Từ 1/1, chỉ giữ phương tiện của người điều khiển nguy hiểm
Từ ngày 1/1/2014, hàng loạt quy định liên quan đến xử phạt vi phạm giao thông, tăng lương tối thiểu, tăng phí giao thông đường bộ… có hiệu lực.
Nghị định 171/2013 (Nghị định 171) của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) khẳng định mức xử phạt đối với hầu hết các hành vi vi phạm không tăng mà được giữ nguyên như các nghị định trước đây (Nghị định 34/2010 và Nghị định 71/2012).
Đặc biệt, Nghị định 171 đã giảm mức xử phạt đối với nhiều hành vi vi phạm. Trong đó, mức phạt đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên đổi chủ phương tiện giảm còn 100.000-200.000 đồng với mô tô, xe máy (mức phạt trước đây là 800.000 đến 1,2 triệu đồng) và 1-2 triệu đồng với ô tô (mức phạt trước đây là 6-10 triệu đồng). Thời điểm áp dụng xử phạt cụ thể: Từ ngày 1/1/2015 xử phạt đối với ô tô và từ 1/1/2017 đối với mô tô, xe máy. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm chỉ thực hiện thông qua công tác điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên và qua đăng ký xe chứ không kiểm tra phương tiện lưu thông trên đường.
Nghị định 171 cũng bổ sung một số hành vi vi phạm mới như phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng đối với hành vi gây tai nạn giao thông mà người điều khiển phương tiện không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Vượt đèn đỏ, rẽ trái tại ngã tư Bà Triệu – Hai Bà Trưng. Ảnh : Hoàng Hà.
Thời gian tạm giữ phương tiện giảm xuống còn 7 ngày thay vì 10 ngày như trước đây và chỉ tạm giữ phương tiện đối với những vi phạm của người điều khiển có tính chất nguy hiểm, như điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ, đuổi nhau trên đường bộ…
Theo Thông tư 159/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ, kể từ ngày 1/1/2014 đến năm 2016, phí đường bộ sẽ tăng gấp 2-3,5 lần quy định chung.
Lãnh đạo Vụ Chính sách thuế – Bộ Tài chính cho biết việc tăng phí đường bộ đối với các dự án giao thông hoàn vốn đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Theo đó, mức phí đối với xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn, các loại xe buýt vận tải khách công cộng sẽ có phí từ 15.000-52.000 đồng; xe từ 12-30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn sẽ trả phí từ 20.000-70.000 đồng…
Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT, cho rằng việc tăng phí đường bộ hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tế. Trước những bức xúc của dư luận xung quanh việc thu phí hoàn vốn các dự án đường giao thông, ông Trường khẳng định sẽ chỉ có những dự án hoàn thiện rồi mới được phép thu phí. Bộ GTVT sẽ rà soát các dự án để xem xét chứ không phải dự án nào cũng được áp dụng mức phí mới.
Video đang HOT
Lương tăng vẫn chưa đủ sống
Nghị định 182/2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động nêu: Kể từ ngày 1/1/2014, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp sẽ là 2,7 triệu đồng/tháng tại vùng I; 2,4 triệu đồng/tháng tại vùng II; tại vùng III là 2,1 triệu đồng/tháng và vùng IV là 1,9 triệu đồng/tháng. So với mức lương tối thiểu hiện hành thì mức lương tối thiểu theo vùng này sẽ cao hơn từ 250.000-350.000 đồng/tháng. Quy định mới yêu cầu mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, theo tính toán của Tổng LĐLĐ Việt Nam khi góp ý về việc tăng lương tối thiểu thì mức tăng như Nghị định 182 cũng chỉ đáp ứng được khoảng 66%-79% mức sống tối thiểu của người lao động ở các vùng.
Theo Người lao động
Lính truy nã buộc "cáo già đội lốt" hiện hình
Máu rướm bàn tay, chân, người đau buốt vì bị va đập mạnh xuống đường nhưng không thể để đối tượng chạy thoát, trong khi đồng đội chưa hỗ trợ kịp, nếu giờ đối tượng nghi vấn mình là công an, "hai chọi một" trong khi chúng thì to khỏe, tôi liền nghĩ cách nghi binh...".
Hơn 2 năm gắn bó với với nghề "tầm nã", bước chân Trung úy Cao Thành Công, 26 tuổi, cán bộ Phòng Truy bắt đối tượng về trật tự xã hội (Phòng 3) Cục Cảnh sát truy nã tội phạm phía Nam (C52B) đã bước trên nhiều nẻo đường miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên.
Trực tiếp cùng đồng đội tham gia bắt, vận động đầu thú khoảng 50 đối tượng truy nã (ĐTTN), trong đó có nhiều đối tượng giang hồ cộm cán, có đối tượng núp vỏ bọc doanh nhân, Trung úy Cao Thành Công là 1 trong hơn 100 đại biểu được lựa chọn dự Hội nghị gặp mặt các điển hình tiên tiến trong công tác đấu tranh, truy bắt, vận động ĐTTN ra đầu thú 3 năm (2010- 2013) được Bộ Công an tổ chức tại Hà Nội vào trung tuần tháng 10 tới đây.
Vóc người cao ráo, nước da ngăm đen khỏe mạnh, đậm chất nắng gió của những ngày lăn lộn bắt ĐTTN ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung úy Cao Thành Công đã gây thiện cảm với chúng tôi khi gặp mặt.
Mở đầu câu chuyện, Trung úy Cao Thành Công kể lại câu chuyện bắt ĐTTN Nguyễn Phước Hải với chúng tôi bằng giọng nằng nặng chất quê của người con Vĩnh Linh, Quảng Trị.
"Thấy tôi bám theo, có lẽ chột dạ, đối tượng rồ ga xe, tăng tốc bỏ chạy trên con đường hẹp, không để đối tượng trốn thoát sau bao ngày dày công bám đuổi theo dấu vết tên tội phạm, tôi đã quyết định lao xe theo để ép xe Hải vào lề đường. Trời mưa tầm tã, đường trơn, khi hai chiếc xe máy va nhau, cả 3 người trên 2 xe đều ngã nhào xuống đường.
Máu rướm bàn tay, máu rướm chân, người đau buốt vì bị va đập mạnh xuống đường nhưng không thể để đối tượng chạy thoát, trong khi đồng đội chưa hỗ trợ kịp, nếu bây giờ đối tượng nghi vấn mình là Công an, "hai chọi một" trong khi chúng thì to khỏe cũng không hay, tôi liền nghĩ cách nghi binh...".
Thấy Trung úy Công vừa bò dậy vừa la lớn, mấy ông này đi kỳ vậy, gì mà đâm lộn người ta vậy...Nguyễn Phước Hải cùng người đàn ông đi cùng Hải nghĩ là người dân bình thường nên bình tĩnh đứng lên dựng xe máy định chạy tiếp.
Lúc này, người dân hiếu kỳ vây quanh vụ va chạm giao thông, Trung úy Công vừa hô đanh, yêu cầu đối tượng Nguyễn Phước Hải chấp hành lệnh bắt truy nã và đề nghị người dân báo cho lực lượng Công an nơi gần nhất hỗ trợ.
Do người đi cùng Hải cũng mang mũ bảo hiểm Công an nên người dân không biết ai là Công an thật, ai là Công an dỏm nên không dám vào trợ giúp. Trong tình huống này, người đàn ông đi cùng Hải bỏ chạy. Lúc này, tên Hải điên cuồng lao vào chống trả, chống lại Công nhưng anh đã khéo léo quật ngã đối tượng, đồng thời dùng súng bắn chỉ thiên uy hiếp.
Vốn cáo già, tên Hải vội cởi áo mưa đang mặc, tung vào mặt Công hòng trốn chạy nhưng anh đã kịp thời né tránh. Anh Công không ngại hiểm nguy, lao vào vật lộn, bắt giữ đối tượng cùng với sự trợ giúp của người dân và lực lượng chức năng, kết thúc quá trình bắt ĐTTN Nguyễn Phước Hải, 38 tuổi, trú tại quận 4, TP Hồ Chí Minh, can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan tổ chức. Đối tượng Hải bị truy nã đặc biệt số 08 ngày 17/4/2012 của Cơ quan CSĐT Bộ Công an.
Trung úy Cao Thành Công tiếp nhận thông tin về đối tượng truy nã.
Theo Cục C52B, Nguyễn Phước Hải là đối tượng lừa đảo chuyên nghiệp, mạo danh là Đại tá Quân đội công tác tại sân bay Tân Sơn Nhất, làm giả giấy tờ tài liệu để lừa đảo chiếm đoạt của ông Lào Vĩ Trí ở quận 3, TP Hồ Chí Minh số tiền hơn 11 tỷ đồng và 159.000 USD.
Quá trình bắt giữ đối tượng, Trung úy Công cùng đồng đội đã phối hợp với PC52 các tỉnh xác minh nhiều nơi như Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Tiền Giang... Đối tượng thường sử dụng giấy CMND giả tên Đặng Giác Phước có dán ảnh đối tượng, đồng thời khi ra ngoài thường hóa trang rất kỹ.
Một câu chuyện bắt ĐTTN mà Trung úy Công không thể quên là bắt ĐTTN Lê Văn Phi, (tức Phi đen), 27 tuổi, trú tại quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, theo lệnh truy nã số 17 ngày 20/1/2012. Phi đen là đối tượng giang hồ cộm cán, chuyên hoạt động đòi nợ thuê, bảo kê, gây rối tại khu vực Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh.
Lúc nào bên cạnh Phi cũng có nhiều đàn em sẵn sàng "dằn mặt" các băng nhóm khác khi xâm phạm "lãnh địa" làm ăn của mình. Thậm chí, giữa ban ngày, Phi còn dùng hung khí đe dọa giết con bạc khi họ nợ tiền ngay tại một quán cà phê.
Quá trình điều tra vụ án, CQĐT Công an thị xã Dĩ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Văn Phi về hành vi đe dọa giết người và cố ý gây thương tích. Sau khi Phi bỏ trốn, CQĐT đã ra lệnh truy nã đối với Phi.
Đầu tháng 2 năm 2012, Cục C52 đã nhận được thông tin từ Công an thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đề nghị truy bắt đối tượng Lê Văn Phi. Không có ảnh đối tượng, thông tin từ lệnh truy nã không có nhiều, tổ công tác Phòng 3, Cục C52 bắt đầu công việc "tìm kim đáy bể".
Quá trình trao đổi với Công an thị xã Dĩ An, các trinh sát biết thêm nhiều thông tin và xác định Phi đen là đối tượng nguy hiểm, có khả năng mang theo vũ khí nóng bên người và có thể vẫn liên quan đến các sòng bạc trong thời gian lẩn trốn. Tổ công tác Phòng 3 đã lên kế hoạch xác minh, truy bắt đối tượng cộm cán này.
Suốt cả tháng trời, Trung úy Công cùng đồng đội phải rà soát hàng trăm nhà nghỉ, nhà trọ, các điểm công cộng, các điểm nghi có mở sòng bạc trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
Các trinh sát phát hiện thỉnh thoảng Phi có xuất hiện tại khu vực bến xe miền Đông, tuy nhiên do biết Phi đang có lệnh truy nã, số đàn em của hắn cũng không dám giao du khiến Phi rơi vào tình trạng túng quẫn về tiền bạc.
Chiều tối 14/3, khi Phi đang rao bán sim đẹp cho một nhân viên ngân hàng tại một hàng cà phê trên địa bàn phường Nguyễn Cư Trinh, quận I TP Hồ Chí Minh thì bị tổ công tác Phòng 3 bắt giữ. Khi bị bắt giữ, ung dung rằng có đàn em ngồi bàn kế bên giải cứu, Phi lớn tiếng nói rằng hắn bị bắt oan, rằng Phi tên là Bùi Văn Tuấn.
Tuy nhiên, qua kiểm tra hành chính, trinh sát lấy ra CMND giả tên Tuấn có dán ảnh của Phi, chìa khóa còng số 8 và một số tài liệu, tang vật liên quan và lúc này đàn em đi cùng Phi đã bị khống chế, biết không thể thoát, giang hồ cộm cán Phi đen cúi đầu nhận tội.
Đó chỉ là hai trong những chiến công mà Trung úy Công cùng đồng đội đã lập được. Anh cho biết, từ năm 2010 đến năm 2013, riêng Cục C52B đã bắt và vận động đầu thú được trên 900 ĐTTN, trong đó có hơn 400 ĐTTN đặc biệt nguy hiểm, 24 đối tượng người nước ngoài và có yếu tố nước ngoài; xác lập và phá thành công 7 chuyên án
Theo Anh Hiếu
Công an nhân dân
"Công chức có làm thêm cũng khó sống" Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Tiền lương nhận định: "Mức lương tối thiểu hiện nay chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu tối thiểu. Do đó, ngay cả có thu nhập thêm bên ngoài, công chức cũng khó sống" Mới đây, Thanh tra Chính Phủ công bố kết quả khảo sát cho thấy có tới 79% cán bộ công chức trả lời có...