Trường đại học ở Trung Quốc mở ngành đào tạo chuyên về hôn nhân
Trung Quốc đã xuất hiện chương trình đầu tiên cấp bằng đại học về mọi vấn đề hôn nhân với các môn giảng dạy bao gồm lập kế hoạch đám cưới, dịch vụ mai mối và tư vấn hôn nhân.
Đám cưới tập thể tổ chức tại thành phố Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) ngày 25/4/2023. Ảnh: Global Times
Ông Yu Xiaohui – Hiệu trưởng Trường Văn hóa Kết hôn và Nghệ thuật truyền thông thuộc Đại học Dạy nghề Nội vụ ở Bắc Kinh – cho biết trường đang cung cấp chương trình 4 năm về dịch vụ và quản lý hôn nhân, nhằm mục đích trang bị kiến thức để sinh viên tham gia vào “toàn bộ chu kỳ của hôn nhân và gia đình”.
Ông Yu nói với truyền thông địa phương: “Chu kỳ này bắt đầu từ trước khi một cặp đôi lập gia đình, từ mai mối hôn nhân, đến tư vấn t.iền hôn nhân, đăng ký kết hôn, dịch vụ đám cưới và cả tư vấn trước khi l.y h.ôn”.
Ông cũng bổ sung rằng thời điểm hiện tại thị trường dịch vụ hôn nhân có nhu cầu nhân sự về chuyên gia được đào tạo bài bản.
Các học phần trong ngành bao gồm xã hội học, thiết kế địa điểm tổ chức đám cưới, đạo đức gia đình, kinh tế của ngành hôn nhân và các chính sách gia đình. Sinh viên cũng sẽ có cơ hội thực tập tại các cơ quan chuyên tổ chức đám cưới, mai mối, đăng ký kết hôn và tư vấn.
Ngành học này bắt đầu tuyển sinh vào tháng 9 tới và tuyển 70 chỉ tiêu ở 12 tỉnh vào năm 2024.
Video đang HOT
Năm 2023, số cuộc hôn nhân mới ở Trung Quốc đã tăng 12,4% so với năm trước, chấm dứt chuỗi 9 năm sụt giảm. Tuy nhiên, hơn một nửa dân số trong độ t.uổi từ 25 đến 29 vẫn chưa kết hôn và việc kết hôn muộn đã phổ biến hơn trong những năm gần đây.
Trường Đại học Nghề Nội vụ là một cơ sở mới được thành lập trực thuộc Bộ Nội vụ Trung Quốc. Ngoài chương trình quản lý hôn nhân, trường còn có khóa học về quản lý chăm sóc sức khỏe thông minh, công tác xã hội, công nghệ thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng và quản lý tang lễ.
Quản lý tang lễ hiện đại cũng là chuyên ngành đại học đầu tiên của Trung Quốc trong lĩnh vực này, nhằm trang bị cho sinh viên nhiều kỹ năng khác nhau như ướp xác và bảo quản t.hi t.hể, an ủi thân nhân, cũng như hỏa táng và bảo trì thiết bị tang lễ.
Trung Quốc đang già hóa dân số nhanh chóng với tỷ lệ sinh ở mức “cực thấp”. Số ca sinh giảm bất chấp nỗ lực của chính phủ trong thập kỷ qua.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có dân số già hóa nhanh nhất thế giới. Tổng dân số của cả nước này đã giảm hơn 2 triệu người so với năm trước xuống còn 1,41 tỷ người.
Bi kịch cuộc đời bác sĩ từng là 'niềm tự hào của cả làng'
Trương Kim Sinh là niềm tự hào của gia đình và cả làng khi trở thành một trong số ít học sinh nơi đây vào được đại học.
Tuy vậy, cuộc đời của bác sĩ Trương không hề suôn sẻ.
Trương Kim Sinh đến từ làng quê nghèo của thành phố Thường Đức, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân có hai chị gái đã bỏ học sớm, đi làm để nuôi em trai.
Làm bác sĩ nhưng sợ nhìn thấy m.áu, Trương Kim Sinh trải qua 18 năm thất nghiệp và mất định hướng cuộc đời.
Ngay từ khi còn nhỏ, Kim Sinh hiểu rằng chỉ có học hành tốt mới có thể thay đổi số phận. Biết rằng cơ hội đến trường rất khó có được nên ông học tập chăm chỉ mỗi ngày. Ông thi đỗ Đại học Y tỉnh Hồ Nam và trở thành một trong số ít đ.ứa t.rẻ trong làng đỗ đại học. Ông trở thành niềm hy vọng và tự hào của cả ngôi làng nghèo.
Sau khi vào đại học, Kim Sinh duy trì tinh thần học tập không ngừng nghỉ và đạt được thành tích xuất sắc. Trong 5 năm tại trường y, ông đã chăm chỉ học hỏi kiến thức y khoa và giữ thái độ siêng năng, đạt được thành tích học tập ấn tượng.
Kim Sinh tốt nghiệp vào năm 1989 và được phân công làm bác sĩ với mức lương ổn định tại một bệnh viện ở thành phố Thiên Tân. Tuy nhiên, cuộc sống suôn sẻ không kéo dài được lâu.
Kim Sinh không linh hoạt trong việc hiểu và áp dụng các quy định của bệnh viện, dẫn đến xung đột với đồng nghiệp và cấp trên. Ông dần dần bị bệnh viện gạt ra ngoài lề, thậm chí lương cũng giảm dần. Đặc biệt, ông là bác sĩ nhưng lại sợ khi nhìn thấy m.áu.
Sau đó, ông buộc phải nghỉ việc. Tuy nhiên, áp lực cuộc sống khiến Kim Sinh hoạch định lại cuộc đời. Ông quyết định quay trở lại trường học để tiếp tục học lên thạc sĩ. Ông được nhận vào Đại học Bắc Kinh danh giá và tiếp tục làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại đây. Đồng thời, ông nhận được giấy báo nhập học của một trường y nổi tiếng của Anh.
Bằng tốt nghiệp Đại học Y Hồ Nam của Trương Kim Sinh.
Tuy nhiên, gia đình nghèo đã hỗ trợ việc học của Kim Sinh trong nhiều năm và không còn khả năng chi trả khoản t.iền đặt cọc 200.000 nhân dân tệ để du học. Mẹ của ông còn bị bệnh nặng và gia đình không đủ khả năng chữa trị cho bà.
Cùng với một số lý do cá nhân khác, ông gặp vấn đề về tâm lý. Sau đó, Kim Sinh quyết định tạm dừng việc học trong nửa năm để ổn định tinh thần nhưng mọi chuyện không khả quan. Cuối cùng, ông bị buộc thôi học tại Bắc Kinh, sau đó phải chuyển hộ khẩu sang Thiên Tân theo quy định. Hành trình theo đuổi học vị tiến sĩ phải hủy bỏ.
Khó khăn trong việc thích nghi với môi trường làm việc tại Thiên Tân, người đàn ông 32 t.uổi lại chuyển đến công tác tại một bệnh viện nhỏ hơn ở thành phố Lan Châu.
Khí chất của một người đàn ông có học thức cao đã khiến một nữ y tá trong bệnh viện phải lòng. Tuy nhiên, bạn gái đã nhanh chóng cười nhạo, chê ông không có t.iền đồ vì là bác sĩ nhưng lại sợ m.áu. Kim Sinh đã cãi vã, chia tay bạn gái và bỏ về quê ở t.uổi 35.
Lúc này, ông rất cô đơn và gặp nhiều khó khăn tại quê hương. Kim Sinh thất nghiệp suốt 18 năm, chưa từng lập gia đình và sống dựa vào 2 chị gái.
Một lần, ông còn vô tình làm mất sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân và các giấy tờ tùy thân khác. Sau đó, chính quyền địa phương hỗ trợ giải quyết, cung cấp cho ông chương trình hỗ trợ hộ nghèo đặc biệt ở nông thôn. Ông sống nhờ vào trợ cấp xã hội, nhận vài trăm nhân dân tệ mỗi tháng.
Trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc bỏ yêu cầu sinh viên thi môn tiếng Anh Một trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc đã loại bỏ bài kiểm tra tiếng Anh khỏi yêu cầu cấp bằng tốt nghiệp trong bối cảnh cuộc tranh luận ngày càng gia tăng về lợi ích thực tế của môn học này đối với nhiều người. Áp phích ở Thượng Hải quảng cáo các lớp học tiếng Anh. Môn học là môn...