Ukraine đang mất dần niềm tin vào phương Tây?
Trong khi nhiều người dân ở Anh và Mỹ vẫn coi Nga là mối đe dọa thì sự ủng hộ của họ đối với hành động quân sự chống lại Moscow ở Ukraine đang giảm sút.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: AFP).
Cam kết của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chiến dịch tranh cử về việc sẽ chấm dứt cuộc xung đột Nga – Ukraine trong vòng 24h sau khi nhậm chức đã không thành hiện thực.
Tuy nhiên, sau các cuộc trò chuyện của ông với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã làm dấy lên nhiều kỳ vọng về một giải pháp có thể nằm trong kế hoạch.
Ba năm sau cuộc xung đột, ông Zelensky lập luận rằng Tổng thống Putin không sẵn sàng cho hòa bình và chỉ bằng cách gia tăng áp lực lên Moscow mới có thể ngăn chặn được chiến tranh tiếp diễn.
“Ngay bây giờ, chúng ta cần sự đoàn kết và hậu thuẫn của tất cả các đối tác để đấu tranh cho một kết cục công bằng trong cuộc chiến này”, ông Zelensky tuyên bố vào tuần trước.
Thế nhưng, theo một kết quả thăm dò mới nhất, nhiều người Ukraine lại cho rằng tinh thần đoàn kết và những hỗ trợ như vậy từ các nước đồng minh phương Tây đang sụt giảm.
Video đang HOT
Cụ thể, chưa tới một nửa người dân Ukraine được khảo sát tin rằng Mỹ hoặc các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), chứ đừng nói đến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã hành động đủ mạnh để giúp đỡ Ukraine.
Những thứ mà Ukraine mong muốn nhất là có thêm vũ khí, xe tăng và thiết bị quân sự, tiếp đến là tư cách thành viên NATO và áp đặt lệnh trừng phạt nghiêm ngặt hơn đối với Nga. Tuy nhiên, có rất ít hy vọng những điều này sẽ xảy ra.
Trong bài viết đăng tải trên Telegraph, nhà phân tích chính trị Michael Ashcroft cho rằng, nếu niềm tin của Ukraine vào phương Tây đang suy yếu, điều đó có lý do chính đáng. Những ngày mà quốc kỳ Ukraine tung bay trên các ngôi nhà và công trình công cộng đã qua lâu rồi.
Từ năm 2023, tỷ lệ người Mỹ nói rằng họ đã làm quá nhiều cho Ukraine, cả về viện trợ nhân đạo và quân sự đã tăng lên đáng kể. Ở nước Anh, con số này đã tăng gấp đôi trong cùng thời kỳ.
Gần một nửa số cử tri ủng hộ ông Trump cho rằng Mỹ đã làm quá nhiều trên mặt trận quân sự. Ở cả hai bờ Đại Tây Dương, dư luận cũng đã chuyển từ việc theo đuổi đến cùng chiến thắng cho Ukraine, sang hướng thỏa hiệp.
Sau 3 năm chiến tranh khốc liệt với hàng trăm nghìn người thiệt mạng, người dân Ukraine đã quá mệt mỏi và khó có thể tìm thấy sự lạc quan. Chưa tới 1/4 người dân Ukraine cho rằng nhiệm vụ bảo vệ đất nước của họ đang tiến triển thành công, giảm rất sâu so với mức 85% của 2 năm trước.
Như vậy, trong 3 năm, phương Tây đã không thực hiện được tuyên bố bảo vệ Ukraine “bằng mọi giá” như họ từng mạnh mẽ khẳng định.
Ukraine tuyên bố cứng rắn trước nguy cơ bị Nga, Mỹ gạt ra ngoài lề
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố bất kỳ cuộc đàm phán nào mà không có sự tham gia của Kiev đều không được công nhận.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).
Nga và Mỹ đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tổng thống Vladimir Putin và Donald Trump, dự kiến diễn ra tại Ả rập Xê út. Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận về giải pháp khả thi cho cuộc xung đột Ukraine, cùng với các vấn đề khác.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận Nga và Mỹ có "con đường đàm phán song phương" và có quyền đàm phán theo hình thức này vì họ có "các vấn đề song phương" cần giải quyết.
Tuy nhiên, ông Zelensky tuyên bố Ukraine sẽ không công nhận bất kỳ thỏa thuận nào có thể đạt được giữa Nga và Mỹ trong các cuộc đàm phán tại Ả rập Xê út.
Ông Zelensky nhấn mạnh chính phủ Ukraine sẽ chỉ công nhận các cuộc đàm phán có sự tham gia của đại diện Kiev.
Ông Zelensky cũng có kế hoạch đến thăm Ả rập Xê út vào ngày 19/2. Tuy nhiên, ông phủ nhận rằng chuyến đi này có liên quan đến các cuộc đàm phán sắp tới giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin hoặc cuộc họp của các phái đoàn Mỹ và Nga. Mặc dù vậy, ông thừa nhận sẽ thảo luận vấn đề này với Thái tử Saudi Mohammed bin Salman.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Trợ lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Yury Ushakov, sẽ tới Ả rập Xê út để gặp đội ngũ quan chức của Tổng thống Trump vào ngày 18/2.
Cuộc gặp của hai phái đoàn Nga - Mỹ sẽ tập trung vào việc xây dựng lại quan hệ song phương, bao gồm các cuộc đàm phán sắp tới về giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine và tổ chức hội nghị thượng đỉnh Putin - Trump.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, phái đoàn Nga sẽ đàm phán với Mỹ tại Ả rập Xê út, chủ yếu tìm hiểu chính quyền Trump đang đề xuất những gì để giải quyết xung đột Ukraine.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hôm 15/2, Tổng thống Zelensky nói rằng "Ukraine sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào đạt được sau lưng chúng tôi và không có sự tham gia của chúng tôi".
Giữa những lo ngại rằng Mỹ có thể đàm phán với Nga về Ukraine mà không có sự tham gia của Kiev, ông Zelensky cho biết ông muốn có một kế hoạch chung với Washington trước khi bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào bắt đầu.
Ukraine nhiều lần tuyên bố muốn hợp tác với Mỹ và châu Âu để đưa ra một chiến lược chung trước bất kỳ cuộc họp nào giữa Tổng thống Trump và Putin.
Theo Tổng thống Zelensky, ông tin rằng sẽ là tình huống "nguy hiểm" nếu cuộc gặp Trump - Putin diễn ra trước khi ông và Tổng thống Trump gặp nhau.
Một số đồng minh châu Âu lo ngại họ và Ukraine có thể bị gạt ra ngoài cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga về giải pháp cho cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Đáp lại lo ngại này, Tổng thống Trump và Điện Kremlin cam kết các cuộc đàm phán sẽ có sự tham gia của Ukraine.
Trong khi đó, Tổng thống Zelensky cho biết, ông không có ý định đàm phán với bất cứ đại diện nào của Nga ngoài người đồng cấp Putin sau khi ông và ông Trump đã chuẩn bị xong kế hoạch chung để chấm dứt chiến sự.
Phản ứng của tỷ phú Elon Musk trước cuộc đàm phán Nga - Mỹ Tỷ phú Elon Musk, một người ủng hộ nhiệt thành của Tổng thống Donald Trump, đã bày tỏ hoan nghênh trước sự xuất hiện của phái đoàn Nga tại Saudi Arabia, ngay trước thềm cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Nga và Mỹ về vấn đề Ukraine. Tỷ phú Mỹ Elon Musk. Ảnh: PAP/TTXVN Theo đài RT (Nga), ngày 18/2, ông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cuộc chiến Ukraine có thể chấm dứt sau lệnh ngừng bắn 30 ngày?

Binh sĩ Ukraine kể về cuộc rút lui thảm khốc khỏi Kursk

Đường rút quân chông gai của lính Ukraine ở Kursk sau tối hậu thư đầu hàng

Nga hay Ukraine - Ai sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ lệnh ngừng bắn?

'Tác dụng phụ' của liệu pháp thuế

Nhiều nước EU bất đồng, lưỡng lự về gói viện trợ quân sự 40 tỷ euro cho Ukraine

Bí quyết của Thụy Sĩ hồi sinh những dòng sông 'thoi thóp'

Giá đồng ruble tăng vọt trước cuộc điện đàm giữa hai Tổng thống Trump và Putin

Ba Lan và các nước Baltic xem xét rút khỏi Công ước quốc tế về cấm sát thương

Ukraine công bố UAV vươn xa kỉ lục, đặt nhà máy lọc dầu lớn nhất Nga vào tầm bắn

Cây cầu quốc tế ngắn nhất thế giới

Số người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ngoài khơi Honduras tăng
Có thể bạn quan tâm

Xét xử 28 giang hồ bảo kê, hỗn chiến giành đất tại Phú Quốc
Pháp luật
23:17:04 18/03/2025
Con suối phun nước nóng quanh năm, có thể luộc chín trứng gà ở Bình Định
Lạ vui
23:09:59 18/03/2025
Xem phim Sex Education, khán giả như đón "luồng gió mới", rút ra 3 bài học cực quan trọng về giới tính
Hậu trường phim
23:08:39 18/03/2025
Tài xế có nồng độ cồn tông vào chân cán bộ CSGT tại vòng xoay ở TPHCM
Tin nổi bật
23:04:32 18/03/2025
Lưu Diệc Phi xuất hiện trong Bắc Thượng, netizen khen nức nở: Chỉn chu đến từng chi tiết
Phim châu á
22:56:14 18/03/2025
3 giây chớp nhoáng của em út BTS lấn lướt cả Jennie lẫn 2 thành viên hot nhất nhóm đại mỹ nhân
Nhạc quốc tế
22:51:11 18/03/2025
Náo loạn Hawaii với sự trở lại của 'báo' Stitch
Phim âu mỹ
22:44:54 18/03/2025
Ben Affleck giải thích vì sao là ngôi sao ít bạn bè nhất Hollywood
Sao âu mỹ
22:40:34 18/03/2025
Giá vé fan meeting của Jisoo tại Hà Nội
Sao châu á
22:37:29 18/03/2025
Ảnh hiếm của NSND Công Lý, diễn viên 4 đời chồng Hoàng Yến 50 tuổi vẫn trẻ trung
Sao việt
22:35:16 18/03/2025