Truyền thống tận dụng âm nhạc trong các cuộc vận động tranh cử tại Mỹ
Các ứng cử viên tổng thống Mỹ từ lâu đã sử dụng bài hát vận động tranh cử để tăng dấu ấn riêng.
Đối với các ban nhạc và nhạc sĩ, đây có thể là một vinh dự. Tuy nhiên, có một số trường hợp là ngược lại.
Tổng thống đầu tiên của Mỹ George Washington, là người khởi xướng truyền thống này.
George Washington: “God Save Great Washington”
Tổng thống đầu tiên của Mỹ George Washington. Ảnh: Nhà Trắng
George Washington là ứng cử viên tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng một bài hát cụ thể trong chiến dịch tranh cử của mình. “God Save Great Washington” được coi là bài hát đại diện cho Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. “God Save Great Washington” bắt nguồn từ bài quốc ca Anh “God Save The King” đã được thay lời mới, với tên của tổng thống Washington thay thế cho cụm “Our Gracious King” trong bài hát.
Ulysses S. Grant
Video đang HOT
Bài hát tranh cử đôi khi được gắn liền với chủ đích chính trị. Các bài hát vận động tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống thứ 18 Mỹ Ulysses S. Grant có tiêu đề “Grant Boys of 72″, “Shout Then for Liberty and Union”, “Grant’s Our Banner Man” và “Grant Campaign Song”. Tất cả đều gợi lên cảm xúc về chiến thắng của Liên minh Miền Bắc do Tướng Ulysses S. Grant chỉ huy trong nội chiến Mỹ (1861-1865). Và nhiệm vụ chính của thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm đó là xây dựng nước Mỹ hòa bình và thống nhất.
John F. Kennedy: “High Hopes”
Ông John F. Kennedy (trái) đã sử dụng bài “High Hopes” của huyền thoại Frank Sinatra cho chiến dịch tranh cử năm 1960. Ảnh: DW
Nhạc sĩ Sammy Cahn đã viết lời mới cho ca khúc đình đám “High Hopes” đoạt giải Oscar năm 1959 của huyền thoại Frank Sinatra. Phiên bản lời mới này được dành cho chiến dịch tranh cử của ông John F. Kennedy năm 1960. Bài hát này đã trở thành giai điệu chính thức của chiến dịch tranh cử.
Ronald Reagan: “Born in the U.S.A.”
Bài hát được chọn cho chiến dịch tái tranh cử năm 1984 của ông Ronald Reagan đã gây ra hiểu lầm lớn về ý nghĩa. “Born in the U.S.A.” không mang tính yêu nước như người ta nghĩ.
Trong bài hát, danh ca Bruce Springsteen có lập trường phản đối Chiến tranh Việt Nam và lên án chính phủ Mỹ vì cách đối xử với các cựu chiến binh.
Bill Clinton: “Don’t Stop”
Có nhiều ý kiến tin rằng việc lựa chọn ca khúc đình đám năm 1977 “Don’t Stop (Thinking About Tomorrow)” của ban nhạc Fleetwood Mac là một lựa chọn được tính toán cẩn thận của ông Bill Clinton. Giới trẻ Mỹ khi đó rất yêu thích bài hát này. Và 15 năm sau, khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra, những thanh niên hâm mộ Fleetwood Mac thập niên 1970 giờ đã trở thành các cử tri trung niên – thế hệ có tỷ lệ đi bỏ phiếu đặc biệt cao.
George W. Bush: “I Won’t Back Down”
Nhạc sĩ Tom Petty (phải) không muốn ứng cử viên George W. Bush sử dụng bài hát của ông trong vận động tranh cử năm 2000. Ảnh: DW
Nam ca sĩ, nhạc sĩ Tom Petty đã yêu cầu ứng cử viên George W. Bush không sử dụng bài hát “I Won’t Back Down” của ông trong các cuộc vận động tranh cử năm 2000.
Hai mươi năm sau, ông Donald J. Trump đã phát chính bài hát đó tại một cuộc vận động tranh cử ở Tulsa, bang Oklahoma. Khi đó, gia đình của cố nhạc sĩ đã gửi một lá thư yêu cầu chấm dứt việc sử dụng bài hát này.
Barack Obama: “Signed, Sealed, Delivered (I’m Yours)”
“Signed, Sealed, Delivered” của nghệ sĩ khiếm thị Stevie Wonder được phát thường xuyên trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2008 của ông Barack Obama. Thông điệp gửi đến cử tri của ông Obama là “Tôi thuộc về các bạn!”.
Nhiều nghệ sĩ đã ủng hộ ông Obama, bao gồm những cái tên như Bruce Springsteen, Beyoncé và Katy Perry. Ca sĩ nhạc rap kiêm nhà sản xuất Will.i.am của nhóm Black Eyed Peas thậm chí còn đã sản xuất ca khúc “Yes We Can” để vinh danh ông Obama.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà K. Harris đặt trọng tâm ở Wisconsin, Michigan và Pennsylvania
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã lên lịch cho các sự kiện vận động tranh cử sắp tới tại Pennsylvania, Michigan và Wisconsin trong bối cảnh chiến dịch của bà tập trung chi tiêu vào các bang "bức tường xanh" khi ngày bầu cử tổng thống 5/11 đang đến gần.
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris phát biểu tại chiến dịch vận động tranh cử ở Milwaukee, Wisconsin, Mỹ. Ảnh: AA/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, "bức tường xanh" là thuật ngữ được các chính trị gia dụng để chỉ 18 bang và thủ đô Washington D.C. mà các ứng cử viên đảng Dân chủ đã giành chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử tổng thống từ năm 1992-2020, ngoại trừ năm 2016 khi ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đã chiến thắng tại ba bang Michigan, Pennsylvania và Wisconsin và từ đó đắc cử tổng thống.
Theo kế hoạch, bà Harris sẽ tham gia trả lời phỏng vấn của Hiệp hội Nhà báo da màu quốc gia tại Philadelphia vào ngày 17/9. Hai ngày sau, bà Harris sẽ cùng ngôi sao truyền hình Oprah Winfrey tham gia sự kiện tại Michigan được truyền hình trực tiếp "Unite for America" (Đoàn kết vì nước Mỹ) với 140 tổ chức cơ sở khác nhau.
Sau đó lần vận động tại Wisconsin của bà Harris vào ngày 20/9 sẽ là lần vận động thứ tư của bà tại đây kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử hồi tháng 7 đến nay.
Nhóm vận động tranh cử của bà Harris cũng đã tiến hành một chiến dịch lớn tại ba bang trên với hàng trăm nhân viên. Những người ủng hộ bà ở Wisconsin đã gõ cửa hơn 500.000 ngôi nhà và đăng ký hơn 3.000 tình nguyện viên mới kể từ sau cuộc tranh luận vào tuần trước giữa bà Harris với cựu Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Comoros bị tấ.n côn.g bằng dao Chính phủ Comoros ngày 13/9 xác nhận Tổng thống Azali Assoumani đã bị thương trong một vụ tấ.n côn.g, trong khi 3 nguồn tin khác thân cận với nhà lãnh đạo này cho biết ông b.ị đâ.m nhưng chỉ bị thương nhẹ. Tổng thống Comoros Azali Assoumani phát biểu trong cuộc vận động tranh cử ở Moroni ngày 12/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Người phát...