Ukraine cảnh báo nguy cơ ‘bị đứng ngoài’ trong đàm phán với Nga, tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc
Trong khi Tổng thống Zelensky cho rằng sẽ rất “nguy hiểm” nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp người đồng cấp Liên bang Nga Vladimir Putin trước khi gặp ông thì Ngoại trưởng Sybiha bày tỏ mong muốn nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc.
Tổng thống Ukraine , ông Volodymyr Zelensky phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ngày 15/2/2025. Ảnh: Volodymyr Zelensky/X
Ngày 15/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng sẽ rất “nguy hiểm” nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp người đồng cấp Liên bang Nga Vladimir Putin trước khi gặp ông.
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich cùng ngày, theo hãng tin Reuters, ông Zelensky nhấn mạnh Ukraine sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào được đạt được sau lưng hoặc không có sự tham gia của Ukraine.
Đây được xem là thông điệp ngầm của Tổng thống Zelensky gửi tới người đồng cấp Mỹ Donald Trump trong bối cảnh ông Trump đang nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột với Liên bang Nga. Tuy nhiên, ông Zelensky cũng nhắc lại tuyên bố trước đó của mình rằng Kiev muốn đạt được hòa bình trong năm nay.
Ngoài ra, theo hãng tin AP, ông Zelensky cũng kêu gọi châu Âu thành lập lực lượng vũ trang riêng, cũng như hối thúc các nhà lãnh đạo lục địa này phải quyết định về tương lai của họ. Ông nói: “Châu Âu cần đoàn kết và bắt đầu hành động theo cách mà không ai có thể từ chối, ra lệnh hay coi thường châu Âu”.
Ngoại trưởng Ukraine, ông Andrii Sybiha gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị An ninh Munich ngày 15/2/2025. Ảnh: Andrii Sybiha/X
Hãng thông tấn nhà nước Ukraine (Ukrinform) cho biết thêm Kiev cũng đang trông cậy vào sự ủng hộ của Trung Quốc, xét đến vai trò của nước này tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và việc Trung Quốc sắp đảm nhận vị trí Chủ tịch của cơ quan này.
Ukraine dự định sớm khởi xướng một cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đề xuất một nghị quyết đánh dấu thời điểm tròn ba năm Liên bang Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này.
Trong một phát biểu độc quyền với Ukrinform, Ngoại trưởng Ukraine, ông Andrii Sybiha đã chia sẻ chi tiết về cuộc gặp của ông với người đồng cấp phía Trung Quốc Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị An ninh Munich.
Theo ông Sybiha, trong cuộc gặp, phía Ukraine đã tái khẳng định lập trường về việc đạt được hòa bình công bằng và toàn diện.
“Chúng tôi đã nêu rõ và kiên định quan điểm của Ukraine, đó là không có gì về Ukraine mà không có Ukraine. Điều quan trọng đối với chúng tôi là Trung Quốc đóng vai trò then chốt trong quá trình này, đặc biệt là khi Trung Quốc đảm nhận vị trí chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng này”, ông Sybiha nói.
Ngoại trưởng Ukraine cho biết thêm rằng nước này sẽ khởi xướng một phiên họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để đánh dấu thời điểm tròn ba năm Liên bang Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này và sẽ đề xuất một nghị quyết tại Liên hợp quốc.
Video đang HOT
Trong cuộc gặp, phái đoàn Ukraine đã thông báo cho các quan chức Trung Quốc về cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) gần đây của phía Liên bang Nga nhằm vào lớp vỏ bọc của Nhà máy Điện hạt nhân Chornobyl, nhấn mạnh nguy cơ xảy ra một sự cố hạt nhân quy mô toàn cầu.
Ông Sybiha nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc đảm bảo an ninh hạt nhân toàn cầu và Ukraine kỳ vọng sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với vấn đề nhạy cảm này.
Ông Sybiha mô tả cuộc gặp là “cực kỳ hiệu quả và quan trọng”. Phía Ukraine bày tỏ cảm ơn đối với sự ủng hộ kiên định của Trung Quốc đối với toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine, coi đây là một ưu tiên hàng đầu.
“Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Ukraine”, Ngoại trưởng Sybiha nói, đồng thời cho biết Bắc Kinh có “lợi ích trực tiếp” trong việc khôi phục hoạt động hàng hải tự do ở Biển Đen.
Hai bên cũng đã thảo luận về một loạt vấn đề song phương, và ông Sybiha đã mời ông Vương đến thăm Ukraine, bày tỏ hy vọng về sự hợp tác mang tính xây dựng liên tục với Trung Quốc.
Lãnh đạo Đức và Ukraine cứng rắn với chính sách mới, làm châu Âu 'sốc' của Tổng thống Trump
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thể hiện lập trường cứng rắn trước những chính sách gây lo ngại từ Washington dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ngày 15/2/2025. Ảnh: Volodymyr Zelensky/X
Ngày 15/2, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi thành lập một "Lực lượng Vũ trang châu Âu thì Thủ tướng Đức Olaf Scholz lên án sự can thiệp vào cuộc bầu cử của Đức sau khi Phó Tổng thống Mỹ JD Vance gặp gỡ một lãnh đạo cực hữu của nước này.
Những bài phát biểu mạnh mẽ của hai ông Zelensky và Scholz trong ngày thứ hai của Hội nghị An ninh Munich đã phản ánh tác động từ loạt quyết định gây xôn xao của ông Trump, đặc biệt là kế hoạch chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine và củng cố quan hệ với các đồng minh mà ông coi là thân cận ở châu Âu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thúc đẩy một châu Âu mạnh mẽ hơn
Gia tăng kêu gọi một châu Âu có sức mạnh quân sự lớn hơn, ông Zelensky tuyên bố cuộc chiến kéo dài ba năm của Ukraine chống lại chiến dịch quân sự đặc biệt mà quân đội Liên bang Nga triển khai ở nước này đã chứng minh nền tảng cho việc thành lập một đội quân chung của châu Âu.
"Tôi thực sự tin rằng thời điểm đã đến. Lực lượng Vũ trang châu Âu cần phải được thành lập", ông Zelensky nói.
Hiện chưa rõ liệu đề xuất này có được các nhà lãnh đạo châu Âu hưởng ứng hay không. Trong nhiều năm qua, ông Zelensky đã tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự và kinh tế lớn hơn từ Liên minh châu Âu (EU), đồng thời nhiều lần cảnh báo rằng các khu vực khác của châu Âu cũng có thể trở thành mục tiêu của tham vọng từ Liên bang Nga.
Dù EU, cùng với Mỹ, là một trong những đồng minh mạnh mẽ nhất của Kiev, những bất đồng chính trị nội bộ trong EU về cách tiếp cận đối với Moskva (Moscow) cùng các vấn đề kinh tế, bao gồm mức nợ công cao, đã cản trở sự hỗ trợ lớn hơn.
Trong phát biểu ở Munich, ông Zelensky một lần nữa đề cập đến cuộc điện đàm giữa ông Trump và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin trong tuần này. Sau cuộc điện đàm đó, Tổng thống Mỹ tuyên bố ông và người đồng cấp Liên bang Nga có thể sớm gặp nhau để đàm phán hòa bình về Ukraine, phá vỡ lập trường cứng rắn của chính quyền Biden đối với Moskva kể từ khi Liên bang Nga triển khai chiến dịch quân sự toàn diện nhằm vào Ukraine vào cuối tháng 2/2022.
Ông Trump sau đó cam kết với ông Zelensky rằng Ukraine cũng sẽ có một ghế trong bàn đàm phán để chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh rằng châu Âu cũng cần có tiếng nói.
"Ukraine sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào được quyết định sau lưng chúng tôi mà không có sự tham gia của chúng tôi, và quy tắc này cũng phải được áp dụng với toàn bộ châu Âu", ông Zelensky nói.
Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết thêm: "Vài ngày trước, Tổng thống Trump nói với tôi về cuộc trò chuyện của ông ấy với ông Putin. Nhưng ông ấy chưa từng một lần đề cập rằng Mỹ cần có châu Âu trong bàn đàm phán. Điều đó nói lên rất nhiều điều. Thời kỳ mà Mỹ luôn hỗ trợ châu Âu chỉ vì đó là điều tất yếu đã qua rồi".
Ông Zelensky khẳng định: "Ba năm chiến tranh toàn diện đã chứng minh rằng chúng ta đã có nền tảng cho một lực lượng quân sự chung của châu Âu. Và bây giờ, khi chúng ta đang chiến đấu để bảo vệ hòa bình và an ninh, chúng ta phải xây dựng lực lượng vũ trang châu Âu".
Thủ tướng Đức Scholz đáp trả Phó Tổng thống Mỹ JD Vance
Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz bày tỏ sự "vui mừng" khi thấy Mỹ và Đức có cam kết chung về "duy trì chủ quyền và độc lập của Ukraine" và đồng ý với ông Trump rằng xung đột Nga-Ukraine cần phải chấm dứt.
Tuy nhiên, ông Scholz cũng chỉ trích lập trường chính trị mới của Washington, khẳng định lập trường cứng rắn của mình chống lại phe cực hữu và tuyên bố rằng nước Đức "sẽ không chấp nhận những ai can thiệp vào nền dân chủ của chúng tôi".
Theo hãng tin AP, phát biểu này ám chỉ những phát ngôn của Phó Tổng thống Mỹ JD Vance tại Hội nghị An ninh Munich, trong đó đã chỉ trích các nhà lãnh đạo châu Âu về cách tiếp cận đối với dân chủ.
Trước cuộc bầu cử ở Đức vào ngày 23/2, các cuộc thăm dò cho thấy đảng cực hữu "Sự lựa chọn cho nước Đức" (AfD) - đảng mà đồng lãnh đạo của họ đã gặp Phó Tổng thống Mỹ JD Vance vào ngày 14/2 và hiện đang đứng thứ hai, vượt qua đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Scholz.
Gợi nhắc về quá khứ phát xít của Đức, ông Scholz khẳng định cam kết lâu dài của nước này đối với khẩu hiệu "Không bao giờ tái diễn" - một sự cảnh báo về nguy cơ quay lại con đường cực hữu - không thể dung hòa với việc ủng hộ đảng AfD.
"Chúng tôi sẽ không chấp nhận việc những người bên ngoài nhìn vào nước Đức lại can thiệp vào nền dân chủ, cuộc bầu cử và quá trình hình thành ý kiến dân chủ của chúng tôi vì lợi ích của đảng này", ông Scholz nói và giải thích rằng: "Điều đó đơn giản là không thể chấp nhận được, đặc biệt là giữa những người bạn và đồng minh. Chúng tôi kiên quyết bác bỏ điều đó".
"Nền dân chủ của chúng tôi sẽ đi về đâu là do chính chúng tôi quyết định", ông Scholz nhấn mạnh.
Một ngày trước đó, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã phát biểu rằng ông lo ngại về việc quyền tự do ngôn luận "đang bị suy yếu" trên khắp châu Âu.
Ông Vance cũng khẳng định không nền dân chủ nào có thể tồn tại nếu nói với hàng triệu cử tri rằng "những lo ngại của họ là không hợp lệ hoặc không đáng được xem xét".
Đáp trả, Thủ tướng Đức Scholz tuyên bố: "Tự do ngôn luận ở châu Âu có nghĩa là bạn không được tấn công người khác theo cách vi phạm luật pháp mà chúng tôi có ở nước mình".
Tài khoản mạng xã hội X của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đăng tải hình ảnh về cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ JD Vance bên lề Hội nghị An ninh Munich ngày 14/2/2025. Ảnh: Volodymyr Zelensky/X
Đánh giá chính quyền Mỹ mới và vấn đề chi tiêu
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang cố gắng hiểu rõ lập trường cứng rắn mới từ Washington về các vấn đề như dân chủ và tương lai của Ukraine, khi chính quyền Trump tiếp tục phá vỡ những quy ước xuyên Đại Tây Dương đã tồn tại từ sau Thế chiến II.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz thừa nhận sự cần thiết của việc hỗ trợ Ukraine nhưng cũng nhận thấy những thực tế kinh tế, đặc biệt là các quy định ngân sách của Đức giới hạn mức chi tiêu của chính phủ.
Trong khi đó, ông Trump đang thúc đẩy các quốc gia thành viên NATO, bao gồm Đức, tăng chi tiêu quốc phòng và thậm chí còn kêu gọi một mục tiêu đầy tham vọng, nếu không muốn nói là phi thực tế đối với một số người - yêu cầu các nước cam kết chi 5% GDP cho quốc phòng, cao hơn nhiều so với mục tiêu hiện tại là 2%.
Ông Scholz cho rằng việc đạt 2% hay thậm chí cao hơn "sẽ hoàn toàn không thể thực hiện được nếu không thay đổi quy định về nợ công", nhưng ông tin rằng người dân Đức sẵn sàng tăng chi tiêu và "có sự ủng hộ rộng rãi đối với những người nói rằng chúng ta nên làm nhiều hơn". "Tuy nhiên, để làm được điều đó, các quy tắc cần phải thay đổi", Thủ tướng Đức giải thích.
Ông Scholz cũng bày tỏ sự không hài lòng với những người ở Đức và các nơi khác cho rằng việc tăng chi tiêu quốc phòng "là điều mà chúng ta có thể dễ dàng làm được", đồng thời phẩy tay thể hiện sự bác bỏ ý tưởng này.
"Điều đó sẽ không xảy ra nếu chúng ta không nghiêm túc, nếu chúng ta không trung thực với người dân khi nói với họ rằng chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng đồng nghĩa với việc chúng ta cũng phải tăng mức nợ công", ông Scholz nhấn mạnh.
Ukraine đề nghị cung cấp 'khoáng sản quan trọng' cho EU Trong một bài đăng trên Politico ngày 14/2, Thủ tướng Ukraine Denis Shmigal hứa hẹn rằng việc hợp tác với Ukraine sẽ mang lại cho Liên minh châu Âu (EU) "hàng trăm tỷ USD" lợi nhuận tiềm năng. Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal phát biểu trong một cuộc họp báo ở Kiev. Ảnh: Kyodo/TTXVN Theo nguồn tin, ông Shmigal cho biết Ukraine sở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quan chức Mỹ tiết lộ kế hoạch tấn công Houthi trong nhóm chat có cả nhà báo

Hamas tích cực hợp tác với các bên trung gian để khôi phục hòa bình tại Gaza

Tòa án Mỹ tiếp tục chặn trục xuất người Venezuela bằng luật thời chiến

Canada kiện Trung Quốc lên WTO về thuế nông, thủy sản

Xuất hiện vũ khí tạo bước chuyển dịch trong chiến thuật tác chiến hiện đại

Hàn Quốc nỗ lực giải cứu người đi xe máy bị rơi xuống 'hố tử thần'

Mỹ điều chỉnh thuế quan: Cơ hội miễn trừ cho một số quốc gia

Syria ra điều kiện mới với Nga để được tiếp cận căn cứ quân sự

Hungary không ủng hộ sớm kết nạp Ukraine vào EU

Đại sứ Ukraine nhấn mạnh một điều quan trọng ngay sau kết thúc đàm phán Nga - Mỹ

Châu Âu 'trải thảm đỏ' thu hút nhân tài khoa học Mỹ khi chính quyền Trump cắt giảm tài trợ

Nga-Ukraine thông báo tình hình chiến sự giữa đàm phán kết thúc xung đột ở Saudi Arabia
Có thể bạn quan tâm

"Thiên tài âm nhạc" YG hát tiếng Việt cực hay bản hit quốc dân, fan được dịp phổng mũi tự hào!
Nhạc quốc tế
15:00:08 25/03/2025
MV 86 triệu view "Bắc Bling" được tạp chí nổi tiếng châu Á khen ngợi
Nhạc việt
14:54:40 25/03/2025
Phạm Hương có động thái lạ sau nhiều ngày im lặng
Sao việt
14:47:48 25/03/2025
Ngoại hình trẻ trung và đời tư bí ẩn của "Võ Tắc Thiên" Lưu Hiểu Khánh
Sao châu á
14:42:46 25/03/2025
"Bóc tách" hội bạn nổi tiếng của Ngọc Kem sau drama với ViruSs: Khó hiểu vô cùng khi zoom đến từng thành viên
Netizen
14:28:19 25/03/2025
1 thí sinh "bóc" show của Hương Giang cắt ghép sai sự thật để tạo drama, nàng hậu có động thái ngay trong đêm!
Tv show
14:14:59 25/03/2025
Barca muốn cài điều khoản đặc biệt vào hợp đồng với De Jong
Sao thể thao
14:04:09 25/03/2025
Park Bo Gum tiết lộ hậu trường nguy hiểm nhất "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Hậu trường phim
13:52:37 25/03/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 17: Mẹ kế độc ác bày mưu đẩy Việt sang Đức 'tự bơi'
Phim việt
13:50:12 25/03/2025
4 "công thức bổ sung sắt" mà phụ nữ nên ăn để chống thiếu máu, giúp da hồng hào và khỏe mạnh
Ẩm thực
12:43:58 25/03/2025