Trước ngày xét xử ‘đại gia điếu cày’ Lê Thanh Thản, hàng trăm hộ dân kêu cứu
Hơn 200 hộ dân có đơn kêu cứu trong vụ án “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản bị truy tố tội lừa dối khách hàng, mong được giải quyết quyền lợi thoả đáng.
Dự kiến ngày 10.8 tới, TAND TP.Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản về tội lừa dối khách hàng, liên quan đến dự án CT6 Kiến Hưng (P.Kiến Hưng, Q.Hà Đông, Hà Nội).
Ông Thản bị truy cứu hình sự với tư cách là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Bemes, chủ đầu tư dự án.
“Đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản bị truy tố tội lừa dối khách hàng
T.N
Theo cáo trạng, khi xây dựng dự án CT6 Kiến Hưng, ông Thản tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng vi phạm nghiêm trọng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đặc biệt, ông Thản chỉ đạo xây thêm hẳn một tòa nhà CT6C, không nằm trong quy hoạch được duyệt.
Tiếp đó, ông Thản cho quảng cáo gian dối về tính pháp lý của dự án, bán được 488 căn hộ cho 488 khách hàng. Toàn bộ những căn hộ này không được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất, còn gọi là “sổ đỏ”.
Current Time0:00
/
Duration2:41
HD
Auto
Chuẩn bị xét xử ‘đại gia điếu cày’ Lê Thanh Thản
3 nguyện vọng của cư dân
Viện kiểm sát xác định 488 hộ dân đã mua các căn hộ là bị hại. Trong đó, 6 người yêu cầu trả lại tiền nên ông Lê Thanh Thản sẽ phải trả lại số tiền 7 tỉ đồng cho 6 người này và nhận lại các căn hộ.
Những bị hại khác đề nghị cơ quan nhà nước cấp “sổ đỏ” cho các căn hộ của mình, vì vậy sẽ tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự khi có yêu cầu.
Video đang HOT
Dự án CT6 Kiến Hưng, nơi xảy ra vụ án lừa dối khách hàng. Ảnh TUYẾN PHAN
Trước phiên xét xử, hơn 200 hộ dân tại tòa CT6C đã có đơn kêu cứu, đề nghị được giải quyết quyền lợi chính đáng.
Theo đơn, cư dân mua căn hộ tại dự án CT6 Kiến Hưng vì hoàn toàn tin tưởng vào các thông tin chủ đầu tư đưa ra. Sau khi mua, họ nhiều lần đề nghị Công ty Bemes hoàn thiện các thủ tục pháp lý để cấp “sổ đỏ” nhưng đều bị trì hoãn. Họ cũng gửi đơn khiếu nại tới UBND Q.Hà Đông, Thanh tra xây dựng Q.Hà Đông, Sở Xây dựng Hà Nội… nhưng không nhận được phản hồi.
Khi vụ án lừa dối khách hàng bị khởi tố, cư dân “rất lo lắng, hoang mang về quyền lợi của mình”, nên tiếp tục có đơn thư cầu cứu các cơ quan chức năng. Họ bày tỏ 3 nguyện vọng, mong được giải quyết thỏa đáng.
Thứ nhất, cơ quan chức năng cấp “sổ đỏ” cho các căn hộ tại tòa nhà CT6C thuộc dự án CT6 Kiến Hưng, để người dân có thể sinh sống ổn định, lâu dài.
Thứ hai, trong trường hợp các căn hộ không được cấp “sổ đỏ”, bị cáo Lê Thanh Thản và Công ty Bemes phải liên đới bồi thường thỏa đáng cho người dân, để khắc phục hậu quả do hành vi sai phạm gây ra.
Thứ ba, không tách yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của người dân thành vụ án dân sự riêng mà cần giải quyết triệt để luôn ở vụ án hình sự này.
Phải bồi thường thỏa đáng
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Trọng Tuệ, một trong những người đại diện cho hơn 200 hộ dân đang sinh sống tại tòa CT6C, nói rằng nếu giải quyết quyền lợi cho người dân theo như cáo trạng của viện kiểm sát thì họ rất thiệt thòi.
Chung cư CT6C, nơi các hộ dân mua nhà nhưng đến nay chưa được cấp “sổ đỏ”
TUYẾN PHAN
Ông Tuệ nói, phần lớn những người mua nhà có điều kiện kinh tế eo hẹp, phải vay mượn, tích cóp nhiều năm mới đủ. Mong mỏi lớn nhất của họ là được cấp “sổ đỏ” cho các căn hộ đã mua, để tiếp tục sinh sống ổn định tại nơi mà mình đã gắn bó hàng chục năm qua.
Nếu không được cấp sổ, Công ty Bemes và ông Thản phải bồi thường thỏa đáng cho người dân. Giải thích về sự thỏa đáng, ông Tuệ nói, cần bồi thường phù hợp với giá trị căn hộ tại thời điểm hiện nay, chứ không thể chỉ trả lại số tiền khi cư dân bỏ ra mua căn hộ.
“Đồng tiền trượt giá, thị trường bất động sản tăng, nếu chỉ trả lại số tiền ấy, chúng tôi không thể mua một căn hộ khác thay thế. Chúng tôi đề nghị được bồi thường bằng một căn hộ khác tương đương về diện tích, vị trí; hoặc số tiền tương ứng”, ông Tuệ nói.
Vẫn theo vị đại diện, người dân còn mong muốn được giải quyết bồi thường ngay trong vụ án này, thay vì tách ra một vụ án dân sự khác như đề nghị của viện kiểm sát. Bởi lẽ, nếu tách như vậy thì không biết đến bao giờ họ mới đòi được quyền lợi.
Cáo trạng còn nêu, trong quá trình giải quyết vụ án, ông Lê Thanh Thản đề xuất phương án sẽ thỏa thuận với cư dân để mua lại nhà hoặc trả lại tiền mua nhà, sau đó tự phá dỡ nhà CT6C Kiến Hưng, nhưng hai bên chưa tìm được tiếng nói chung.
Tuy nhiên, theo ông Tuệ, ông Thản và Công ty Bemes chưa bao giờ đối thoại với cư dân về vấn đề này. Trường hợp thực hiện đề xuất như trên, ông Tuệ vẫn mong muốn phải được xử lý sao cho thỏa đáng, bởi “chúng tôi cần nhà ở, cần đền bù chứ không muốn bán căn hộ”.
Current Time0:00
/
Duration3:03
HD
Auto
Âm lượng: 57%
Trước ngày xét xử ‘đại gia điếu cày’ Lê Thanh Thản, hàng trăm hộ dân kêu cứu
Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết điểm d khoản 11 điều 15 Nghị định 139/2017 quy định các trường hợp buộc tháo dỡ công trình trái phép gồm:
Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới.
Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng.
Xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng…
Như vậy, về nguyên tắc, ông Lê Thanh Thản sẽ phải trả lại số tiền thu được từ việc bán cho khách hàng các căn hộ tạo lập trái pháp luật, đồng thời buộc tháo dỡ công trình.
“Nhưng ở góc độ cá nhân, tôi cho rằng những người dân ở đây đã sinh sống lâu dài và ổn định, nên rất có thể TP.Hà Nội sẽ có hướng giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho họ”, luật sư Bình nói.
Truy tố Chủ tịch Mường Thanh Lê Thanh Thản: Cán bộ thanh tra "không phát hiện" toà nhà xây trái phép
Nhóm cán bộ thanh tra, cán bộ, lãnh đạo địa phương đã không thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm để ngăn chặn, xử lý đối với các sai phạm tại công trình xây dựng dự án CT6 Kiến Hưng do công ty của ông Lê Thanh Thản thi công xây dựng
Như Báo Người Lao Động đã thông tin Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) TP Hà Nội vừa truy tố bị can Lê Thanh Thản (73 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Bemes, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh) về tội Lừa dối khách hàng, với khung phạt tiền từ 100 triệu đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù 1-5 năm.
Ông Lê Thanh Thản thời điểm còn tại vị
Ngoài ông Lê Thanh Thản, VKSND còn truy tố các bị can Đỗ Văn Hưng (cựu chủ tịch UBND phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP Hà Nội), Nguyễn Duy Uyển, Bùi Văn Bằng (cùng là cựu phó chủ tịch UBND phường), Nguyễn Văn Năm (cựu chánh thanh tra Xây dựng quận Hà Đông), Vương Đăng Quân (cựu phó chánh thanh tra) và cựu cán bộ thanh tra quận Hà Đông Mai Quang Bài bị truy tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng, trong suốt quá trình Công ty Bemes thi công xây dựng dự án CT6 Kiến Hưng sai quy hoạch, lãnh đạo UBND phường Kiến Hưng đã không thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm để ngăn chặn, xử lý đối với các sai phạm tại công trình xây dựng dự án CT6 Kiến Hưng theo quy định của pháp luật. Mặt khác, các cán bộ Thanh tra xây dựng quận Hà Đông nêu trên đã không thanh tra, kiểm tra việc thi công xây dựng công trình dự án CT6 Kiến Hưng để phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật. Hậu quả là đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho 488 khách hàng mua 488 căn hộ là hơn 481 tỉ đồng.
Xác minh tại UBND phường Kiến Hưng, quận Hà Đông và Thanh tra xây dựng quận Hà Đông (nay là Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hà Đông) xác định không có bất kỳ tài liệu, hồ sơ kiểm tra, đề xuất biện pháp xử lý đối với công trình xây dựng dự án CT6 Kiến Hưng.
Theo cáo trạng, ông Lê Cường nguyên là Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông, phụ trách quản lý đô thị từ tháng 7-2008 đến tháng 3-2012. Từ tháng 3-2012 đến tháng 5-2015, ông Cường là Chủ tịch UBND quận Hà Đông.
Tòa CT6C không nằm trong quy hoạch được duyệt
Trong thời gian này, tại các cuộc giao ban khối quản lý đô thị hay giao ban quận Hà Đông, ông Lê Cường nhiều lần chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện vi phạm trật tự xây dựng tại tất cả các công trình xây dựng trên địa bản quận Hà Đông. Riêng công trình CT6 Kiến Hưng, ông Lê Cường không được UBND phường Kiến Hưng hay Thanh tra xây dựng quận Hà Đông báo cáo đề xuất kiểm tra phát hiện vi phạm tại công trình xây dựng CT6 Kiến Hưng.
Ngày 3-7-2000, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội đã ra Quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Lê Cường. Ngày 1-8-2020 ông Lê Cường chuyển công tác đến Ban Quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội giữ chức vụ là Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội.
Cơ quan tố tụng xác định, hành vi của ông Lê Cường có dấu hiệu của tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", nhưng xét thấy ông Lê Cường đã bị xử lý về Đảng, chính quyển nên không cần thiết phải xử lý hình sự.
Đối với ông Phạm Khắc Tuấn (cựu chủ tịch UBND quận Hà Đông từ tháng 5-2008 đến tháng 4-2012, từ tháng 4-2012 đến tháng 5-2015 là Bí thư Quận ủy Hà Đông) được xác định có sự thiếu sót ở mức độ gián tiếp của người đứng đầu nên không xem xét xử lý hình sự.
Theo cáo buộc, từ tháng 10-2010, ông Lê Thanh Thản là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Công ty Bemes đã chỉ đạo tổ chức thi công xây dựng công trình dự án CT6 Kiến Hưng (phường Kiến Hưng) vi phạm nghiêm trọng quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt. Ngoài ra, bị can Lê Thanh Thản đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng sai phạm nghiêm trọng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cụ thể, đối với khối nhà cao tầng, công trình đã tăng diện tích xây dựng, tăng chiều cao công trình, thay đổi công năng sử dụng; xây dựng tăng căn hộ và xây thêm một tòa CT6C không nằm trong quy hoạch được duyệt. Đối với nhà thấp tầng, công trình tăng diện tích đất được xây dựng và số căn thấp tầng, vi phạm chỉ giới đường đỏ.
Ngoài ra, từ tháng 3-2011, bị can Lê Thanh Thản đã quảng cáo gian dối về tính pháp lý của dự án với nội dung: Dự án đã được phê duyệt, thiết kế căn hộ và thiết kế công trình tuân thủ các quy định về xây dựng, giá bán căn hộ đã bao gồm giá trị quyền sử dụng đất... để bán các căn hộ tại dự án CT6 Kiến Hưng được xây dựng sai phạm nghiêm trọng quy hoạch được duyệt. Điều này khiến khách hàng tin tưởng và mua các căn hộ của dự án CT6 Kiến Hưng.
VKSND cáo buộc ông Lê Thanh Thản đã bán 488 căn hộ cho 488 khách hàng không được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ). Qua đó, bị can thu lợi bất chính tổng số tiền hơn 481 tỉ đồng. Đây cũng là số tiền gây thiệt hại cho 488 khách hàng, trong đó đã bao gồm giá trị quyền sử dụng đất là trên 56,5 tỉ đồng.
Ngày 10/8, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh hầu tòa Bị cáo Lê Thanh Thản bị truy tố về tội "Lừa dối khách hàng" theo quy định tại khoản 2, Điều 198 BLHS với khung hình phạt cao nhất đến 5 năm tù. Cùng hầu tòa với bị cáo Lê Thanh Thản là 6 bị cáo khác bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" gồm: Đỗ Văn...