuy nhiên, sau loạt xét nghiệm, bà Xu phát hiện anh Yao không phải là con đẻ của mình. Dó đó, bà đã quyết định tìm cha mẹ đẻ của anh Yao để cứu người. Tới cuối tháng Tư, bà Xu đã tìm được bố mẹ đẻ của anh Yao.
Đáng lẽ sau khi mới chào đời, anh Yao phải được tiêm phòng viêm gan B vì mẹ đẻ mắc bệnh này. Nhưng do bị trao nhầm nên Yao không được tiêm kịp thời. Tới năm 2 tuổi, anh Yao được chẩn đoán mắc viêm gan B.
Thông tin về sự việc cùng phán quyết của tòa án khiến dư luận Trung Quốc không mấy đồng tình. Theo đó, chia sẻ trên Weibo, một bình luận viết “Ít nhất bệnh viện nên bồi thường toàn bộ chi phí điều trị bệnh cho anh Yao”.
“Sai sót nghiêm trọng từ bệnh viện đã hủy hoại cả hai gia đình mà chỉ phải bồi thường từng đó tiền hay sao , họ không thấy có lỗi sao ”, bình luận khác viết.
Trùng tu Tử Cấm Thành, phát hiện văn kiện bí mật 'bóc trần' sự thật về Từ Hi Thái hậu
Tài liệu bí mật được tìm thấy đã vô tình hé lộ sự thật ngỡ ngàng về Từ Hi Thái hậu, khác xa với ghi chép trong sử sách.
Nhiều thập kỷ sau khi triều đại phong kiến nhà Thanh kết thúc, người ta bắt đầu quá trình trùng tu lại Tử Cấm Thành. Trong quá trình trùng tu ấy, một văn kiện bí mật được phát hiện đã hé lộ sự thật ngỡ ngàng về người phụ nữ quyền lực nhất vương triều bấy giờ - Từ Hi Thái hậu (1833-1908).
Sau khi kiểm tra nội dung văn kiện, các chuyên gia cho biết đây là bức thư do chính tay Từ Hi Thái hậu viết có liên quan đến sự kiện Cố mệnh Bát đại thần.
Từ Hi Thái hậu. Ảnh: QQ.
Cố mệnh Bát đại thần
Vào tháng 8/1861, vị hoàng đế thứ 9 của nhà Thanh - Hàm Phong đế (1831-1861) - qua đời ở hành cung Nhiệt Hà.
Trước khi mất, Hàm Phong Đế đã để lại di chiếu chỉ định 8 vị quan nhiếp chính bao gồm 3 vị Ngự tiền đại thần cùng 5 vị Quân cơ đại thần phò trợ hoàng tử Đồng Trị (1856- 1875) lên ngôi hoàng đế. Tám vị quan nhiếp chính khi ấy còn được biết với cái tên "Cố mệnh Bát đại thần".
Mặc dù Từ Hi Thái hậu không phải là hoàng hậu của Hàm Phong đế, cũng không phải là phi tần được sủng ái nhất, thế nhưng chỉ bằng việc bà là mẹ ruột của Đồng Trị, bà đã bước lên vị trí Thái hậu cùng với Hoàng hậu của Hàm Phong đế khi đó là Từ An Thái hậu (1837- 1881).
Từ An Thái hậu vốn không hay quan tâm tới vấn đề chính trị, nhưng Từ Hi thì khác, bà có dã tâm rất lớn. Kể từ khi Hoàng đế Hàm Phong còn còn nắm quyền, Từ Hi đã từng giúp ông một số việc liên quan đến triều chính.
Khác với Từ Hi, Từ An Thái hậu không mấy quan tâm tới chuyện triều chính. Ảnh: Qulishi.
Cuốn "Thanh sử cảo" có chép, khi phê duyệt tấu chương, Hoàng đế Hàm Phong thường một bên giảng giải, một bên để Từ Hi Thái hậu viết lại cho mình. Đồng thời ông cũng cho phép bà được bày tỏ ý kiến riêng. Tuy nhiên, việc một người phụ nữ can thiệp vào vấn đề triều chính đã khiến cho các quan đại thần trong triều không hài lòng.
Sau cái chết của Hoàng đế Hàm Phong, tám vị nhiếp chính đại thần đã phản đối mạnh mẽ việc Từ Hi Thái hậu tham gia vào các vấn đề triều chính.
Do đó, bà đã quyết tâm loại bỏ chướng ngại bằng cách hợp tác với em trai cùng cha khác mẹ của Hàm Phong đế - Cung Thân vương Ái Tân Giác La Dịch Hân (1833-1898).
Ảnh chụp Ái Tân Giác La Dịch Hân. Ảnh: QQ.
Dịch Hân từng là Nghị hòa đại thần của nhà Thanh khi Lực lượng Đồng minh Anh - Pháp tiến vào Bắc Kinh. Trong thời gian ở Bắc Kinh, ông đã giành được sự yêu quý của phương Tây nên nắm trong tay không ít quyền lực.
Đối với người em trai này, Hàm Phong đế khó có thể tránh khỏi kiêng dè. Cũng chính vì vậy mà ông đã không để Dịch Hân trở thành nhiếp chính đại thần. Dịch Hân bất mãn, cho rằng anh trai không tin tưởng mình mà lại tin tưởng người ngoài.
Từ Hi Thái hậu đã lợi dụng chính mâu thuẫn này để bắt tay với Dịch Hân, phát động cuộc đảo chính Tân Dậu (tháng 10/1861) để lật đổ Cố mệnh Bát đại thần.
Nghị Chính Vương Dịch Hân. Ảnh: QQ.
Ngay sau đó, Từ Hi Thái hậu ngày càng thể hiện rõ tham vọng, bà thiết lập và dần dần mở rộng quyền lực trong triều suốt hàng chục năm. Khi hoàng đế Đồng Trị và Từ An Thái hậu qua đời vì bệnh tật, Từ Hi Thái hậu lên nắm quyền kiểm soát, loại luôn cả Dịch Hân ra khỏi ván cờ quyền lực.
Sự thật về Từ Hi Thái hậu
Cũng theo "Thanh sử cảo", Từ Hi Thái hậu là một người phụ nữ vô cùng thông minh, tài giỏi và có học thức cao.
Vậy nhưng theo Sohu, một tài liệu bí mật liên quan đến Cố mệnh Bát đại thần được phát hiện trong quá trình trùng tu Tử Cấm Thành đã vô tình hé lộ điều ngược lại. Ngay cả các chuyên gia đầu ngành cũng phải kinh ngạc mà thốt lên một câu: "Không thể nào!"
Văn kiện viết tay của từ Hy Thái hậu. Nguồn: QQ.
Nguyên nhân là do chữ viết tay của Từ Hi Thái hậu trong văn kiện được tìm thấy có đến 12 lỗi chính tả trong tổng số 237 ký tự. Chính bà cũng ý thức rất rõ về điều này nên phải viết thêm: "Trong bản chỉ dụ có rất nhiều ký tự chưa phù hợp, để lại chỉnh sửa".
Điều này đã vô tình tiết lộ sự thật: Từ Hi Thái hậu không hề hiểu biết như những gì được miêu tả trong "Thanh sử cảo".
Kỳ thực chi tiết này đã sớm bị bại lộ từ lâu. Năm 1904, Từ Hi Thái hậu đã từng chép một đoạn của "Bát Nhã Tâm Kinh". Bức thư pháp của bà tất nhiên cũng nằm ngoài dự đoán của tất cả các chuyên gia: Không hề đẹp như lời đồn, thậm chí còn khó coi.
Chính vì phát hiện này mà những bức tranh được coi là xuất sắc của Từ Hi Thái hậu cũng bị nhiều người đưa vào vòng nghi vấn. Phải chăng những bức tranh ấy cũng không phải do chính tay Từ hi Thái hậu vẽ ra?
Sự thật người ngoài hành tinh 'trốn' ở sao Thổ Một thuyết âm mưu cho rằng người ngoài hành tinh ẩn náu trên sao Thổ. Thay vì ăn thức ăn như con người, sinh vật ngoài Trái đất có thể sử dụng các hóa chất như Metan và Etan để duy trì sự sống. Người ngoài hành tinh là một trong những bí ẩn lớn nhất thế giới mà con người đã và...