Trung Quốc tìm cách trấn an Đức về vấn đề hoà bình tại Ukraine
Đại sứ Trung Quốc tại Berlin nói Trung Quốc là một thị trường khổng lồ mà các doanh nghiệp Đức có thể khai thác, đồng thời là một bên tham gia tích cực trong nỗ lực chấm dứt tình trạng xung đột tại Ukraine.
Đại diện của hơn 40 quốc gia – bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ chụp ảnh ở Jeddah, Saudi Arabia, tham gia hội nghị kế hoạch hoà bình Ukraine. Ảnh: Saudi Press Agency/Reuters
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Liên minh châu Âu (EU) hiện đang phát triển một chiến lược để “giảm thiểu rủi ro” trong quan hệ với Trung Quốc. Đức, một quốc gia có sự hiện diện kinh doanh lớn ở Trung Quốc, cũng bày tỏ sự ủng hộ chính sách này.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Berliner Zeitung, Đại sứ Wu Ken nói với rằng Trung Quốc sẽ không từ bỏ các nỗ lực gìn giữ hòa bình ở Ukraine, nhưng cuộc khủng hoảng không thể được giải quyết nếu không có sự tham gia tích cực của châu Âu và Mỹ.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có thể yêu cầu Nga ngừng chiến tranh hay không, vị quan chức ngoại giao cấp cao trả lời rằng cuộc khủng hoảng chủ yếu ảnh hưởng đến lợi ích an ninh của châu Âu và nếu “châu Âu và Mỹ không đóng vai trò tích cực, cuộc khủng hoảng sẽ không kết thúc sớm, không bất kể Trung Quốc hành động như thế nào”. Ông nhấn mạnh Trung Quốc và Nga có “mối quan hệ láng giềng tốt đẹp”.
Trung Quốc cho biết họ muốn đóng một vai trò mang tính xây dựng và đã đưa ra một kế hoạch hòa bình gồm 12 điểm vào tháng 2. Đến tháng 4, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm đầu tiên với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky kể từ khi xung đột nổ ra và ông cũng đã cử các đặc phái viên tới Nga, Ukraine và các khu vực khác của châu Âu để đóng vai trò trung gian hòa giải.
Bắc Kinh đã từ chối lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, bất chấp các yêu cầu từ các nhà lãnh đạo Đức và phương Tây nói chung, nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Thái độ này của Bắc Kinh đối với cuộc chiến đã làm tổn hại đến quan hệ với Đức với những tác động tiềm ẩn đối với quan hệ thương mại trong tương lai. Chiến lược Trung Quốc của Berlin cũng cảnh báo rằng trong một số lĩnh vực, công nghệ Trung Quốc có thể được sử dụng cho mục đích quân sự và tình báo có thể làm suy yếu “hòa bình và an ninh quốc tế”.
Khi được hỏi về chiến lược Trung Quốc của châu Âu, Đại sứ Wu chỉ trích việc coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh và đối thủ có hệ thống” và nói rằng nó không phù hợp với lợi ích chung của hai nước. “Sự đồng thuận giữa Trung Quốc và Đức vượt xa sự khác biệt, hợp tác vượt qua cạnh tranh và hai bên là đối tác chứ không phải là đối thủ”, ông nói thêm.
Trong cuộc phỏng vấn, Đại sứ Wu cũng cảnh báo chống lại “hành động chính trị hóa các hoạt động kinh doanh và thương mại” sau khi truyền thông Đức đưa tin rằng chính phủ đang xem xét loại trừ các công ty viễn thông Trung Quốc như Huawei và ZTE khỏi mạng 5G của nước này vì chúng được xác định là có nguy cơ bảo mật tiềm ẩn.
Huawei có lịch sử tham gia lâu dài vào thị trường Đức và công ty đã nhanh chóng mở rộng dấu ấn của mình tại Đức dưới thời thủ tướng tiền nhiệm Angela Merkel. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, Đức là quốc gia thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc vào năm 2021 và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong 7 năm qua. Mối quan hệ này cũng chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và EU tính theo khối lượng.
Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung leo thang
Tại Diễn đàn An ninh Aspen đang diễn ra từ ngày 18 - 21.7 tại bang Colorado (Mỹ), Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tạ Phong cảnh báo Bắc Kinh sẽ đáp trả những hành động khiêu khích về thương mại, công nghệ của Washington.
Cáo buộc của Trung Quốc
Trong phiên thảo luận hôm 19.7, Đại sứ Tạ Phong cho biết một trong những điều gây bất bình nhất đối với Trung Quốc là việc Mỹ một mặt tuyên bố thúc đẩy cạnh tranh, nhưng mặt khác lại muốn loại Bắc Kinh ra khỏi cuộc chơi "một cách không công bằng" như cấm cửa Tập đoàn Huawei, hạn chế xuất khẩu linh kiện sản xuất chip sang Trung Quốc, theo trang web tin tức Semafor. "Trung Quốc không muốn gây chiến tranh thương mại hay công nghệ lấy cớ là cạnh tranh. Mỹ đang cố gắng chiến thắng bằng cách loại Trung Quốc ra ngoài và vận động các đồng minh để bao vây Trung Quốc. Điều này không công bằng", Đại sứ Tạ viết trên Twitter.
Mỹ và Trung Quốc đang có những động thái ăn miếng trả miếng về chip. Ảnh Reuters
Trước đó, Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ Hà Lan sau khi quốc gia châu Âu này công bố quy định hạn chế xuất khẩu thiết bị để sản xuất bán dẫn, được thông qua hồi tháng 3 và sẽ có hiệu lực từ tháng 9 năm nay. Theo AFP, quyết định được công bố chưa đầy hai tháng sau khi Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte sang Mỹ hồi tháng 1 để thảo luận vấn đề này với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Mỹ đã thông qua lệnh hạn chế tương tự vào năm ngoái. Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên án Mỹ và cho rằng Washington đang tìm cách ép buộc các nước khác áp đặt các hạn chế đối với Bắc Kinh. "Chúng tôi không mong muốn một cuộc ăn miếng trả miếng. Chúng tôi không muốn có chiến tranh thương mại hay công nghệ. Trung Quốc sẽ không khiêu khích nhưng chúng tôi sẽ không chùn bước trước bất kỳ hành động nào như vậy. Trung Quốc chắc chắn sẽ đáp trả", Đại sứ Tạ tuyên bố.
Nghị sĩ Mỹ gây sức ép để Ford, General Motors giảm lệ thuộc linh kiện Trung Quốc
Kế hoạch của Mỹ
Những bình luận của vị đại sứ được đưa ra trong lúc chính quyền Tổng thống Biden đang hoàn tất lệnh hành pháp nhằm tạo ra một cơ chế kiểm soát việc đầu tư có thể giúp ích cho quân đội Trung Quốc trong các lĩnh vực như chất bán dẫn tiên tiến, máy tính lượng tử và trí tuệ nhân tạo. Một quan chức cấp cao trong chính quyền tiết lộ Nhà Trắng đặt mục tiêu hoàn tất việc đánh giá quy định này trước ngày 4.9, theo Reuters. Mặt khác, Mỹ cũng đang chuẩn bị cập nhật các lệnh kiểm soát xuất khẩu có từ năm ngoái nhằm bịt một số lỗ hổng và khiến các công ty Mỹ gặp khó hơn trong việc bán chất bán dẫn cho Trung Quốc.
Mỹ điều tra các công ty đầu tư vào Trung Quốc
Ủy ban Hạ viện Mỹ về cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc đã khởi động cuộc điều tra đối với các khoản đầu tư của các công ty đầu tư mạo hiểm Mỹ GGV Capital, GSR Ventures, Walden International và Qualcomm Ventures vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và bán dẫn tại Trung Quốc, theo Reuters ngày 20.7. Ủy ban cáo buộc các khoản đầu tư của 4 công ty đóng góp trực tiếp cho hoạt động vi phạm nhân quyền, hiện đại hóa quân đội Trung Quốc và nỗ lực của nước này nhằm lật đổ vị thế lãnh đạo công nghệ của Mỹ. Các công ty phải cung cấp thông tin trước hạn chót ngày 1.8. Trung Quốc và 4 công ty trên chưa bình luận gì.
Đáp lại, Trung Quốc gần đây ra lệnh cấm các công ty trong nước mua chip nhớ của Công ty Micron Technology (Mỹ) vì lý do an ninh. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn thông báo sẽ siết chặt việc xuất khẩu hai kim loại hiếm chuyên dùng trong sản xuất bán dẫn là gali và germani từ tháng 8 vì lý do an ninh quốc gia.
Trước kế hoạch hạn chế xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc của chính quyền Mỹ, hai hiệp hội công nghiệp bán dẫn hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc trong tuần này lần lượt đưa ra tuyên bố cảnh báo về những hậu quả tiềm tàng. Theo Bloomberg, lãnh đạo 3 hãng sản xuất chip hàng đầu của Mỹ là Intel, Qualcomm và Nvidia đang dự tính vận động chính quyền Mỹ và quốc hội không gia hạn quy định hạn chế đối với việc bán sản phẩm của họ sang Trung Quốc.
Trung Quốc muốn xây dựng quan hệ 'hòa hợp' với Mỹ Ngày 12/7, Đại sứ Trung Quốc Tạ Phong đã gặp Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ely Ratner tại Washington D.C. (Mỹ) để thảo luận về quan hệ song phương. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tạ Phong muốn xây dựng mối quan hệ 'hòa hợp' giữa hai bên. (Nguồn: Reuters) Phát biểu tại sự kiện này, ông Tạ Phong khẳng định...