Tuổi thơ dữ dội: Đang trưa nắng nghịch cháy cây rơm bên hiên nhà, báo hại mọi người phải dậy dập lửa
Chỉ những ai lớn lên từ thôn quê, con nhà nông mới có trải nghiệm như phim hành động này nhé!
Những người con ‘gốc rơm, gốc rạ’ chắc hẳn không xa lạ với hình ảnh cây rơm cao đặt bên góc nhà, vừa làm dụng cụ nhóm lửa, vừa là thức ăn cho gia súc vào những ngày mưa dầm. Không chỉ vậy, cây rơm cao còn giúp heo, gà có chỗ ngủ ấm, có chỗ đẻ trứng. Với lũ trẻ miền quê, cây rơm được đơm cao thỉnh thoảng là nơi chơi trốn tìm, bao nhiêu trò nghịch cũ từ đây mà ra.
Sau mỗi mùa thu hoạch, xác cây lúa được phơi khô, nhiều gia đình tranh thủ gom về đơm thành cây rơm để cạnh hiên nhà. Hình ảnh đặc trưng của thôn quê và khơi gợi cả bầu trời kí ức tuổi thơ cho những thế hệ 8X, 9X.
Cây rơm gắn liền với bao thế hệ 8X, 9X
Thế nhưng, chuyện đặt cây rơm bên hiên nhà lắm lúc cũng xảy ra những sự cố dở khóc dở cười. Như chuyện cu cậu dưới đây, trưa nắng trong khi mọi người đang say giấc thì chẳng hiểu thì lý do gì, anh chàng cũng đám bạn lại ra cây rơm nghịch ngợm.
Vì nghịch bậy khiến cả nhà tá hỏa…
Nghịch một lúc cây rơm phát hỏa, cháy lan gần hết lúc này cả gia đình mới đùng đùng phát hiện. Không ai bảo ai thi nhau lấy nước dậy lửa giữa trưa nắng nóng. Bực đám con nít một phần, người lớn có lẽ cũng đang tiếc đứt ruột cây rơm cao sẽ dùng được biết bao nhiêu là việc.
Video đang HOT
Tuổi thơ dữ dội của nhiều người là đây
Đám cháy được dập trong tích tắt vì rơm nhanh bén lửa nhưng cũng dễ dập khi gặp nước. Chỉ có đám trẻ là sợ hú vía, sau lần này, chắc gì còn cây rơm để tụ tập chơi đùa…
"Hội bỉm sữa" đau đầu chuyện giao con cho ông bà nuôi, bỗng ầm ầm tán thưởng vì được ông bố trẻ nói hộ quan điểm
Đứng trước câu hỏi "Có nên giao hết quyền nuôi con cho ông bà", anh Hiếu (sống tại Hà Nội) cho rằng ông bà có thể hỗ trợ phần "thân" chứ không phải phần "trí".
Anh Hiếu cho biết, chắc hẳn khi nói ra điều này, rất nhiều ông bà sẽ noi rằng "Bố, mẹ nuôi con lớn như thế này, sao lại không nuôi nổi cháu?". Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm cũng như kiến thức học hỏi, nghiên cứu của mình, bố Ken đưa ra 4 lý do không nên giao hết quyên nuôi con cho ông bà như sau:
Thứ nhất, cuộc sống thay đổi một cách chóng mặt, quan điểm của thế hệ 8x khác xa 9x, thế hệ chúng ta đã khác với ông bà thì con cái của chúng ta càng khác. Đâu đó vẫn có các ông bà vô cùng tiên tiến, nhưng đại đa số rất cổ hủ. Sao có thể sử dụng tư duy cũ để truyền tải thông điệp cho thế hệ trẻ?
Bé Ken luôn được sống trong sự chăm sóc và dạy dỗ chu đáo của bố và mẹ (Ảnh: NVCC)
Thứ hai, hãy nhớ tình yêu thương ông bà dành cho cháu là một tình yêu tuyệt đối và dễ dẫn đến sự tiêu cực, chiều thái quá. Điều đó tạo nên một vỏ bọc vô cùng chắc chắn, để rồi con cái đi ra sẽ nhút nhát, 2,3 tuổi thậm chí 4 tuổi vẫn bắt bế bình thường.
Thứ ba, khi bố mẹ nghiêm khắc với con, ông bà lại nuông chiều sẽ có câu chuyện rằng: "Bà cháu nói xấu về bố mẹ". Đây là chuyện có thật mà bố Ken đã nghe thấy, các con bảo bố mẹ khó tính, bố mẹ không yêu con.... Nếu như ông bà có thể dạy con về lòng biết ơn thì rất tốt, còn ùa vào con thì hậu quả khôn lường.
Cuối cùng, cũng do ông bà ngày xưa không có điều kiện. Nên hay có tư duy nhìn thấy cái lợi trước mắt. Tiết kiệm là đúng, nhưng nhiều khi tiết kiệm quá cũng ảnh hưởng đến cuộc sống giới trẻ.
Anh Hiéu luôn đồng hành và dạy dỗ con trong mọi khoảnh khắc cuộc sống (Ảnh: NVCC)
"Mình tin gần như 100% các chị em sống chung, đều bất đồng vời bà trong việc này. Với tư duy này rất khó kiến tạo một em bé mạnh bạo, hào phóng, sống cho đi được.
Mình nhớ đến cậu em ngày xưa ở trọ cùng, cũng nhiều bạn bè mình chứng kiến cậu ấy. Đến khi học đại học bà vẫn gọi điện 2-3 lần mỗi ngày, cậu cố tình không nghe máy, bà lại gọi cho mình, nhiều lần thấy bà bị cậu cáu mà buồn. Thực sự cậu là một công tử hiền lành, tốt bụng nhưng khả năng tự lập quá kém.
Ngoài ra, mình còn gặp trường hợp anh hàng xóm đưa con đi học. Gần như các buổi sáng Ken tự đi bộ với mẹ 700m đến trường và ăn sáng cùng các bạn. Chiều bố đón về đi bộ từ bãi xe. Trong khi bé hàng xóm đã 4 tuổi, mẹ phải ôm khư khư, bố phải quạt cho con mát.
Mình tưởng bé mệt, bố mẹ phải đưa đi đâu. Nhưng hỏi ra mới biết, bố mẹ đưa bé đi học, nhưng con không chịu. Lúc nào cũng đòi bế, bình thường bé ở cùng bà trong khi bố mẹ đi làm cả ngày mới về", anh Hiếu tâm sự.
Ống bố trẻ cho rằng, ông bà có thể hỗ trợ phần "thân", chứ không phải phần "trí" (Ảnh: NVCC)
Theo đó, bố Ken cũng bày tỏ quan điểm rằng, nên có thêm tình yêu thương của ông bà, chứ không hoàn toàn giao con cái cho cho ông bà nuôi dạy. Ông bà có thể hỗ trợ phần "thân" đó là việc tắm rửa, ...chứ không phải phần "trí".
"Ngày xưa khi có bầu, 2 vợ chồng mình đã xác định sẽ cùng nhau chăm con rồi. Ông bà hỗ trợ đó là điều mình cần biết ơn. Đã có lúc mình thấy ảnh hưởng rõ rệt, nên phải nói khéo bà cứ về quê chăm ông, ông ở nhà mình buồn, thi thoảng con chở Ken về. 2 vợ chồng con lo được thì bà mới chịu về quê.
Ông bà có thể trao cho cháu tình yêu thương, nhưng mọi thứ sẽ trong giới hạn. Ví dụ việc ôm ấp,...và khi ông bà đồng ý với những giới hạn và nguyên tắc, gắn với mục tiêu nuôi dạy con của mình thì sẽ đồng ý. Còn nếu chỉ mục tiêu cho con ăn no như ngày xưa thì không", bố Ken nhấn mạnh.
Con cái là ưu tiên không phải là lựa chon, do đó anh Hiếu cũng bày tỏ rằng, sinh con ra thì dễ nhưng để giáo dục con thế nào mới là khó. Ba mẹ sẽ nhận, cũng như cảm ơn sự hỗ trợ về vật chất và tình yêu của ông bà cho cháu. Nhưng về giáo dục thì bố mẹ luôn phải theo sát và định hướng cho con, có như vậy con sẽ lớn lên với một tương lai khác.
Chiếc quạt cổ lồng tròn 360 độ khiến bao người trầm trồ, song đến khúc hỏi "Quạt có mát không" thì tranh cãi ầm ĩ Người thì bảo chiếc quạt cổ lạ lùng này mát hơn điều hòa, nhưng có người quả quyết rằng đã được trải nghiệm tận mắt, không thấy nó mát mà lại còn nguy hiểm. Chắc hẳn đến bây giờ nhiều gia đình vẫn còn lưu giữ một vài món đồ "cổ lỗ sĩ", đặc trưng cho cuộc sống sinh hoạt thời bao cấp...