Trung Quốc ra 1 quyết định, khiến cả thế giới có nguy cơ “đứng yên” hơn 40 ngày
Tình trạng gián đoạn kéo dài gấp đôi, gấp ba thông thường do 1 biện pháp chống dịch của Bắc Kinh.
Yêu cầu thời gian cách ly dài với thuỷ thủ đoàn của Trung Quốc đang tạo ra sự không hài lòng của các hãng vận tải biển.
Do các quy định kiểm dịch nghiêm ngặt đối với thuỷ thủ đoàn, các nhà khai thác tàu trung chuyển tại các cảng ở miền nam Trung Quốc đã quyết định tạm ngừng dịch vụ ít nhất sáu tuần trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022. Giới vận tải biển cho rằng đây là một quyết định có khả năng làm gia tăng tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đang căng thẳng.
Các đại gia vận tải biển toàn cầu như Ocean Network Express, Hapag-Lloyd và Evergreen đều đã thông báo với khách hàng rằng họ tạm thời ngừng nhận các đơn hàng cho hàng hóa đi đến các cảng nhỏ ở đồng bằng sông Châu Giang và tỉnh Phúc Kiến với nguyên nhân nêu trên.
“Việc tạm ngừng này là do yêu cầu cách ly Covid-19 đối với thủy thủ đoàn đi lại giữa miền nam Trung Quốc và Hồng Kông sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022″ trích thông báo của tập đoàn Hapag-Lloyd.
Video đang HOT
Trước đại dịch, các hãng khai thác trung chuyển đã thông báo tạm ngừng hoạt động trong 2-3 tuần cho kỳ nghỉ Tết bắt đầu từ ngày 31/1/2022.
“Rõ ràng là thủy thủ đoàn muốn có thể về quê đón Tết Nguyên đán” Lars Jensen, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn vận tải container Vespucci Maritime cho biết.
“Điều này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hóa di chuyển trực tiếp đến hoặc đi từ các cảng biển nước sâu lớn, nhưng có thể phát sinh một loạt vấn đề đi kèm. Ví dụ như, lượng hàng hóa vận chuyển từ các cảng nhỏ hơn có thể tăng lên sớm hơn thông thường”.
Cảng Yantian tại Thâm Quyến là một trong những cảng biển nhộn nhịp nhất trên thế giới.
Ông Akhil Nair, Phó chủ tịch quản lý hãng vận tải toàn cầu và chiến lược đường biển tại Seko Logistics, cho biết quyết định tạm dừng đặt hàng của các công ty vận tải biển có vẻ nhằm tránh việc hàng hóa nhập khẩu dồn ứ tại các cảng lớn hơn tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
“Tôi nghĩ rằng họ không muốn lượng hàng hoá từ nước ngoài ùn ứ trong dịp Tết Nguyên đán khi số hàng này tập trung tại các cảng trung chuyển”, ông Nair nói, “Với tình trạng ngày càng ít chỗ trống tại cảng vì bị tắc nghẽn, tôi cho đây là biện pháp thận trọng.”
Các chuyên gia cho biết, việc các nhà khai thác trung chuyển ngừng cung cấp dịch vụ trong nhiều tuần có thể gây áp lực lên vận tải đường bộ ở miền nam Trung Quốc, vì vận tải đường thủy khoảng cách ngắn sẽ được chuyển hướng sang vận tải bằng xe tải.
“Tôi cho rằng điều này có thể khiến tình trạng tắc nghẽn đường bộ và dòng chảy hàng hóa trong dịp Tết càng nghiêm trọng hơn” Ông Nair nói.
Là một phần trong cách tiếp cận mạnh tay của Bắc Kinh đối với nỗ lực kiểm soát đại dịch Covid-19, việc kéo dài thời gian cách ly đối với thủy thủ đoàn đang gây ra sự bất bình ngày càng tăng tại các tập đoàn vận tải biển, đặc biệt là khi ngành này đang phải vật lộn với những gián đoạn trên quy mô toàn cầu như tình trạng tắc nghẽn tại các cảng và thiếu lao động.
Được biết, thành viên trên các tàu viễn dương phải cách ly ít nhất 21 ngày sau khi họ xuống tàu tại các cảng phía bắc Trung Quốc và 14 ngày tại các cảng phía nam. Nhiều cảng ở Trung Quốc thậm chí còn cấm thủy thủ đoàn rời tàu.
Đối với các thuyền viên Trung Quốc xuống cảng ở nước ngoài, họ cần phải cách ly tại địa phương từ 2- 3 tuần trước khi có thể quay về quê hương. Khi về nước, họ vẫn phải cách ly ít nhất 2 tuần tại khách sạn, tùy thuộc vào quy định của từng nơi.
Chủ tịch DP World: Tình trạng tắc nghẽn vận tải biển toàn cầu chưa có hồi kết
Ông Sultan Ahmed bin Sulayem, Chủ tịch tập đoàn logistics khổng lồ DP World của Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) có trụ sở tại Dubai, cho biết tình trạng thiếu hụt container vận chuyển, tắc nghẽn cảng và giá cước vận chuyển cao ngất ngưởng, vốn gây xáo trộn cho hoạt động thương mại toàn cầu thời gian qua, vẫn chưa có hồi kết.
Tàu chở hàng hóa cập cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Sự kết hợp của các lệnh phong tỏa liên quan tới đại dịch COVID-19 và sự phục hồi nhanh ngoài dự kiến của nhu cầu tiêu thụ khi các nền kinh tế mở lại các hoạt động sau đại dịch đã dẫn tới các tình trạng căng thẳng trong lĩnh vực kho vận (logistics).
Theo ông Sultan Ahmed bin Sulayem, sẽ mất nhiều thời gian để khắc phục vẫn đề này, song ông không đưa ra dự báo khi nào sự gián đoạn đó sẽ kết thúc.
Sau sự cố kênh đào Suez lại đến dịch COVID-19 ở cảng Diêm Điền của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, gây ra tắc nghẽn kéo dài cho ngành vận tải biển toàn cầu. Các chuyên gia phân tích nhận định, nếu các vấn đề cơ bản không được giải quyết nhanh thì tắc nghẽn của ngành vận tải bằng container trên các tuyến hàng hải quốc tế có thể kéo dài tới Giáng sinh năm nay.
DP World thuộc sở hữu nhà nước UAE là một trong những nhà khai thác cảng biển lớn nhất thế giới, vận hành hơn 90 cơ sở tại 6 quốc gia.
Ông Sultan Ahmed bin Sulayem cũng cho biết, lực lượng lao động của tập đoàn này sẽ tăng lên gần 100.000 người trong 3 - 4 tháng tới, từ mức hiện tại là 56.000 lao động.
Trung Quốc phát hiện ca COVID-19 chưa rõ nguồn lây ở cảng biển lớn nhất thế giới Một nhân viên làm việc tại công ty vận tải container ở cảng Ninh Ba-Châu San, cảng hàng hoá bận rộn nhất thế giới thuộc tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 ngày11/8. Cảng Ninh Ba-Châu San, tỉnh chiết Giang, miền đông Trung Quốc. Ảnh: Global Times Theo tờ Thời báo Hoàn...