Tuyên phạt 30 năm tù cho kẻ “nổ” quan hệ VIP, lừ.a đả.o chạy dự án
Long là lao động tự do, không có chức năng, nhiệm vụ gì ở Bộ Quốc phòng, nhưng anh ta đưa ra thông tin gian dối về việc có mối quan hệ với người có thẩm quyền ở Bộ Quốc phòng nên có thể xin được dự án.
Qua đó, Long chiếm đoạt của ba bị hại hơn 4,4 tỷ đồng.
Ngày 10/9, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Võ Sỹ Long (SN 1970, trú tại phường Hưng Phúc, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) về tội “ Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”. Bị hại trong vụ án là ba doanh nghiệp bị chiếm đoạt với tổng số tiề.n hơn 4,4 tỷ đồng.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, Long là lao động tự do, không có vai trò, chức năng, nhiệm vụ gì tại Bộ Quốc Phòng. Long cũng không có quan hệ gì với người có thẩm quyền quyết định việc lựa chọn nhà thầu thi công các công trình xây dựng thuộc các dự án do Bộ Quốc phòng quản lý.
Bị cáo Long tại phiên tòa ngày 10/9.
Với mục đích chiếm đoạt tiề.n của các bị hại, Long đưa ra thông tin gian dối về việc có quan hệ với lãnh đạo Bộ Quốc phòng, có thể xin được trúng thầu thi công các dự án của Bộ Quốc phòng.
Do lầm tưởng những thông tin Long nói là thật, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp đã đưa tiề.n cho Long nhờ xin cho doanh nghiệp của mình được thi công dự án.
Video đang HOT
Theo đó, qua quan hệ xã hội nên bà Lê Thị Nhự (Phó Giám đốc Công ty Trí Việt) quen biết Long. Khoảng đầu tháng 10/2015, Long cho bà Nhự xem các tài liệu liên quan đến dự án thi công và giá trị xây dựng các hạng mục công trình của Nhà máy Z113 tại tỉnh Tuyên Quang do Công ty Z113 (Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư.
Long nói có thể xin giúp công ty của bà Nhự được thi công dự án này trong một tháng với chi phí hết 1,5 tỷ đồng. Tin tưởng nên bà Nhự cùng ông Phạm Hồng Phong (SN 1960, quê Vĩnh Phúc) nhờ Long xin cho thi công dự án trên. Tổng số tiề.n bà Nhự và ông Phong đưa cho Long là 770 triệu đồng.
Ngoài ra, quá trình quen biết Long, bà Nhự còn giới thiệu ông Nguyễn Đức Sửu (Giám đốc Công ty Quỳnh Phương) với Long. Ông Sửu cũng được Long cho xem các tài liệu liên quan đến việc thi công xây dựng Nhà công vụ Dự án Nhà máy Z113 Tuyên Quang; Trạm dừng chân một bên tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và một số dự án khác do Bộ Quốc phòng quản lý.
Tin tưởng Long có mối quan hệ với lãnh đạo Bộ Quốc phòng và được hứa hẹn sẽ xin được dự án nên ông Sửu đã nhiều lần đưa cho Long khoảng 3,8 tỷ đồng…
Tại phiên tòa, bị cáo Long thừa nhận hành vi phạm tội như trên. Sau khi phân tích, đán.h giá hành vi phạm tội của Long, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo 16 năm tù về tội “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản”. Tổng hợp với bản án trước đó cũng về tội “Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản” mà Long đang phải thi hành, Hội đồng xét xử tuyên Long hình phạt chung là 30 năm tù.
Ngoài hình phạt tù, Hội đồng xét xử còn buộc bị cáo Long phải bồi thường cho bị hại số tiề.n đã chiếm đoạt.
Nhiều doanh nghiệp bị lừa chi tiề.n tỷ để 'chạy dự án'
Là lao động tự do, không có khả năng giúp doanh nghiệp nhận thầu các dự án đầu tư công, nhưng 2 bị cáo đã "múa mép" về các mối quan hệ của mình để lừa "chạy dự án".
Chiều ngày 5/9, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đình Thùy (SN 1976, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) và Vi Hồng Tiến (SN 1976, ở tỉnh Bắc Giang) lần lượt mức án 13 và 12 năm tù về tội "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản".
Trước đó, vào năm 2019, Công an Hà Nội nhận được đơn của nhiều người tố giác ông Thùy có hành vi lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiề.n "xin" dự án cho doanh nghiệp.
Quá trình điều tra xác định, các ông Thùy và Tiến là lao động tự do, không có mối quan hệ, không có khả năng giúp doanh nghiệp nhận thầu các dự án đầu tư công, nhưng đã đưa ra thông tin gian dối với người bị hại về các mối quan hệ với lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ NN&PTNT, lãnh đạo các địa phương và có thể can thiệp để xin dự án cho doanh nghiệp.
Nếu cá nhân, doanh nghiệp nào muốn nhận được dự án, ông Thùy sẽ xin giúp nhưng phải chịu chi phí. Do tin tưởng, các bị hại đã đưa tiề.n cho ông này để rồi bị lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản.
Cáo trạng nêu, từ năm 2017- 2018, ông Thùy chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng của 4 bị hại, ông Tiến chiếm đoạt 40.000 USD của 1 bị hại.
Một trong số các bị hại là ông K., ở Hà Nội. Năm 2017, ông K. quen biết và được ông Thùy tự giới thiệu công tác ở Bộ GTVT. Ông Thùy nói dối việc Bộ GTVT đang trình Chính phủ chấp thuận đầu tư nhiều dự án giao thông, sử dụng nguồn Trái phiếu Chính phủ còn dư và bị cáo có thể đứng ra xin cho doanh nghiệp trúng thầu thực hiện dự án.
Tin tưởng, ông K. đã nhờ ông Thùy xin cho một doanh nghiệp trúng thầu dự án Xây dựng tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng.
Từ tháng 6/2017- 12/2018, ông K. nhiều lần đưa tiề.n cho ông Thùy tổng số 105.000 USD và 150 triệu đồng. Sau khi nhận tiề.n, bị cáo không xin được cho doanh nghiệp trúng thầu và cũng không trả lại tiề.n cho người bị hại.
Tháng 5/2018, để "dụ mồi", bị cáo còn giới thiệu và cho ông K. xem danh mục các dự án ở Bộ NN&PTNT. Khi ông K. nhờ bị cáo xin cho trúng thầu thi công dự án Nạo vét lòng hồ Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương), bị cáo đã yêu cầu chi phí là 50.000 USD.
Khi đó, ông K. rủ bạn là ông S. (ở Đắk Lắk) cùng làm dự án, mỗi người góp 25.000 USD để đưa cho bị cáo nhờ "chạy dự án". Tuy nhiên, sau khi nhận tiề.n, ông Thùy không xin được dự án, cũng không trả tiề.n.
Theo cáo buộc, ông Vi Hồng Tiến quen biết ông Thùy từ năm 2017. Ông Tiến giới thiệu với ông Thùy rằng bản thân đang công tác ở Bộ NN&TPNT, có nhiều mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo bộ, có thể nhờ can thiệp để xin được dự án. Nếu có doanh nghiệp nào xin dự án thì ông Tiến sẽ nhờ lãnh đạo bộ để giao dự án cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp trúng thầu phải chi phí hoa hồng 3-5% tổng mức đầu tư của dự án. Số tiề.n này, hai bị cáo sẽ chia nhau.
Dù không biết chắc chắn ông Tiến có thể xin được dự án hay không, nhưng ông Thùy đã đặt vấn đề với ông N. (ở Hà Nội) về việc có cửa "chạy dự án".
Sau đó, ông N. đã nhờ bị cáo Thùy xin cho Công ty Thành An (của chị họ ông N.) trúng thầu dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải và dự án sửa chữa nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà. Bị cáo yêu cầu ông N. đưa hồ sơ năng lực công ty và nộp chi phí xin dự án là 20.000 USD/dự án.
Do tin tưởng, ông N. đã đưa cho ông Thùy 40.000 USD. Sau đó, ông Thùy đã đưa hết cho bị cáo Tiến. Nhận tiề.n, ông Tiến hứa hẹn sẽ dẫn doanh nghiệp đến gặp lãnh đạo Bộ NN&PTNN để xin dự án. Tuy nhiên sau đó ông Tiến không thực hiện lời hứa.
Quá thời hạn cam kết, doanh nghiệp vẫn không được nhận dự án, ông N. đòi tiề.n không được nên đã có đơn t.ố cá.o ra cơ quan công an.
"Nổ" là con nuôi của nguyên Giám đốc Công an tỉnh để lừa 1,8 tỷ đồng Với ý định lừ.a đả.o, Lâm đã "nổ" rằng mình là con nuôi của nguyên Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế. Lâm còn nói dối rằng, "bố nuôi" đang cần mua đất tại TP Đà Nẵng nên nhờ Lâm đi mượn tiề.n giúp... Ngày 26/8, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Lừ.a đả.o...