Trung Quốc sẽ bàn với Pháp về giải pháp chính trị cho xung đột Ukraine
Ông Vương Nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thảo luận với một quan chức Pháp về việc hướng tới giải pháp chính trị ở Ukraine.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở Bắc Kinh ngày 6/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bloomberg, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng ông Vương Nghị và cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Pháp là ông Emmanuel Bonne đã đồng ý trong cuộc điện đàm ngày 5/6 về việc tạo điều kiện để bắt đầu quá trình dàn xếp chính trị.
Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã giao nhiệm vụ cho ông Bonne hợp tác với ông Vương Nghị để thiết lập một khuôn khổ có thể được dùng làm cơ sở cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Không rõ liệu Tổng thống Macron có được Ukraine và các đồng minh ủng hộ kế hoạch của mình hay không, nhưng nhiều người trong số họ đã bác bỏ các đề xuất ngừng bắn nếu các đề xuất này cho phép Nga giữ các khu vực đã chiếm được.
Các cuộc đàm phán trong tương lai sẽ phụ thuộc vào một số điều kiện, trong đó có tình hình cuộc phản công của Ukraine.
Video đang HOT
Hồi tháng 2, Trung Quốc đã công bố giải pháp hòa bình gồm 12 điểm cho Ukraine. Trong đó, Trung Quốc kêu gọi các bên giảm leo thang, ngừng bắn và chấm dứt chiến sự, cũng như tiến tới các cuộc đàm phán hòa bình. Trung Quốc nhấn mạnh rằng cần phải tính tới các mối quan ngại về an ninh của tất cả các bên và không nên cố gắng đảm bảo hòa bình khu vực bằng cách mở rộng các khối quân sự.
Kế hoạch hòa bình của Trung Quốc còn đề cập đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo, trao đổi tù binh và đảm bảo xuất khẩu lương thực thông qua hành lang ngũ cốc.
Trung Quốc kêu gọi cấm phát triển và sử dụng vũ khí sinh học và hóa học, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và tránh xảy ra cuộc khủng hoảng hạt nhân. Theo Trung Quốc, các bên nên ngừng áp đặt những biện pháp trừng phạt đơn phương không được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua, đồng thời chống các nỗ lực vũ khí hóa nền kinh tế toàn cầu. Trung Quốc cũng sẵn sàng hỗ trợ các khu vực xung đột ở Ukraine tái thiết sau chiến tranh.
Kế hoạch mà Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto đưa ra tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore mới đây đó cũng có điểm giống với kế hoạch trên của Trung Quốc.
Theo hãng tin Reuters, ông Prabowo đề xuất một kế hoạch nhiều điểm, trong đó có lệnh ngừng bắn tại vị trí hiện tại của cả hai bên tham gia xung đột và thiết lập một khu phi quân sự. Để thiết lập khu phi quân sự này, hai bên sẽ rút lui 15 km từ vị trí tiền phương của mỗi bên.
Theo ông Prabowo, khu phi quân sự cần được lực lượng gìn giữ hòa bình do Liên hợp quốc triển khai giám sát. Ngoài ra, Liên hợp quốc cần tổ chức trưng cầu ý dân để xác định một cách khách quan mong muốn của đa số người dân ở các khu vực tranh chấp khác nhau.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky đã đề xuất một kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm, trong đó kêu gọi Nga rút toàn bộ binh sĩ khỏi Ukraine. Ông Zelensky cho rằng cơ sở để giải quyết xung đột ở Ukraine chỉ có thể là công thức hòa bình của Ukraine, trong đó có việc khôi phục toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine và thiết lập cơ chế quốc tế về bồi thường thiệt hại cho nước này.
Về phần mình, ngày 2/6, Chủ tịch Cơ quan lập pháp của bán đảo Crimea do Nga bổ nhiệm, ông Vladimir Konstantinov nói: “Chỉ có thể đạt đạt hòa bình nếu phương Tây hiểu cần phải đàm phán với Nga, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa đi đến kết luận như vậy”.
Nga quan tâm tới đề xuất giải pháp hòa bình của Trung Quốc
Điện Kremlin rất quan tâm đến đề xuất giải pháp chính trị gồm 12 điểm đối với cuộc khủng hoảng ở Ukraine và cho rằng nội dung chi tiết của đề xuất này cần được phân tích và tính toán kỹ lưỡng.
Trên đây là tuyên bố của Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, đưa ra ngày 27/2.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh tư liệu: Reuters/TTXVN
Theo hãng tin TASS, phát biểu với báo giới tại Moskva, ông Peskov nhấn mạnh mọi nỗ lực soạn thảo kế hoạch giúp giải quyết hòa bình cuộc xung đột đều được quan tâm. Nga rất quan tâm đến đề xuấ giải pháp mà Trung Quốc đưa ra.
Trả lời câu hỏi về chi tiết bản kế hoạch, ông Peskov lưu ý rằng các chi tiết này cần phải được phân tích kỹ lưỡng, có tính đến lợi ích của các bên và đây là một quá trình không hề dễ dàng. Ông tái khẳng định Nga hiện chưa thấy bất kỳ điều kiện tiên quyết nào để cuộc xung đột có thể được giải quyết theo hướng hòa bình.
Tuyên bố trên của người phát ngôn Điện Kremlin được đưa ra sau khi ngày 24/2, Trung Quốc đã đề xuất giải pháp chính trị gồm 12 điểm đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, trong đó kêu gọi các bên ngừng bắn và nối lại đàm phán hòa bình.
Đề xuất của Trung Quốc nêu rõ các bên cần tuân thủ nghiêm luật pháp quốc tế đã được công nhận, trong đó có các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ). Trung Quốc kêu gọi các bên ngừng bắn và nối lại đàm phán hòa bình, đồng thời đề xuất tất cả các bên liên quan nên ủng hộ Nga và Ukraine nối lại đối thoại trực tiếp càng sớm càng tốt nhằm hạ nhiệt tình hình và cuối cùng đạt được một lệnh ngừng bắn toàn diện.
Trung Quốc cũng cho rằng cần khuyến khích và hỗ trợ tất cả các biện pháp có lợi nhằm giảm bớt mức độ khủng hoảng nhân đạo do cuộc xung đột gây ra. Ngoài ra, đề xuất của Trung Quốc cũng đề cập đến các vấn đề như bảo vệ dân thường, bảo đảm an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân, giảm rủi ro chiến lược, thúc đẩy xuất khẩu ngũ cốc, chấm dứt các biện pháp trừng phạt lẫn nhau, đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu ổn định và thúc đẩy phục hồi sau xung đột.
Mỹ nói chưa thể dự đoán thời điểm diễn ra đàm phán hòa bình ở Ukraine Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Washington vẫn chưa sẵn sàng dự đoán thời điểm bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình giải quyết xung đột Ukraine. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng ở Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters Theo đài Sputnik (Nga), trả lời phỏng vấn...