Trung Quốc thử nghiệm gạch làm từ đất Mặt Trăng, mở đường cho xây dựng căn cứ
Trung Quốc sẽ gửi mẫu gạch lên trạm vũ trụ trong những tháng tới để thử độ bền của chúng trong điều kiện khắc nghiệt và khả năng sử dụng của chúng để xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng.
Mô hình thiết kế căn cứ Mặt Trăng của Trung Quốc. Ảnh: Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA)
Theo đài truyền hình nhà nước CCTV, các mẫu gạch làm từ nhiều thành phần có trong đất lấy từ Mặt Trăng sẽ được đưa lên trạm vũ trụ Thiên Cung bằng tàu vũ trụ Thiên Châu 8 sắp được phóng.
Những viên gạch này sẽ trải qua 3 năm thử nghiệm sức chịu đựng ngoài không gian, bao gồm việc bị tia cực tím và tia vũ trụ bắ.n phá, cùng khoảng cách chênh lệch nhiệt độ trong ngày cao. Việc thử nghiệm này sẽ kiểm tra độ bền và độ chắc của gạch trong môi trường khắc nghiệt và cách vật liệu hoạt động trong vũ trụ.
Video đang HOT
Thí nghiệm được thiết kế để cung cấp thông tin chi tiết về thành phần nào và phương pháp sản xuất gạch nào từ đất trên Mặt Trăng phù hợp nhất để xây dựng các công trình trên Mặt Trăng.
Theo CCTV, một phương pháp để tạo ra những viên gạch này là nung nóng vật chất lên 1.000 độ C bằng cảm ứng điện từ trong lò thiêu kết. Quá trình này sẽ nung chảy vật liệu thành các cấu trúc rắn, tạo ra một viên gạch dài 18 cm chỉ trong 10 phút.
Sáng kiến tạo gạch từ đất Mặt Trăng được nghĩ ra trong bối cảnh chi phí để đưa vật liệu lên Mặt Trăng sẽ cực kỳ tốn kém. Vì vậy, sử dụng tài nguyên ngay tại chỗ có thể giúp giảm đáng kể chi phí và tăng năng lực thám hiểm Mặt Trăng.
Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng một căn cứ trên Mặt Trắng với các đối tác vào những năm 2030 được gọi là Trạm nghiên cứu mặt trăng quốc tế (ILRS). Để chuẩn bị, quốc gia này đang có kế hoạch thử nghiệm gạch in 3D trên Mặt Trăng bằng tàu đổ bộ và xe tự hành Thường Nga 8. Nhiệm vụ này dự kiến được triển khai trong năm 2028.
Ngoài Trung Quốc, cả NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu đều đang nghiên cứu tạo ra gạch từ các chất mô phỏng regolith trên Mặt Trăng. Trước đây, NASA đã thử nghiệm công nghệ trộn xi măng trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), tập trung vào việc tạo ra các vật liệu cho các môi trường sống tiềm năng trong không gian. Tuy nhiên, thử nghiệm tới đây của Trung Quốc dự kiến là thử nghiệm đầu tiên trực tiếp kiểm tra khả năng chịu đựng của gạch làm từ đất Mặt Trăng trong không gian.
Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu-17
Trung Quốc đã phóng tên lửa đẩy Trường Chinh-2F mang theo tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-17 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc nước này.
Tàu vũ trụ Thần Châu-17 và tên lửa đẩy Trường Chinh-2F được đặt lên bệ phóng ở Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, Tây Bắc Trung Quốc, ngày 19/10/2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Sáng 26/10, Trung Quốc đã phóng tên lửa đẩy Trường Chinh-2F mang theo tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-17 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc nước này. Vụ phóng diễn ra lúc 11h14 phút, giờ địa phương (tức 10h14 phút giờ Việt Nam).
Tàu Thần Châu-17 đưa 3 phi hành gia của Trung Quốc vào lên trạm vũ trụ Thiên Cung, thực hiện sứ mệnh kéo dài 6 tháng tại đây. Phi hành đoàn Thần Châu-17, gồm các nhà du hành Thang Hồng Ba (Tang Hongbo), Đường Thắng Kiệt (Tang Shengjie) và Giang Tân Lâm (Jiang Xinlin), là đội hình có độ tuổ.i trung bình trẻ nhất (38 tuổ.i) được triển khai kể từ khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng trạm vũ trụ đầu tiên trong không gian.
Phi hành đoàn trên sẽ thực hiện một số nhiệm vụ như thí nghiệm thực tế trên quỹ đạo về khoa học vũ trụ và tải trọng ứng dụng, lắp đặt tải trọng ngoài tàu, bảo trì và sửa chữa trạm vũ trụ, đán.h giá hiệu suất chức năng quá trình lắp ráp và tích lũy lợi ích của trạm vũ trụ. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, phi hành đoàn Thần Châu-17 dự kiến sẽ quay trở về Trái Đất vào tháng 4/2024.
Thần Châu-17 là sứ mệnh bay thứ 30 trong chương trình không gian có người lái của Trung Quốc và là sứ mệnh có người lái lần thứ 12 của chương trình.
Cũng trong 25/10, Phó Chủ nhiệm Văn phòng thuộc CMSA, ông Lâm Tây Cường (Lin Xiqiang) cho biết Trung Quốc sẵn sàng mời phi hành gia nước ngoài tham gia các sứ mệnh bay trên trạm vũ trụ của nước này. Ông Lâm Tây Cường cho biết: "Trung Quốc đã chính thức đưa ra lời mời với thế giới, hoan nghênh tất cả các quốc gia và khu vực cam kết sử dụng không gian vì mục đích hòa bình tham gia sứ mệnh trạm vũ trụ của Trung Quốc". Ngoài ra, ông thông báo Trung Quốc cũng có kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2030.
Trung Quốc hé lộ kế hoạch đưa công dân lên Mặt Trăng trước năm 2030 Các quan chức Trung Quốc ngày 13/7 đã công bố những chi tiết mới liên quan đến kế hoạch phóng một tàu vũ trụ đưa phi hành gia lên Mặt Trăng, trong nỗ lực biến Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai đưa công dân lên vệ tinh tự nhiên này. Tên lửa đẩy Trường Chinh-2F mang theo tàu vũ trụ Thần...