Trước giờ cơm chồng luôn bắt vợ “giải trình” đến 15 phút, những “bữa tối ác mộng” buộc cô vùng lên thiết lập lại “trật tự”
Hiền “tức nước vỡ bờ” đặt mạnh bát cơm xuống mâm, cô quyết định phải chấm dứt cảnh “bữa tối ác mộng” này.
Vẫn biết nhiều cặp vợ chồng đời sống kinh tế còn khó khăn, nhất là trong gia đình chỉ có người chồng đi làm và họ còn phải nuôi con nhỏ. Thế nhưng đó không phải là lý do để vợ chồng cư xử một cách tồi tệ và cay nghiệt với nhau.
Hiền (29 tuổi) chia sẻ cô nghỉ làm từ khi mang thai vì sức khỏe không đảm bảo, bác sĩ dặn dò nên nghỉ ngơi nhiều. Trong suốt quãng thời gian từ khi cô nghỉ làm tới lúc con 7 tháng tuổi, Chiến – chồng Hiền đi làm lo cho cả gia đình .
“Lương của chồng tôi 9 triệu, chi tiêu cho cả nhà thật sự rất eo hẹp. Chúng tôi vừa phải thuê nhà, con nhỏ có nhiều khoản tốn kém không thể cắt giảm được. Chính vì thế tôi gần như phải căn ke và tính toán từng đồng tiền tiêu ra”, Hiền nói.
Chiến chỉ giữ lại một phần lương để chi dùng vài khoản tối thiểu cho bản thân, còn lại toàn bộ anh đều dành cho gia đình . Khổ nỗi số tiền quá ít ỏi, Chiến lại muốn hàng tháng phải để ra chút ít tiết kiệm phòng xa. Chính vì thế anh rất lo lắng Hiền không biết quản lý và sử dụng tiền nong dẫn đến hoang phí.
Ảnh minh họa
Mỗi cuối ngày Chiến luôn bắt vợ báo cáo cụ thể tiền nong cô tiêu trong ngày. Màn tra hỏi và chất vấn đó đối với Hiền là một cực hình. Chiến không tự mình đảm nhiệm việc nhà và trông con nên anh thường đưa ra những câu hỏi khiến Hiền chạnh lòng.
“Tại sao phải mua bỉm cho con? Ngày xưa các cụ có dùng bỉm đâu mà con vẫn lớn khỏe?”, Chiến khó chịu thắc mắc. Hiền giải thích rằng trời mùa đông nhiệt độ xuống thấp, mỗi đêm dậy canh giờ xi tè con 3,4 lần thì vừa mất giấc ngủ của cô mà khả năng con bị nhiễm lạnh rất cao. Nhưng Chiến không đồng tình với cách giải thích đó. Ngoài ra còn rất nhiều chuyện vụn vặt trong sinh hoạt hàng ngày và chăm sóc con cái khiến Hiền ấm ức mà không biết phải làm thế nào để chồng hiểu.
Dạo gần đây có lẽ Chiến thấy Hiền chi tiêu vượt số tiền anh thầm ước lượng nên anh có một màn kiểm tra mới đối với vợ. Trước giờ cơm tối khi Hiền bưng mâm cơm lên, anh sẽ dành 10 – 15 phút để hỏi cô từng loại thực phẩm có trong mâm cơm cùng giá tiền. Hôm sau Chiến tới công ty khảo giá qua các nữ đồng nghiệp. Chẳng may món nào Hiền mua đắt thì tối ấy về nhà Chiến sẽ cằn nhằn vợ đến mất ngủ mới thôi.
“Sau 15 phút thì mâm cơm đã nguội ngắt chẳng còn ngon lành nữa. Hành động của chồng cũng đủ khiến tôi bất mãn, ấm ức, đâu còn tâm trạng ăn uống. Thật ra chồng tôi không phải người xấu, cũng không phải người ích kỷ chỉ biết nghĩ cho mình mà không muốn chăm lo gia đình . Tôi hiểu sự khó xử của chồng khi mà mức lương thấp trong khi có quá nhiều thứ cần chi tiêu, chúng tôi lại không có tiền tiết kiệm để dành. Nhưng điều đó không có nghĩa tôi phải chịu đựng sự đối xử khắt khe thậm chí có phần cay nghiệt ấy”, Hiền nói.
Tối hôm ấy Chiến vẫn muốn tái diễn màn khảo giá khi Hiền vừa bưng mâm cơm lên. “Có gì để ăn cơm xong rồi nói không được hả anh?”, Hiền nhẹ nhàng hỏi chồng nhưng Chiến kiên quyết không chịu. Hiền “tức nước vỡ bờ” đặt mạnh bát cơm xuống mâm, cô quyết định phải chấm dứt cảnh bữa tối ác mộng này.
Ảnh minh họa
“Từ mai anh ở nhà trông con , làm việc nhà đi, em sẽ đi làm lo cho gia đình. Nếu anh không đồng ý thì chúng mình ly hôn thôi, em không thể chịu đựng sự ngột ngạt này thêm nữa”, Hiền rành rọt nhấn mạnh từng từ.
Chiến sững sờ rồi cười gằn: “Được, vậy cô đi làm đi, tôi ở nhà càng đỡ phải chịu áp lực tiền nong chẳng sướng hơn bao nhiêu!”. Và thế là Hiền đi làm. May mắn vị sếp cũ thương hoàn cảnh của Hiền nên nhận cô trở lại đi làm ngay. Hiền cố gắng làm thêm ngày đêm vì thế thu nhập thậm chí còn cao hơn lương Chiến khi trước.
Tuy nhiên cô chỉ đưa cho chồng số tiền chi tiêu bằng mức tiền anh từng mang về cho vợ. Đồng thời mỗi cuối ngày, cô luôn đòi hỏi Chiến phải kê khai tường tận mọi khoản chi dùng, khác là cô không làm điều đó ngay trước bữa cơm mà thôi.
Sau 1 tháng cố nhẫn nhịn, cuối cùng Chiến cũng phải đầu hàng vô điều kiện và chân thành xin lỗi vợ. Việc chăm con, làm việc nhà không hề đơn giản như anh nghĩ. Chưa nói cảm giác khi bị chất vấn chuyện chi tiêu dù mình đã rất cố gắng tiết kiệm thật quá kinh khủng. Nếu không tự trải nghiệm, nhận về những gì anh từng đối xử với vợ thì anh sẽ chẳng thể thấm thía được hết.
“Tôi chỉ muốn dạy cho chồng một bài học mà thôi, dù còn nghèo khó nhưng quan trọng nhất vẫn là vợ chồng yêu thương và tử tế với nhau. Đã thiếu thốn về vật chất mà tình cảm vợ chồng và không khí gia đình nặng nề, ngột ngạt thì cuộc sống hôn nhân sẽ vô cùng khổ sở. Sau 1 tháng ở nhà, chồng tôi quyết định tìm người giúp việc , hai vợ chồng cùng đi làm. Mọi thứ hiện tại đã ổn thỏa, nhất là chồng tôi đã thay đổi rất nhiều…”, Hiền chia sẻ.
Vừa đi rút tiền trợ cấp thất nghiệp về mẹ chồng đã chặn cổng xin khéo, tôi ức quá nói vài câu lại khiến bà không dám nhận
Từ phía xa, tôi đã thấy bóng dáng mẹ chồng đứng chờ, tôi đoán trước chẳng có gì tốt đẹp... Quả nhiên, khi tôi vừa cất tiếng chào thì bà đã xin khéo số tiền tôi vừa nhận được.
Tôi và Khang đều không phải con người tham vọng. Khi xưa, hai vợ chồng cùng làm trên Hà Nội, công nhân kho thôi nhưng mức lương khá ổn. Nhưng khi cưới nhau, chúng tôi quyết định sẽ về quê, trồng rau, nuôi cá, an phận, không bon chen.
Tuy nhiên, vợ chồng tôi lại khổ sở vì mẹ chồng nghiện cờ bạc, chỉ lo cho cô con gái út lúc nào cũng hạch sách, kiếm chuyện. Dù chúng tôi đã ra ở riêng nhưng ngày nào bà cũng qua nói là thăm nom, xem xét chứ thực ra là xem có gì lấy được thì lấy về, từ mớ rau, con cá cho tới mấy đồ to to như chai rượu thuốc, củ nhân sâm...
Còn nhớ hồi đầu tôi mới về làm dâu, tôi dậy rất sớm mới mua được mớ thịt ba chỉ tươi, ngon. Tôi để ở giỏ xe, chạy vào nhà lôi đồ trong máy giặt ra phơi, xong xuôi ra định làm thịt luôn thì chả thấy đâu. Ngó nghiêng khắp nơi vẫn không tìm được, tôi còn phóng xe ra phố hỏi lại bà bán thịt xem có quên ở đó không.
Khi tôi thất thểu quay về thì hàng xóm mới bảo:
- Cái Mai nay chu đáo thế, sáng sớm đã dậy đi mua mớ thịt ngon cho mẹ chồng rồi.
Lúc này, tôi mới ngớ người ra. Bà hàng xóm vẫn tíu tít kể thêm:
- Nãy thấy mẹ cháu từ đó đi ra, hí hửng cầm túi thịt về thây.
Tôi bực quá, chẳng buồn giữ cho mẹ chồng nữa, làu bàu:
- Cháu nào có cho, còn chả biết bà lấy lúc nào nên mới chạy ra phố hỏi cô bán thịt đây.
Nhưng chẳng ngờ, vì câu nói đó mà hàng xóm kháo nhau, chê trách mẹ chồng tôi. Cuối cùng, tới tai bà thì bà lồng lộn lên, sang tận nhà tôi mắng chửi. Nào thì tao ăn của mày được miếng nào, mày để xe, tao sợ hỏng định cất đi cho. Cổng ngõ thì tuềnh toàng, không chịu đóng lại, mẹ tới sân gọi không thấy ai thưa. Thế mà lại đi rêu rao với xóm làng là mẹ lấy trộm túi thịt...
Mẹ chồng tôi còn nói dài, tôi không cãi được câu nào mặc dù mọi điều bà nói đều không đúng. Sau lần đó, tôi cũng rút kinh nghiệm là có chuyện gì thì thôi, cố mà nhịn cho êm ấm cửa nhà.
Nhưng có vẻ tôi càng nhịn, mẹ chồng lại càng lấn lướt con dâu. Việc lấy đồ còn tái diễn nhiều lần nữa, nhưng sau đó bà lại chỉ nói một câu nhẹ bẫng:
- Mẹ thấy nhà mày có cái abc, mẹ lấy rồi đó.
Và sau đó, dù tôi có nói gì thì bà cũng gạt phắt:
- Ôi dào, có đáng là bao, mẹ trót lấy rồi, con ra ngoài mua lại đi.
Thời gian này, tôi mang gửi con cho bà ngoại để đi làm lại thì con bé cứ ốm đau dặt dẹo. Cứ đi làm 1 ngày lại xin nghỉ 2-3 ngày, cuối cùng tôi bị nghỉ việc. Buồn lắm, lo nữa, nhưng tôi chẳng biết làm sao. Sức khỏe của con gái mới là điều quan trọng nhất lúc này.
Thế là mọi gánh nặng kinh tế đều một mình chồng tôi lo. Lương của anh trước đã không phải cao, nhỉnh hơn tôi 1 chút, giờ lại làm nuôi vợ, nuôi con ốm, quả không đơn giản.
Ấy thế mà mẹ chồng tôi vẫn không hề thông cảm, ngược lại bà vẫn sang để... xin đồ như trước. Bà còn mỉa mai, chê trách tôi là ăn bám chồng. Tôi cũng cãi lại không ít lần, bà chỉ bĩu môi rồi quay ngoắt đi, tay tiện bỏ quả táo, quả lê vào túi rồi về.
Hôm gần đây, tôi gửi cháu cho bà ngoại trông buổi chiều để đi lấy trợ cấp thất nghiệp. Chắc mẹ chồng tôi qua nhà chơi, mẹ ruột tôi có kể nên bà ấy biết được. Và chiều muộn, tôi trở về nhà đã thấy mẹ chồng đứng ở cổng. Thoạt đầu tôi thấy hơi lạ, sao bà không vào nhà lại cứ đứng đó?
Tận khi dừng xe, tôi mới hiểu được mục đích của bà... Mẹ chồng thấy tôi đỗ xe, lập tức cười ngọt ngào, rồi mở lời:
- Con dâu ơi, mẹ đang cần tiền gấp trả nợ, thiếu khoảng 5 triệu nữa, con cho mẹ vay nhé.
Tôi biết cái kiểu vay của mẹ chồng, hẹn 2-3 ngày nữa trả có nghĩa là... không bao giờ. Bởi bà sẽ đem hết số tiền ấy ném vào mấy trò đỏ đen. Bình thường tôi còn nể mà cho vay, nhưng lúc này tôi cũng đang khó khăn như thế. Bà thừa hiểu hoàn cảnh của con trai, con dâu, thế mà còn mặt dày sang xin đểu...
Tôi rất bực, từ chối thẳng thừng là không có. Bà lại bĩu môi:
- Vừa đi lấy trợ cấp thất nghiệp về lại bảo không có! Tiền ăn, tiền thuốc men cho con thì chồng lo, tiền này con lấy về có dùng gì đâu? Cho mẹ vay, nói vay là vay chứ ai quỵt mất đâu mà sợ?
Tới lúc này, tôi uất ức tới phát khóc, gào lên rất to. Thậm chí, hàng xóm cũng ngó ra nhìn:
- Mẹ thôi đi, mẹ thừa biết con thất nghiệp, chồng con lương thấp, cháu mẹ ốm mà mẹ còn tới vay tiền, mà đúng hơn là xin, vì mẹ có bao giờ trả đâu. Cháu nội của mẹ hết sữa, hết bỉm con phải đi vay hàng xóm tiền về mua. Mâm cơm hai vợ chồng con chỉ toàn rau với cá khô.
Đây, tiền trợ cấp thất nghiệp đây, là tiền thuốc sắp tới của cháu nội mẹ đó. Nếu mẹ có thể mặc con cháu sống chết thì mẹ cầm lấy đi.
Tôi vừa nói vừa khóc như mưa vì uất ức, mẹ chồng lại tẽn tò. Một phần bà không ngờ tôi lại phản ứng tới mức thế, một phần vì ngại hàng xóm. Cuối cùng, bà chỉ nói nhỏ tôi giữ tiền mà cho con đi khám rồi quay người đi về. Tôi vẫn chưa biết trong những ngày sau sẽ đối phó với mẹ chồng thế nào, nhưng có lẽ không thể nhịn nhục mãi.
Nhận lời thách đố của vợ, tôi khăn gói sang bên ngoại ở rể, nào ngờ mới qua 10 ngày, tôi đã phải nhận cái kết ngã ngửa Vợ tôi gào lên rằng tôi ở ngoài nói thì dễ lắm, tôi có phải đi làm dâu đâu mà biết. Rồi cô ấy thách tôi sang nhà cô ấy ở rể, chỉ cần qua một tháng mà tôi vẫn vui vẻ, thoải mái thì cô ấy chịu thua. Mười ngày trước, tôi và vợ cãi nhau nảy lửa vì chuyện mẹ chồng...