Tunisia ấn định thời điểm bầu cử quốc hội vòng hai
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông – Bắc Phi, Cơ quan Bầu cử cấp cao độc lập (ISIE) của Tunisia ngày 23/1 cho biết nước này sẽ tổ chức bầu cử quốc hội vòng hai vào ngày 29/1 tới.
Cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội Tunisia tại điểm bầu cử ở Tunis. Ảnh tư liêu: THX/TTXVN
Tuyên bố của ISIE nêu rõ các điểm bỏ phiếu trên toàn quốc sẽ mở cửa cho cử tri vào 8h00 ngày 29/1 (theo giờ địa phương, tức 14h00 theo giờ Việt Nam) và đóng cửa vào lúc 18h00 cùng ngày. ISIE hy vọng sẽ có thêm nhiều người Tunisia đến các điểm bỏ phiếu vì trong vòng bầu cử đầu tiên, diễn ra vào ngày 17/12/2022, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp, chỉ đạt 11,22% trong tổng số hơn 9 triệu cử tri đã đăng ký và chỉ bầu được 23 ứng cử viên.
Vòng bầu cử thứ hai sẽ cố gắng xác nhận 131 ghế trong quốc hội gồm 161 thành viên, trong khi không có ứng cử viên nào tranh cử 7 ghế dành cho các khu vực bầu cử ở nước ngoài.
Tháng 12/2021, Tổng thống Tunisia Kais Saied xác nhận kế hoạch tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến pháp vào tháng 7/2022, trước khi tổ chức bầu cử quốc hội vào cuối năm 2022. Trước đó, vào tháng 3/2022, ông Saied tuyên bố giải tán Quốc hội Tunisia.
Cuộc bầu cử Quốc hội Tunisia vòng một diễn ra sau 3 tuần vận động tranh cử hầu như không gây chú ý với rất ít áp phích trên đường phố và không có cuộc tranh luận nghiêm túc nào về vấn đề phục hồi kinh tế.
Sự kiện diễn ra gần một năm rưỡi sau khi Tổng thống Kais Saied giải tán quốc hội và sau nhiều tháng bế tắc chính trị cũng như khủng hoảng kinh tế trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19.
Lạm phát tại Tunisia hiện ở mức khoảng 10%. Tình trạng thiếu sữa, đường và xăng thường xuyên xảy ra, kéo theo làn sóng di cư ngày càng tăng.
Cử tri Tunisia bỏ phiếu bầu Quốc hội
Ngày 17/12, cử tri Tunisia đã bắt đầu đi bỏ phiếu, tham gia cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên kể từ khi Hiến pháp mới được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý cuối tháng 7 vừa qua.
Cử tri Tunisia bỏ phiếu tại điểm bầu cử Quốc hội ở thủ đô Tunis ngày 6/10/2019. Ảnh tư liệu, minh họa: THX/TTXVN
Trong cuộc bầu cử lần này, lần đầu tiên người dân Tunisia sẽ bỏ phiếu cho các ứng cử viên độc lập thay vì theo danh sách đảng phái. Trong khi đó, nguyên tắc bình đẳng giới, được áp dụng vào năm 2016, đã bị bãi bỏ, dẫn đến khả năng Quốc hội tiếp theo của Tunisia sẽ chỉ bao gồm các đại diện là nam giới.
Theo Cơ quan Bầu cử Tunisia, 5 đảng và khoảng 1.500 ứng cử viên độc lập đã được chấp nhận tham gia tranh cử. Tuy nhiên, 12 đảng phái, trong đó có đảng Ennahda Hồi giáo có nhiều ảnh hưởng, đã quyết định tẩy chay bầu cử. Dư luận cho rằng cuộc bầu cử sẽ giúp Tổng thống Kais Saied củng cố quyền lực, điều mà phe đối lập chỉ trích là sẽ dẫn đến nền cai trị độc tôn đối với một quốc gia đã từ bỏ chế độ độc tài vào năm 2011.
Trước đó, ngày 15/9, Tổng thống Saied đã ban hành một sắc lệnh về sửa đổi luật bầu cử ở Tunisia được cho là làm giảm đáng kể vai trò của các đảng chính trị sẽ tham gia vào cuộc bầu cử lập pháp. Sắc lệnh có nhiều thay đổi lớn so với Luật Bầu cử được áp dụng từ tháng 5/2014, trong đó có việc hủy bỏ hệ thống bầu cử dựa trên danh sách các chính đảng để thay thế bằng hệ thống bầu cử trực tiếp dựa trên cá nhân. Ngoài ra, sắc lệnh mới cũng quy định giảm số ghế trong Quốc hội từ 217 ghế xuống còn 161 ghế, đồng thời nâng tổng số đơn vị bầu cử lên 161 (bao gồm 151 đơn vị ở trong nước và 10 đơn vị dành cho công dân sinh sống ở nước ngoài). Số ghế quốc hội dành cho mỗi tỉnh cũng khác nhau, tùy theo quy mô dân số.
Các sửa đổi còn bao gồm các điều kiện đối với ứng cử viên và cử tri, việc giới thiệu và tiến cử ứng cử viên, bãi nhiệm những nghị sĩ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm các quy tắc ứng xử nhất định. Theo quy định mới, các ứng cử viên phải là công dân Tunisia từ 23 tuổ.i trở lên, không có tiề.n án tiề.n sự và không phải là thành viên chính phủ, người đứng đầu Văn phòng chính phủ, thẩm phán, người đứng đầu các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự, thống đốc tỉnh, các quan chức chính quyền cấp tỉnh, lãnh tụ Hồi giáo, chủ tịch các câu lạc bộ và hiệp hội thể thao... Nếu muốn tranh cử, các ứng viên thuộc các đối tượng trên sẽ phải từ bỏ chức vụ ít nhất một năm trước đó.
Tunisia: Bắt đầu bỏ phiếu trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp Ngày 25/7, người dân Tunisia đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp để mở đường cho việc trao nhiều quyền lực hơn cho Tổng thống Kais Saied. Cử tri đi bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Tunis, Tunisia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Khoảng 11.000 điểm bỏ phiếu trên khắp quốc gia Bắc Phi này...