Trung Quốc rộ lên trào lưu “hôn nhân hai ngả”: Kết hôn rồi ai về nhà đấy, thay vì làm dâu thì làm giàu, đầu tư và mua đất
Xu hướng kết hôn mới được cho là lựa chọn “vẹn cả đôi đường” dành cho các cặp đôi.
“Hôn nhân hai ngả” xuất hiện ở các vùng nông thôn tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, phía đông Trung Quốc. Mô hình “hôn nhân hai ngả” cũng góp phần loại bỏ khái niệm “độc thân” và “kết hôn” được định hình từ xa xưa. Loại mô hình này có thể khẳng định sự tự do cá nhân và hạn chế việc ly hôn do mâu thuẫn gia đình, chuyện mẹ chồng – nàng dâu.
Xu hướng xuất phát từ nhu cầu thực tế
Trước hết, “hôn nhân hai ngả” đem lại nhiều lợi ích cho cả đôi bên. Trong các cuộc hôn nhân truyền thống, hầu hết phụ nữ sau khi gả vào nhà trai thì phần lớn sẽ đi làm dâu. Trên thực tế, nhiều người không thể tránh được chuyện va chạm giữa mẹ chồng – nàng dâu. Nếu là “hôn nhân hai đường” thì người phụ nữ vẫn có thể về chung sống với gia đình.
Thứ hai, “kết hôn hai ngả” có thể giảm bớt áp lực cho người đàn ông. Kiểu kết hôn này sẽ giúp chú rể tránh được cảnh nợ nần. Hình thức hôn nhân này sẽ khiến gia đình chú rể không phải tốn nhiều tiền để mua quà cưới – vốn còn nặng nề ở các vùng quê Trung Quốc – và cô dâu cũng không phải trả của hồi môn, giảm gánh nặng kinh tế cho cả hai bên.
Hình minh họa. Ảnh: Today Online
Vì sao hiện tượng “cưới hai ngả” gia tăng?
Trước đây, hiện tượng “kết hôn hai đường” chỉ xuất hiện ở khu vực nhất định nhưng sau đó dần trở thành trào lưu tại Trung Quốc.
Video đang HOT
1. Tiền tổ chức đám cưới đắt đỏ, giới trẻ chịu áp lực lớn
Lý do khiến nhiều người lựa chọn độc thân chủ yếu là do có ba nguyên nhân chính: Chưa có thu nhập ổn định, tiêu chuẩn cao trong việc lựa chọn bạn đời và năng lực cá nhân còn chưa cao.
Khoản tiền cần cho việc kết hôn là nguyên nhân chính cho nhiều thanh niên vẫn chưa thể lập gia đình. Người đàn ông cần lo liệu rất nhiều loại chi phí cho đám cưới. Một số khoản chi cho đám cưới có thể kể đến như mua nhà riêng, của hồi môn, tiệc cưới, mua xe hơi gia đình, đồ trang sức bằng vàng…
Chuẩn bị tiền sính lễ là 1 trong những phong tục của người Trung Quốc.Ví dụ, tại tỉnh Tứ Xuyên số tiền phải chuẩn bị khoảng 60 nghìn NDT (tương đương 204 triệu đồng) đến 100 nghìn NDT (tương đương 340 triệu đồng).
Theo khảo sát về tổng chi phí kết hôn ở Trung Quốc, thống kê cho thấy mức thấp nhất là 10.000 NDT, và cao nhất là 1,8 triệu NDT. Chi phí trung bình là 226.500 NDT – cao hơn nhiều (gấp khoảng 10 lần) so với mức thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn Lan Khê, Chiết Giang, Trung Quốc vào năm 2020.
2. Nhận thức về sự độc lập của phụ nữ được nâng cao
Hình minh họa. Ảnh: Financial Times
Mười năm trước, nhiều phụ nữ Trung Quốc chọn về cùng chồng ở cùng một thành phố để cùng làm việc và gánh vác gia đình. Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, trong xã hội xuất hiện những ngành nghề mới, mang lại cho phụ nữ nhiều lựa chọn hơn. Nhiều cô gái tự tin có thể sống sung túc mà không cần phụ thuộc vào nam giới.
Wang Jufen, một nhà nghiên cứu chuyên về phát triển phụ nữ tại khoa Phát triển xã hội và Chính sách công của Đại học Fudan, Thượng Hải, nói rằng tỷ lệ kết hôn giảm cho thấy phụ nữ Trung Quốc được giáo dục tốt hơn và nhờ đó độc lập hơn về tài chính.
Thị trường bất động sản không còn là sân chơi riêng cho những người giàu muốn gia tăng tài sản hay những nhà đầu tư muốn đầu cơ. Giờ đây, nữ giới cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến nhà đất, đơn giản để cảm thấy tự do và an toàn.
Mối lo trong tương lai
Tuy nhiên, người ta cho rằng hình thức hôn nhân này có cả mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tiêu cực, tính toàn vẹn của các gia đình hạt nhân và sự riêng tư của các cặp đôi sẽ bị ảnh hưởng. Trong nhiều trường hợp, chồng và vợ sẽ cự cãi về nhiều vấn đề như phân bố thời gian đồng đều cho hai bên gia đình. Và thậm chí có chuyện yêu thương con mình nuôi hơn đứa con còn lại do nhà bên kia nuôi.
Việc duy trì tính độc lập ban đầu là tốt nhưng mức độ gắn bó giữa hai bên gia đình lâu dần sẽ yếu đi. Sự toàn vẹn của gia đình nhỏ cũng như tình cảm đôi bên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Một nhược điểm nữa là trong một gia đình, hai anh em khác họ nhau sẽ gây ra tâm lý khó hòa nhập của cả hai. Nếu hai đứa trẻ có thời gian dài không cùng sống chung, chúng sẽ không có cảm giác của tình cảm ruột thịt.
Khoảnh khắc mẹ già 110 tuổi "nắm tay" con trai 88 tuổi đi chợ mua sắm
Tình mẫu tử luôn là tình cảm rất thiêng liêng của mỗi người, dù người con có trưởng thành, kết hôn nhưng trong mắt người mẹ vẫn mãi là những đứa trẻ cần được yêu thương, bảo vệ.
Sinh ra và nuôi con nên người, người mẹ không ngại khó khăn, vất vả. Thế nhưng, đôi vai ấy sẽ có những lúc mệt mỏi, không còn đủ sức gánh vác lo cho con mình bởi tuổi già sức yếu. Chính vì thế, khi mẹ già, để đáp lại tình cảm không ít người đã không ngần ngại sống bên cạnh mẹ, cùng mẹ trải qua những niềm vui nhỏ trong cuộc sống.
Tình mẫu tử luôn là tình cảm vô cùng thiêng liêng của mỗi con người. (Ảnh minh họa: Dân Trí)
Mới đây nhất, trang Sohu đăng tải khoảnh khắc đặc biệt của hai mẹ con đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Theo đó, ở trên phố, dòng người đi qua đi lại đã chứng kiến hai mẹ con nắm chặt tay nhau đi mua sắm. Điểm đặc biệt là hai mẹ con trong câu chuyện trên cộng lại đã gần 200 tuổi, mẹ thì 110 tuổi còn con thì 88 tuổi.
Khoảnh khắc hai mẹ con nắm tay nhau đi giữa phố gây chú ý. (Ảnh: Sohu)
Được biết, người mẹ trong ảnh tên là Lâm Muội, sinh năm 1913, đến từ Phúc Kiến, Trung Quốc. Dù tuổi đã cao nhưng sức khỏe của cụ vẫn rất tốt, cụ có tính cách rất cởi mở và lạc quan. Con trai của cụ năm nay đã hơn 88 tuổi. Ngày 15 /10 vừa qua, một quán trà ở gần nhà đã tổ chức bữa tiệc trà, cụ Lâm Muội và con cháu được mời đến dự, sau khi dự tiệc xong xuôi, người con trai cụ đã rủ cụ đi ngắm phố, chụp ảnh. Cụ bất ngờ vì khi hai mẹ con đi dạo phố thì được rất nhiều mọi người chú ý, ngưỡng mộ và không ít người đã xin ghi lại khoảnh khắc con trai nắm tay cụ đi phố mua đồ.
Cụ Lâm Muội và người con đã đi dự tiệc trà. (Ảnh: Sohu)
Hai mẹ con nhận được sự quan tâm của rất nhiều người xung quanh. (Ảnh: Sohu)
Sau khi những hình ảnh được đăng tải đã nhanh chóng lan truyền khắp nơi, không ít người bày tỏ sự thích thú, cảm động trước hình ảnh tuyệt vời rất hiếm gập. Một số người bình luận như sau:
- Tuyệt ghê, đúng là khoảnh khắc ít gặp. Mẹ già được con chăm sóc, chắc hạnh phúc lắm.
- Đúng là câu chuyện tuyệt vời, mình cũng muốn mẹ mình sẽ chứng kiến mình trưởng thành và ở bên mình thật lâu để mình có thể chăm sóc mẹ.
- Thế này mới tuyệt vời chứ, chúc ông bà thật khỏe.
- Mình thích những câu chuyện như này, đơn giản và rất cảm động.
Mẹ chồng chiều con dâu như con đẻ, cơm cữ ngày 3 bữa mang tận phòng Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu luôn là vấn đề khiến nhiều cô gái lo ngại khi bước chân về nhà chồng. Thế nhưng, trên thực tế, ngày nay có rất nhiều mẹ chồng thương con dâu như con đẻ, luôn lo lắng, quan tâm, chăm sóc. Gia đình nhà chồng của chị Trang. (Ảnh: Thời báo Văn học Nghệ Thuật)...