Tuyết rơi nhiều biến sa mạc Sahara thành xứ sở mùa đông
Đây là lần thứ 5 trong vòng 42 năm qua, tuyết rơi nhiều trên khu vực sa mạc khô nóng nhất thế giới.
Mặc dù tuyết rơi vào tháng Giêng có thể không phải là điều bất thường đối với nhiều vùng đồi núi trên khắp thế giới, nhưng chắc chắn đó là sự việc xưa nay hiếm xảy ra ở sa mạc Sahara.
Tuyết rơi nhiều biến sa mạc Sahara thành xứ sở mùa đông
Về bản chất, sa mạc thường rất khô, siêu nóng. Nhắc đến sa mạc Sahara người ta liên tưởng đến cái nắng nóng khắc nghiệt nhất, cằn cỗi nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, tuyết bất ngờ rơi nhiều trên sa mạc Sahara trong những ngày gần đây. Nơi này phủ một lớp tuyết dày đặc như biến thành xứ sở mùa đông, khác với hình ảnh thường thấy ở sa mạc.
Đây là lần thứ 5 trong vòng 42 năm qua, tuyết rơi nhiều sa mạc. Người dân địa phương ở thị trấn Ain Sefra, Algeria gần đó chứng kiến hiện tượng đóng băng khi nhiệt độ giảm xuống còn âm 2 độ C. Trong quá khứ, thời tiết nắng nóng nhất ở thị trấn có lúc đạt 58 độ C. Do vậy, những ngày này được coi là thái cực hoàn toàn khác ở khu vực sa mạc.
Ain Sefra, được gọi là Cổng vào sa mạc, ở độ cao khoảng 914 mét so với mực nước biển và bao quanh là Dãy núi Atlas.
Video đang HOT
Nhiếp ảnh gia người Algeria, Karim Bouchetata đã đăng tải những hình ảnh và video ấn tượng về thời tiết độc đáo, cồn cát đầy tuyết ở thị trấn hẻo lánh ở Bắc Phi, nơi được gọi là Cổng vào Sahara. Ông đã đến đây để được tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ ở sa mạc.
Karim Bouchetata mô tả khung cảnh như những bức tranh băng giá tuyệt đẹp, như lạc vào xứ sở mùa đông ở thị trấn Ain Sefra.
Sa mạc Sahara bao phủ phần lớn Bắc Phi, đã trải qua sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm trong vài trăm nghìn năm qua.
Giống như mọi nơi khác trên hành tinh, các sa mạc cũng trải qua những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm Điều này có nghĩa là ở đây từng có ít động thực vật và một ngày nào đó cây xanh và vô số động vật và côn trùng sẽ trở lại.
Tuy nhiên, đừng mong đợi điều đó xảy ra chỉ sau một đêm. Các chuyên gia hi vọng có thể phải mất ít nhất 15.000 năm nữa sa mạc Sahara mới trở lại sự sống xanh tươi.
Năm 2017, một trận bão tuyết lớn đã khiến tuyết phủ trắng xóa khắp nơi khiến giao thông đình trệ với độ dày tới một mét ở Ain Sefra.
Nhiệt độ ở sa mạc Sahara trung bình có thể lên tới 38 độ C vào mùa hè. Trong khi đó, tháng Giêng là một trong những tháng lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình là 14 độ C.
Sa mạc Maine - điểm thu hút khách du lịch khác thường
Sa mạc Maine là một trong những điểm thu hút khách du lịch chính của bang, nhưng nó cũng là một cảnh báo rõ ràng về những gì có thể xảy ra nếu đất được quản lý sai.
Sa mạc Maine, một vùng cát và phù sa rộng 40 mẫu Anh gần thị trấn Freeport, là một kỳ quan địa chất, kỳ quan thiên nhiên và là lời cảnh báo về những gì mà việc sử dụng đất vô trách nhiệm có thể tạo ra.
"Hiện tượng tự nhiên nổi tiếng nhất ở Maine" thực sự là kết quả của việc quản lý đất đai kém trong nhiều thế hệ. Mặc dù về mặt kỹ thuật, nó không phải là một sa mạc đúng nghĩa bởi bang Maine có lượng mưa lớn và thảm thực vật xung quanh xâm lấn vào các cồn cát cằn cỗi. Thêm nữa, cát ở đây không phải là cát sa mạc mà thực chất là cát phù sa của một sông băng cổ xưa.
Cát và phù sa ở đây đã tồn tại ít nhất hàng chục nghìn năm kể từ khi các sông băng bao phủ Maine. Đất đá và đá cuội dần hình thành cát khi chúng rút đi trong kỷ băng hà cuối cùng. Nhưng chính những tác động của con người đã khiến nơi này trở lại hiện trạng của hơn 100 năm trước.
Sa mạc Maine đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch khác thường.
Câu chuyện về Sa mạc Maine bắt đầu từ năm 1797, khi người định cư William Tuttle mua một khu đất rộng 300 mẫu Anh bên cạnh thị trấn Freeport. Ông đã sử dụng mảnh đất màu mỡ để xây dựng một trang trại sản xuất cho gia đình mình và cũng bắt đầu chăn nuôi gia súc. Con cháu của Tuttle đã đa dạng hóa công việc kinh doanh của gia đình, mang về cừu và bán len của họ cho các nhà máy dệt.
Gia đình nhà Tuttles không luân canh cây trồng của họ một cách hợp lý, do đó làm cạn kiệt chất dinh dưỡng của đất, gia súc và cừu ăn cỏ đã nhổ rễ cây giữ lớp đất trên cùng lại với nhau. Khi mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ hơn, một ngày nọ, gia đình phát hiện thấy mảng cát nhỏ có kích thước chỉ bằng chiếc đĩa xuất hiện trên mảnh đất của mình. Chẳng ai ngờ khởi đầu này cũng là sự kết thúc của họ.
Mặc dù cố gắng chống lại sự mở rộng của mảng cát nhỏ đó, nó vẫn tiếp tục phát triển và chẳng bao lâu, nó nuốt chửng đồng cỏ của họ và tất cả các công trình mà họ đã xây dựng. Cuối cùng, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ mái ấm gia đình và tìm kiếm tài sản ở nơi khác.
Sự đầu hàng của gia đình Tuttle chỉ là khởi đầu cho Sa mạc Maine. Vào năm 1919, một người đàn ông tên là Henry Goldrup đã mua lại trang trại với giá 300 đô la và trong vài năm sau đó, nó đã mở cửa cho công chúng tham quan như một điểm du lịch độc đáo.
Năm 1935, một ngôi nhà được xây dựng ở đây, nhưng đến nay nó đã nằm dưới lớp cát sâu 2,4 m. Một số cây thông trồng trước đó cố thích nghi với mảnh đất đang dần cằn cỗi, nhưng cuối cùng cũng phải "đầu hàng". Hiện tại, hàng thông này chỉ còn lộ phần ngọn. Thân còn lại của chúng nằm vùi dưới lớp cát sâu 15m và phù sa.
Sa mạc Maine là một trong những điểm thu hút khách du lịch chính của bang, nhưng nó cũng là một cảnh báo rõ ràng về những gì có thể xảy ra nếu đất được quản lý sai. Chăn thả quá mức và luân canh cây trồng kém là những vấn đề nghiêm trọng, cùng với biến đổi khí hậu, có nguy cơ đẩy nhanh quá trình sa mạc hóa các khu vực màu mỡ.
Làm đẹp bằng Botox, nhiều lạc đà bị cấm thi 'hoa hậu' tại Ả Rập Xê Út Cuộc thi sắc đẹp của lạc đà tại Ả Rập Xê Út đã loại 40 thí sinh vì đã được tiêm Botox và chỉnh sửa nhiều vị trí trên cơ thể. Lạc đà tham dự lễ hội Quốc vương Abdulaziz tại Ả Rập Xê Út vào năm 2020 AFP Đài Al Jazeera ngày 9.12 đưa tin giới chức Ả Rập Xê Út vừa...