Trung Quốc thu mua thiết bị chế tạo chip cũ
Thiết bị chế tạo chip đã qua sử dụng của Nhật tăng giá 20% khi nhiều nhà sản xuất bán dẫn Trung Quốc thu mua để tìm cách tránh lệnh cấm từ Mỹ.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang mang lại lợi ích cho một số công ty Nhật Bản , khi những thiết bị sản xuất chip đã qua sử dụng của họ không chịu lệnh hạn chế của Washington và giá bán đã tăng trung bình 20% năm qua.
Mỹ áp lệnh cấm nhằm vào SMIC, nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc, hồi tháng 9/2020 nhằm ngăn tập đoàn này mua thiết bị chế tạo chip đời mới. SMIC cũng bị đưa vào danh sách đen hồi tháng 12/2020, khiến các doanh nghiệp khó lòng cung cấp thiết bị dùng công nghệ Mỹ cho họ.
Bên trong nhà máy bán dẫn của SMIC. Ảnh: Xinhua .
Những nhà sản xuất thiết bị Nhật Bản không chịu hạn chế này đang phải chật vật để duy trì kho hàng, khiến giá bán tăng đáng kể trong năm ngoái. Những thiết bị quan trọng như hệ thống quang khắc đã tăng giá gấp ba lần trong năm 2020.
“Gần 90% máy móc đã qua sử dụng đều được chuyển đến Trung Quốc”, nguồn tin tại hãng tài chính Mitsubishi UFJ Lease & Finance tiết lộ. “Những cỗ máy gần như vô giá trị cách đây vài năm đang được bán với giá gần một triệu USD”, một nguồn tin giấu tên nói thêm.
Một phần thiết bị đã được đưa vào vận hành trong các dây chuyền tại Trung Quốc, trong khi số khác được tích trữ đề phòng nhu cầu tương lai. Điều này cũng không ảnh hưởng tới các doanh nghiệp Nhật Bản , họ đang thu được lợi nhuận đáng kể nhờ thanh lý những kho hàng vốn không ai cần đến.
Điều này không chỉ diễn ra với các công ty Nhật Bản . “Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã mua gần 32 tỷ USD thiết bị chế tạo chip từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và nhiều nơi khác. Con số này cao hơn 20% so với năm 2019 và sẽ tiếp tục tăng”, theo báo cáo của Bloomberg .
Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là khả năng tự cung tự cấp. Nhiều công ty tại nước này đã đạt bước tiến trong phát triển thiết bị chế tạo chip, giúp họ không còn phụ thuộc vào công nghệ Mỹ. SMIC đang tìm cách hạn chế ảnh hưởng của việc nằm trong danh sách đen của Mỹ và cải thiện năng lực hiện đại hóa ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.
Trung Quốc cũng đang phát triển CPU, GPU, bộ nhớ và những thiết bị khác để không phải phụ thuộc vào sản phẩm phương Tây. Tuy nhiên, nước này sẽ phải tiếp tục tích trữ những thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng cho đến khi có thể thay thế hoàn toàn trang thiết bị chế tạo chip dùng công nghệ Mỹ, nhất là khi Washington ít có dấu hiệu dỡ bỏ hạn chế trong tương lai gần.
Trung Quốc có hơn 150 triệu thiết bị được kết nối với mạng 5G
Số liệu từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) cho biết, nước này hiện đã có hơn 150 triệu thiết bị được kết nối với mạng 5G và hơn 600.000 trạm gốc 5G đã được lắp đặt.
Thống kê từ cơ quan quản lý viễn thông Trung Quốc cũng cho thấy, hiện đã có hơn 110 triệu người dùng ở Trung Quốc đã đăng ký sử dụng các gói dữ liệu 5G.
Trong khi đó, theo dữ liệu được công bố bởi công ty chuyên về thị trường và dữ liệu người tiêu dùng Statista, dự kiến sẽ có khoảng 42,3 triệu người dùng 5G tại Trung Quốc trong năm 2020 và con số này dự kiến sẽ tăng lên 1,39 tỷ vào năm 2030.
Đánh giá về sự phát triển 5G tại Trung Quốc, ông Wen Ku - một quan chức của MIIT cho biết: "Trong 3 năm tới, Trung Quốc sẽ ở giai đoạn đầu của sự phát triển 5G, vì vậy cần phải có những động thái chủ động trong việc triển khai và phát triển mạng lưới".
Trong khi đó, người đứng đầu Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc - ông Liu Duo cho rằng, hi vọng các dịch vụ sáng tạo liên quan đến 5G sẽ phát triển đáng kể, khi số lượng người dùng 5G tiếp tục tăng lên.
Theo số liệu gần đây của tờ Asia Times, riêng tại khu vực Quảng Đông của Trung Quốc đã có hơn 98.613 trạm gốc 5G được xây dựng. Hơn nữa, số lượng người dùng gói dữ liệu 5G đã vượt quá 20,74 triệu người ở Quảng Đông, tính đến cuối tháng 8 vừa qua.
Chỉ riêng ở Bắc Kinh đã có hơn 5 triệu người dùng 5G. Do đó, thành phố sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng 5G, chẳng hạn như ứng dụng 5G vào các phương tiện không người lái, thúc đẩy xây dựng 5G tại Sân bay Quốc tế Đại Hưng - Bắc Kinh và triển khai 5G các địa điểm tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022.
Và tại Thượng Hải, thành phố này đã lên kế hoạch đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ (1,4 tỷ USD) vào việc xây dựng mạng 5G trong năm 2020, với 30.000 trạm gốc 5G ngoài trời và 50.000 trạm gốc nhỏ trong nhà.
Hãng chip nhớ hàng đầu Trung Quốc khó dứt bỏ Mỹ Yangtze Memory chưa tìm được phương án thay thiết bị Mỹ trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung đe dọa nguồn cung thiết bị bán dẫn của Trung Quốc. 80% thiết bị của Yangtze Memory Technologies Co (YMTC), hãng sản xuất chip nhớ flash hàng đầu Trung Quốc, có nguồn gốc từ Mỹ và Nhật Bản. Dù một số nhà sản xuất...