Tỷ lệ tự sát ở Hy Lạp tăng do khủng hoảng tài chính
Tỷ lệ những công dân Hy Lạp tự kết liễu mạng sống của mình ngày càng tăng vọt trước bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực này ngày càng trầm trọng.
Tỷ lệ tự sát ở Hy Lạp tăng do khủng hoảng tài chính. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Nhà tâm lý học nổi tiếng của nước này là Dimitris Boukouras cho biết hàng ngày nếu trung tâm tư vấn tâm lý của ông không tiếp nhận các cuộc gọi để khuyên giải những bệnh nhân đang gặp cú sốc tinh thần do tài chính, thì không biết có bao nhiêu người nữa đã tự tử.
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng đã khiến Hy Lạp trở thành quốc gia có tỷ lệ tự sát cao nhất tại châu Âu. Tính từ năm 2010, hơn 2.500 người đã kết liễu mạng sống của họ. Tuy nhiên, các nhà tâm lý thống kê rằng con số này thậm chí còn lớn hơn rất nhiều.
Bốn tháng đầu năm 2012, Hy Lạp đã chứng kiến một sự tăng vọt số lượng người nghèo tự tử ở độ tuổi trên 65, tỷ lệ này đã tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Eurostat, đây là một hệ lụy đáng giật mình, vì trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng, Hy Lạp có tỷ lệ tự tử thấp nhất châu Âu với chỉ 2,8% trên 100.000 dân. Tỷ lệ tự sát đã tăng gấp đôi trong năm 2011 và còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Bộ Y tế Hy Lạp, tỷ lệ tự sát trong nửa đầu năm 2011 cao hơn 40% so với năm trước. Nguyên nhân khiến người dân nước này bị dồn đến bước đường cùng chính là tình trạng thất nghiệp, thiếu thốn tài chính, gây bấn loạn tinh thần.
Theo thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong tổng dân số Hy Lạp là hơn 22% và ở giới trẻ là 50%.
Hầu hết những người tự tử là người nghỉ hưu và nam giới, những người trụ cột luôn chịu áp lực nặng nề nhất về cuộc sống của cả gia đình./.
Theo TTXVN
Lãnh đạo Mỹ-Ấn Độ cam kết thúc đẩy kinh tế thế giới
Ngày 14/6, một ngày sau khi kết thúc cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn thường niên lần thứ ba diễn ra ở thủ đô Washington của Mỹ, Tổng thống nước chủ nhà Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, theo đó hai nhà lãnh đạo cam kết tăng cường hợp tác để thúc đẩy nền kinh tế thế giới.
Tổng thống Mỹ Obama (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Singh. (Nguồn: AP)
Thông báo của Nhà Trắng nêu rõ Tổng thống Obama và Thủ tướng Singh đã nhất trí chú trọng các biện pháp nhằm tăng cường khả năng chống đỡ của nền kinh tế toàn cầu trước các cú sốc từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu nói chung.Trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các vấn đề quốc tế và khu vực liên quan những lợi ích và giá trị mà hai bên cùng chia sẻ, đồng thời cam kết hợp tác chặt chẽ tại Hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) sẽ diễn ra trong hai ngày 18-19/6 tới tại Los Cabos, Mexico.
Kể từ khi nhậm chức hồi tháng Một năm 2009, Tổng thống Mỹ Obama đã cam kết sẽ xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ với Ấn Độ.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát nhận định mối quan hệ này đã bị thổi phồng.
Bản thân Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton - người chủ trì cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn lần 3 vừa qua, cũng thừa nhận giữa hai nước vẫn còn nhiều việc phải làm./.
Theo TTXVN
Tây Ban Nha sẽ được viện trợ 100 tỉ euro Liên minh châu Âu sẽ bơm 100 tỉ euro cho Tây Ban Nha để giải cứu hệ thống ngân hàng của nước này khỏi bị sụp đổ, căn cứ theo một thỏa thuận đạt được giữa hai bên hôm 9.6. Sau một cuộc họp khẩn bằng vô tuyến kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ, các bộ trưởng tài chính của khối sử...