Tư vấn cách tiết kiệm cước viễn thông cho sinh viên
Hầu hết sinh viên đều có nhu cầu gọi điện, nhắn tin và truy cập Internet nhiều. Theo đó, cước viễn thông trở thành là khoản chi không nhỏ trong ngân sách vốn eo hẹp của giới trẻ. Làm thế nào để giảm chi mà vẫn có thể “xài” thoải mái là câu hỏi của không ít bạn.
Bước vào cuộc đời sinh viên, nhiều bạn trẻ mới bắt đầu sử dụng điện thoại di động. Việc chưa có kinh nghiệm trong lựa chọn gói cước, chưa biết cách kiểm soát cước phí và tận dụng khuyến mãi khiến không ít người hoảng hốt khi phát sinh cước phí “khủng”. Thậm chí, ngay cả những bạn đã nhiều năm liên lạc bằng thiết bị này vẫn đôi lúc đặt câu hỏi tại sao cước viễn thông của mình thường gấp 2-3 lần người khác trong khi đã rất dè xẻn.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ và những tư vấn, hướng dẫn cách tiết kiệm, quản lý cước viễn thông hiệu quả.
Em vừa đỗ vào đại học Bách Khoa, Hà Nội, gia đình thưởng cho em một chiếc điện thoại. Hiện nay các nhà mạng đều có nhiều gói cước quá nên em băn khoăn không biết dùng loại nào để phù hợp với nhu cầu và tiết kiệm nhất? (Nguyễn Công Hải, Hưng Yên)
Chúc mừng em vừa vượt vũ môn thành công và trở thành tân sinh viên.
Em nên dùng sim sinh viên, đây là gói cước có rất nhiều khuyến mãi mà nhà mạng dành riêng cho đối tượng học sinh, sinh viên. Đơn cử, khi dùng sim sinh viên của VinaPhone, em sẽ được ưu đãi tổng thể trên cả 3 phương diện: cước thoại, tin nhắn và truy cập Internet trên di động, theo đó cước phí hằng tháng sẽ tiết kiệm được đáng kể.
Cụ thể, em sẽ được tặng 30.000 đồng một tháng để gọi điện, nhắn tin đến thuê bao di động VinaPhone, cố định VNPT và MobiFone; nhận 20.000 đồng một tháng để sử dụng GPRS và 25 tin nhắn MMS nội mạng. Nếu có nhu cầu nhắn tin nhiều, em có thể đăng ký Gói S30 – chỉ 2.000 đồng được 30 tin nhắn nội mạng sử dụng trong ngày. Cách thức đăng ký Gói S30 cũng rất đơn giản. Em chỉ cần soạn tin nhắn S30 và gửi tới 900. Tối đa một ngày em chỉ được đăng ký 2 lần với 60 tin nhắn nội mạng miễn phí. Cước truy cập Internet không giới hạn được giảm 30%. Cước gọi đến 5 thuê bao cố định, di động thân thiết cũng như cước dịch vụ cuộc gọi nhỡ, nhạc chuông “hot”… đều được ưu đãi lớn…
Để dùng gói cước này, em cần mua một chiếc sim trắng, sau đó mang giấy báo trúng tuyển đại học đến các Điểm giao dịch của VinaPhone để đăng ký.
Vì điều kiện kinh tế nên trước mắt, bố mẹ chưa thể mua laptop cho em. Hiện nay, em thường truy cập Internet trên điện thoại di động. Nhưng em thấy kiểm soát cước phí khó quá, mỗi lần vào mạng rồi lại kiểm tra tài khoản data thấy rất bất tiện. Một vài tháng, em đã bị phát sinh cước cả trăm nghìn đồng, xin chuyên gia tư vấn cách tiết kiệm, quản lý cước Mobile Internet mà không phải dùng quá dè xẻn? Em đang dùng sim của VinaPhone và không muốn đổi số. Em xin cảm ơn. (Nguyễn Phúc Anh, Bắc Ninh)
Trong trường hợp này, em nên đăng ký các gói Mobile Internet không giới hạn của nhà mạng. Là thuê bao sinh viên của VinaPhone, em có thể sử dụng gói cước MAXS dành riêng cho khách hàng học sinh, sinh viên của nhà mạng này. Đây là gói cước truy cập Internet không giới hạn trên điện thoại di động nên em sẽ không lo phát sinh cước phụ trội nữa. Với 35.000 đồng hằng tháng, em được sử dụng đến 600 Mb ở tốc độ cao nhất, lưu lượng phát sinh truy cập ở tốc độ bình thường và không bị tính phí. Để đăng ký, em chỉ cần soạn tin MAXS ON gửi 888.
Video đang HOT
Em đã dùng sim sinh viên của VinaPhone 2 năm nay, nhờ ưu đãi nhiều nên cước viễn thông hằng tháng của em cũng không lớn. Nhưng điều em băn khoăn là số lượng thuê bao thân thiết được gọi giá rẻ chỉ có 5, trong khi em cần liên lạc thường xuyên với rất nhiều bạn? Xin tư vấn cho em giải pháp phù hợp, em chỉ dùng một sim vì không có máy phụ? Em cảm ơn. (Quỳnh Chi, Hà Nội)
Có nhu cầu liên lạc với nhiều bạn bè, muốn tiết kiệm cước phí, em có thể tham gia tính năng cộng đồng dành riêng cho thuê bao học sinh, sinh viên của chính nhà mạng mà em đang sử dụng dịch vụ. Cụ thể, khách hàng học sinh, sinh viên tại cùng 1 tỉnh, thành phố (Zone) khi đăng ký tính năng Cộng đồng của VinaPhone sẽ được hưởng ưu đãi giảm cước khi gọi cho nhau với mức cước chỉ còn 590 đồng một phút – giảm 50% so với mức cước hiện hành. Để đăng ký, em chỉ cần soạn tin “SV_tentinh” gửi 900. Như vậy, em có thể gọi cho tất cả bạn bè trong cùng thành phố với mức cước rất ưu đãi.
Theo TPO
Nhà mạng 'luộc' tiền khách hàng: Độc giả nổi giận...
Sau khi Đất Việt đăng tải bài viết "Nhà mạng "luộc" tiền khách: Không muốn mất phí thì đừng dùng!" và "DN viễn thông lãi chục nghìn tỷ vẫn tăng 3G,"luộc" tiền khách" đã khiến nhiều độc giả bức xúc và đưa nhiều ý kiến trái chiều về hiện trạng này.
Với hai nhà mạng Mobiphone và Vinaphone, khách hàng phản ánh tình trạng tự cài đặt ứng dụng "đặt bẫy" khách hàng.
Với dịch vụ SuperSIM và LiveInfo của MobiFone, IOD của VinaPhone được cài sẵn trên sim điện thoại cho phép tải thông tin và tính phí. Điều đáng nói các dịch vụ này không hề niêm yết giá cước, không có thông tin cảnh báo giá cước.
Với việc "cài bẫy" này, nhiều khách hàng đã bị trừ tiền oan, còn nhà mạng nghiễm nhiên thu về cả ngàn tỉ. Dịch vụ này là dịch vụ mở tự động nghĩa là khách hàng buộc phải dùng?
Trả lời câu hỏi này, nhân viên tổng đài giải thích: "Đúng. Nếu khách hàng không muốn bị trừ tiền thì có thể không kích hoạt vào dịch vụ".
Nhân viên tư vấn tổng đài Vinaphone thì giải thích dịch vụ IOD là dịch vụ truy vấn được cài sẵn trên sim. Nhân viên này cho biết không thể giải thích cho khách hàng dịch vụ này là gì, mà chỉ cung cấp đây là dịch vụ tích hợp cung cấp các thông tin giải trí...
Dịch vụ tích hợp ứng dụng cũng được cài sẵn trên sim của Vinaphone, MobiFone để "cài bẫy" khách hàng
Nhân viên này cũng thừa nhận: "Đây là dịch vụ nhà mạng mặc định cài sẵn trên sim, và không đưa ra cảnh báo. Khi khách hàng kích hoạt thì nghiễm nhiên là bị trừ tiền".
Bức xúc trước thực trạng ấy, độc giả asondo chia sẻ: " Nói thật lòng từ lâu tôi mất tiền rất nhiều, nhưng mỗi lần mỗi ít nên không để ý hay không tính toán làm gì.
Có một lần mất mười mấy ngàn đồng tôi có gọi lên tổng đài Mobifone nhưng cô nhân viên nói vòng vo một hồi rồi chán nản ừ đại cho xong. Nói chung là khách hàng phải chịu thiệt thôi, rồi từ đó mỗi lần gọi xong kiểm tra tài khoản liền thì hình như không mất nữa. Chứ còn không thường xuyên kiểm tra thì tiền trong tài khoản cứ mất nhưng mình không biết.. từ đâu?".
Nhiều người cho rằng những dịch vụ của nhà mạng mang tính lừa đảo. Độc giả với nick name Tuan viết: "Trên cả lừa đảo và chiếm đoạt nữa, tôi thấy có nhiều dịch vụ rườm rà quá làm sai với yêu cầu khách hàng.
Có rất nhiều dịch vụ khi ký hợp đồng sử dụng kh không yêu cầu hay đăng ký nhưng đều cứ chịu phí như chơi,... dân ta nên quay trở về dùng hình thức thông báo với nhau bằng truyền miệng thôi, gửi thư lâu lâu một tý còn có ý nghĩa hơn.
Đất nước thì còn nghèo cứ chặt chém thế này cuối năm lại được thưởng cao, có đâu ra. Việt Nam chúng ta đừng có tắt điện chiếu sáng tiết kiệm nữa mà các bạn từ già đến trẻ nghĩ đi một tý, bớt cầm và nhìn điện thoại đi một giờ/ngày để xem cứ mỗi tết về khi phát thưởng có giống như Bank thời nay không".
Nhiều độc giả nhân sự việc này còn chỉ ra những lỗ hổng của mạng di động. Độc giả Trần Thanh Phong viết: "Ví dụ: Cài đặt GPRS, thao tác cài đặt sẽ bị trừ phí 15.000đ ngay lập tức dù cho có cài đặt thành công hay không. Điều này thật vô lý. Trước đây, gia đình tôi sử dụng mạng Mobifone. Có thời gian bị chuyển đổi phân nữa tài khoản chính sang tài khoản khuyến mãi. khi hỏi thì nhân viên tổng đài trả lời là do quy định của công ty!
Trải qua thời gian dài sử dụng mạng Mobifone có rất nhiều phiền toái. Dịch vụ LifeInfo của họ nổi trên máy liên tục với nhiều thông tin nhảm nhí. khi vô tình bấm vào thì sẽ bị mất tiền ngay lập tức. Suốt ngày các thông tin nhảm nhí cứ hiện lên làm điện thoại nhanh chóng bị hết pin chỉ trong vòng 24h. Thấy quá nhiều phiền phức, giờ đây gia đình tôi không còn sử dụng mạng Mobifone nữa".
Sau bài viết Nhà mạng "luộc" tiền khách: Không muốn mất phí thì đừng dùng!, cư dân mạng lại một lần nữa bức xúc với bài "DN viễn thông lãi chục nghìn tỷ vẫn tăng 3G,"luộc" tiền khách".
Được biết, năm 2013, doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) ước đạt 119.000 tỷ đồng, doanh thu của Vietel là 163.000 tỷ đồng, mức lợi nhuận lần lượt là 9.270 tỷ đồng và 26.400 tỷ đồng, gấp 3 lần lợi nhuận của VNPT. Mặc dù lãi lớn nhưng cả Vietel, MobiFone, Vinaphone năm vừa qua đều tăng cước 3G và bị tố ăn chặn tiền của khách hàng.
Ngày 16/10, giá cước 3G của cả ba nhà mạng lớn Vinaphone, Viettel, MobiFone đã đồng loạt tăng trung bình 20%, trong đó có gói cước tăng 40% thậm chí tăng 300%.
Mặc dù tăng giá nhưng chất lượng 3G tậm tịt khiến người dùng bức xúc, làn sóng tẩy chay 3G diễn ra phổ biến. Sau nửa tháng tăng giá, ngày 1/11, ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng thừa nhận, dù giá 3G ở Việt Nam đang khá rẻ nhưng chất lượng 3G lại đang "có vấn đề" vì lúc xem rất tốt, lúc lại chập chờn, thậm chí có lúc 3G "tậm tịt" hẳn.
Ngày 16/10, giá cước 3G của cả ba nhà mạng lớn Vinaphone, Viettel, MobiFone đã đồng loạt tăng trung bình 20%, trong đó có gói cước tăng 40% thậm chí tăng 300%.
Không những thế, 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone, MobiFone còn tự ý tích hợp ứng dụng trên sim của các nhà mạng cho phép tải thông tin và tính phí nhưng không niêm yết rõ ràng, chính xác giá cước, không có thông tin cảnh báo về giá cước, không cho phép người sử dụng xác nhận đồng ý, không đồng ý tải dịch vụ với mức phí được đưa ra tồn tại thu về hàng trăm tỷ đồng.
Bức xúc trước vấn đề này, nhiều độc giả có những ý kiến trái chiều phản ánh.
Độc giả có tên Hai Lúa viết: "Ở các nước văn minh kinh doanh kiểu độc quyền hoặc thông đồng dùng chiêu " bẩn " kiếm lợi nhuận khủng thức chất là không công bằng với mức lương trong xã hội sẽ bị tuýt còi và bị phạt rất nặng. Còn ở Việt Nam thì điều đó diễn ra ngang nhiên
Cục Quản lý cạnh trạnh và hội bảo vệ người tiếu dùng đang ở đâu, làm gì sao không thấy lê tiếng nhỉ?"
Nhiều người tuyên bố không dùng dịch vụ 3G nữa, độc giả có tên Đ.Đạt viết: "Tôi vừa đi cắt không sử dụng mạng 3G rồi . Định cắt nốt mạng viettel nhưng sang mạng khác thì cũng cá mè một lứa đồng giá cước kiểu thông đồng độc quyền".
Có độc giả bức xúc nói: "Tôi thấy các cơ quan chức năng nào, người có trách nhiệm nào nêu ý kiến việc xử lý các nhà mang tự ý tích hợp các dịch vụ vào sim để "ép" người tiêu dùng sử dụng nhằm thu lợi bất chính hàng trăm tỉ đồng. Hành vi này có vi phạm pháp luật không, tôi cho rằng đây là hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng cần thiết phải đưa ra pháp luật
Tuy nhiên bên cạnh đó, lại có một số ý kiến trái chiều về vấn đề này, độc giả có tên Lê Mạnh Hùng chia sẻ: "Thật ra các bạn phải nhìn nhận lại, các doanh nghiệp viễn thông nhà nước đang sử dụng tốt nguồn vốn.
Nếu cứ cho không, rẻ thì làm sao mà có tiền đi đầu tư nước ngoài mang danh tiếng Việt Nam đến thế giới được. Ít nhất các doanh nghiệp viễn thông còn làm ăn có lãi không như Vinashin... cứ cho là chúng ta dùng đắt đi nhưng nhờ đó mà các doanh nghiệp như Viettel đầu tư được nhiều hơn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ đó làm ngân sách cho quốc phòng bớt đi gánh nặng".
Theo Baodatviet
Nhà mạng nào cũng vi phạm Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) vừa công bố kết quả thanh tra diện rộng về quản lý thuê bao trả trước (TBTT). Thực tế cho thấy nhà mạng nào cũng có sai phạm... Quản lý thuê bao trả trước cần có những chính sách phù hợp. Ảnh: Thanh Hải Nhiều sai phạm Trong đợt thanh tra diện rộng vừa...