Tuyên dương công dân trẻ tiêu biểu TP Hồ Chí Minh năm 2019
Sáng 2-1, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tuyên dương công dân trẻ tiêu biểu TP Hồ Chí Minh năm 2019.
Đến dự có các đồng chí: Nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa ; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; PGS, TS Huỳnh Thành Đạt , Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP Hồ Chí Minh.
Cuộc vận động bình chọn, tuyên dương công dân trẻ tiêu biểu năm 2019 của Thành đoàn TP Hồ Chí Minh nhằm phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những điển hình thanh thiếu nhi sống đẹp , sống có lý tưởng , lấy người thật, việc thật để giáo dục, định hướng lối sống cho thanh thiếu nhi.
Đồng thời, là giải pháp trọng tâm thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Với mục đích đó, danh hiệu “Công dân trẻ tiêu biểu TP Hồ Chí Minh” đã trở thành động lực để các bạn trẻ phấn đấu, là giá trị cao quý mà thanh niên thành phố luôn mong muốn hướng đến.
Các gương mặt được tuyên dương công dân trẻ tiêu biểu TP Hồ Chí Minh năm 2019.
Năm 2019, từ 72 hồ sơ tham dự của các đơn vị, Hội đồng bình chọn đã xét trao danh hiệu công dân trẻ tiêu biểu TP Hồ Chí Minh năm 2019 cho 12 điển hình xuất sắc nhất trên các lĩnh vực học tập, nghiên cứu, lao động, rèn luyện và cống hiến.
Các gương gồm: Tiến sĩ Đào Nguyên Khôi, Phó trưởng Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP Hồ Chí Minh; sinh viên Hoàng Trung Hiếu, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP Hồ Chí Minh; bác sĩ Phạm Quang Thông, Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy; Nguyễn Thị Thu Diễm, Bí thư Đoàn phường Long Phước, quận 9; Ngô Quốc Anh, Bí thư Đoàn khối cơ quan UBND quận Bình Thạnh, cán bộ phòng Kinh tế quận; học sinh Phạm Tường Vân Khánh, Liên đội Phó Trường THCS An Lạc, quận Bình Tân; Thượng úy Trần Lê Bảo, Cán bộ Phòng PC04, Công an TP Hồ Chí Minh; Lê Đức Anh, Phó bí thư Đoàn, Phó giám đốc Xưởng chế biến thực phẩm Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex; Nguyễn Ngọc Hương, Phó giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Nhiên Việt; vận động viên Huỳnh Như, Trung tâm Thể dục Thể thao quận 1, Đội trưởng Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia; đôi nghệ sĩ Nguyễn Thị Hoa và Tchiu Hiển Phước, diễn viên xiếc Nhà hát nghệ thuật Phương Nam.
Qua 13 năm triển khai, TP Hồ Chí Minh đã tuyên dương 87 gương công dân trẻ tiêu biểu, tạo ra những giá trị đáng tự hào của thanh niên thành phố. Mỗi điển hình được vinh danh luôn tự ý thức rèn luyện để không chỉ xứng đáng với danh hiệu vào thời điểm được tuyên dương mà các bạn còn nỗ lực, phấn đấu một cách bền bỉ để xứng đáng với niềm tin yêu , sự kỳ vọng của xã hội .
Tin, ảnh: HÙNG KHOA
Theo QĐND
Sau 7 năm nhận “án tử”, nữ hiệu trưởng có 380 khối u quái ác vẫn... khỏe
Sau 7 năm "chiến đấu" với căn bệnh ung thư quái ác, đến nay cô giáo Ngô Kim Loan là 1 trong 14 bệnh nhân ung thư còn sống sau khi nhận "án tử" năm 2012. Chị tâm niệm, nếu cuộc đời đã cho thêm cơ hội tiếp tục sống thì mình sẽ sống đẹp như những đóa hoa...
Cô giáo Ngô Kim Loan trong chuyến đi từ thiện tại vùng cao huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: NVCC
Không để lãng phí một giây phút nào
Năm 2012, chị Ngô Kim Loan (SN 1976, trú tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) phát hiện mình mắc phải căn bệnh ung thư cổ tử cung và chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Ít lâu sau, bác sĩ còn chẩn đoán chị mắc thêm căn bệnh Lupus ban đỏ, một loại bệnh mà hệ miễn dịch chống lại các cơ quan trong cơ thể. Dù mạnh mẽ, nhưng cái tin sét đánh ngang tai ấy cũng khiến chị suy sụp. Cô giáo mầm non đang ở tuổi phát triển sự nghiệp nhưng đành phải tạm gác để chạy chữa bệnh.
Ám ảnh với bệnh tật, chị giấu diếm gia đình để không làm ảnh hưởng đến 2 con nhỏ. Nhiều đêm thức trắng, những cơn đau quằn quại đã làm chị bừng tỉnh. Chị nghĩ rằng mình không thể gục ngã dễ dàng như thế được, mình còn quá nhiều việc phải làm. Cùng thời gian đó, những sinh viên của Viện Kỹ thuật hóa học (Đại học Bách Khoa Hà Nội) đến Trường mầm non Tú Chi, nơi chị đang làm hiệu trưởng để xin nhờ nơi nấu ăn cho các bệnh nhân ung thư. Trân trọng nghĩa cử cao đẹp đó, chị đã tham gia sinh hoạt cùng các bạn trẻ.
Chương trình nấu cơm từ thiện của nhóm sinh viên Đại học Bách Khoa phải dừng lại sau một tháng thực hiện tại Bệnh viện K Hà Nội cơ sở Tam Hiệp. Lý do là Bệnh viện K đã có rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đến làm từ thiện, phát cơm cho các bệnh nhân nghèo. Hơn nữa, các bạn ấy nhà xa, sức lực có hạn nên không thể duy trì được lâu. Thế nhưng chị thì không thể dừng lại bởi thời gian sống của chị đang được đếm ngược từng ngày.
Xuất phát từ chính bản thân khi là một bệnh nhân ung thư, hàng tháng đều phải đến bệnh viện thăm khám nên chị đã đi khảo sát thực tế công tác từ thiện tại đây. Thế là thay vì phát cơm hộp chị đã chuyển sang tặng sữa hộp cho các bệnh nhân ung thư. Thấy các người bệnh hào hứng đón nhận, chị càng tích cực hơn trong những hoạt động từ thiện, những chương trình cộng đồng.
Sau nhiều năm phát sữa miễn phí tại bệnh viện, cô giáo Kim Loan nhận ra rằng còn rất nhiều nơi khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt là các điểm trường miền núi rất cần được giúp đỡ. Vậy là chị nhanh chóng lên ý tưởng rồi kêu gọi mọi người thực hiện những chuyến đi đem đến yêu thương đến cho trẻ em nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng biên giới xa xôi như Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La...
Cô giáo Kim Loan kể cho chúng tôi nghe về kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến thiện nguyện tại điểm trường mầm non Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. "Lần đó chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả những đồ thiện nguyện mang đến cho điểm trường Lóng Sập. Nhưng khi đến nơi mới biết rằng có 37 em học sinh cấp 1 đang học chung địa điểm với trường mầm non. Tôi nhớ lúc đó khi đoàn từ thiện bước vào các em cấp 1 đứng hai hàng đón chào. Những khuôn mặt thơ ngây, đôi bàn tay nhỏ xíu chờ đợi nhưng chúng tôi lại không có quà cho các bạn ấy. Điều này khiến tôi rất trăn trở và phải họp nhóm, góp tiền để nhờ các thầy cô mua quà cho 37 bạn học sinh cấp 1", chị Loan chia sẻ.
Truyền năng lượng tích cực
Các cụ già tại trại phong Minh Phú cảm thấy được an ủi, chia sẻ trong mỗi lần chị Loan và đoàn từ thiện đến thăm.
Hiện cô giáo Ngô Kim Loan đang là chủ nhiệm Câu lạc bộ các trường mầm non tư thục huyện Thanh Trì. Câu lạc bộ không chỉ là nơi trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên mà còn là những thành viên tích cực trong những chương trình hỗ trợ cộng đồng mà chị khởi xướng. Song song với đó, chị còn là hiệu trưởng 3 cơ sở Trường mầm non tư thục Tú Chi với gần 200 học sinh. Không chỉ bận rộn với công việc quản lý, mỗi tuần chị vẫn đứng lớp trực tiếp dạy kỹ năng sống cho học sinh. Điều mà tất cả các giáo viên và các học sinh ở đây luôn thấy đó là sự vui vẻ, lạc quan, nguồn năng lượng tích cực tỏa ra nơi chị.
Chị Loan tâm sự, cứ sau 18 tháng, các khối u sẽ phát triển chèn lên dây thần kinh khiến chị phải phẫu thuật. Sau 3 ca mổ, 380 khối u trong cơ thể chị chỉ mới loại bỏ được 30 khối. Mỗi lần phẫu thuật là mỗi lần chị đánh cược với mạng sống của mình. "Thực lòng mà nói, tôi không sợ căn bệnh ung thư. Tôi là 1 trong 14 ca bệnh nhân ung thư còn sống cho đến bây giờ sau khi phát hiện bệnh từ năm 2012. Nếu cuộc đời đã cho tôi một cơ hội tiếp tục sống thì tôi sẽ sống tốt, sống đẹp", cô giáo Loan chia sẻ.
Dù phải "chiến đấu" với căn bệnh ung thư suốt 7 năm qua nhưng chưa lúc nào chị Loan từ bỏ thông điệp và hành động mang yêu thương đến cho cuộc đời. Gần đây nhất, chị và các giáo viên mầm non đã có một chuyến đi đến trại phong tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) để thăm những cụ già neo đơn bị cụt tay chân vì bệnh phong. Đoàn của chị đã mang bánh chưng, chăn ấm cùng tấm lòng để san sẻ nỗi yêu thương với những phận người của trại phong. Chị và đoàn tình nguyện viên còn cùng các cụ già đào sắn, xới đất trồng cây rồi quét dọn. Sau đó, chị mang số sắn đó xuống Hà Nội để bán rồi lại dùng số tiền đó mua thức ăn và đồ dùng cá nhân cho các cụ...
Trong cuộc trò chuyện, nhiều lúc chị Loan phải dừng lại để nghỉ vì mệt. Những khối u đã di căn lên các cơ quan nội tạng và chèn vào dây thần kinh khiến chị không thể nằm được, thậm chí phải ngủ ngồi. "Ngày nào còn thở, được làm việc, được cống hiến, ngày ấy với tôi vẫn là một ngày tuyệt vời. Ung thư chỉ là một trải nghiệm khiến cuộc sống của tôi hạnh phúc hơn", cô giáo giàu nghị lực ấy cười tươi.
Chị Ngô Kim Loan quan niệm, dù xã hội có hiện đại đến đâu thì giáo dục cũng vẫn tuân theo triết lý truyền thống "tiên học lễ, hậu học văn". Vì thế, rất nhiều trẻ ở mầm non Tú Chi thường xuyên được cô giáo cho đi cùng trong các buổi phát cơm từ thiện tại bệnh viện. Ban đầu các em học sinh còn ngại ngùng và có chút sợ hãi nhưng qua những câu chuyện nhân văn, các em đã dần nhận ra được giá trị của hạnh phúc. Các em biết quan tâm, hỏi han và chia sẻ với những bệnh nhân nhỏ tuổi. Đây là một trong những điều mà cô Hiệu trưởng trường mầm non Tú Chi luôn tự hào.
Theo giadinh.net
Ông Ngô Minh Hải làm Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam TP.HCM nhiệm kỳ 2019-2024 Sáng 3/11, Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam TP.HCM lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019 -2024 chính thức khai mạc. Nhiều nội dung quan trọng được đại hội thống nhất - Nguồn: Thành Đoàn TP.HCM Đại hội nhằm tổng kết, kiểm điểm kết quả hoạt động nhiệm kỳ 2014 - 2019; thảo luận, hiệp thương thống nhất...