Trung Quốc lên tiếng về việc tàu hải quân Đức đi qua Eo biển Đài Loan
Quân đội Trung Quốc hôm thứ Bảy đã lên tiếng phản đối việc hai tàu hải quân Đức đi qua Eo biển Đài Loan, cho rằng hành động này làm gia tăng rủi ro an ninh.
Bộ Tư lệnh Quân khu phía Đông của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết, tàu khu trục Đức Baden-Wrttemberg và tàu tiếp tế Frankfurt am Main đã đi qua Eo biển Đài Loan vào thứ Sáu.
“Hành vi của phía Đức làm gia tăng rủi ro an ninh và phát đi tín hiệu sai. Quân đội trong khu vực luôn trong tình trạng báo động cao và sẽ kiên quyết phản ứng lại mọi mối đ.e dọ.a và hành động khiêu khích”, tuyên bố cho biết.
Video đang HOT
Tàu tiếp tế Frankfurt am Main là một trong hai tàu của hải quân Đức đã đi qua Eo biển Đài Loan vào thứ Sáu. Ảnh: AFP
Trong một tuyên bố riêng, Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức cho biết họ đã gửi “lời phản đối” tới Berlin, nói rằng Đài Loan thuộc về Trung Quốc. “Vấn đề về Đài Loan không phải là vấn đề ‘tự do hàng hải’, mà là vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”, thông cáo cho biết.
Thông cáo cho biết thêm, Trung Quốc kêu gọi Đức tránh mọi “sự can thiệp” có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ song phương.
Các tàu chiến của Mỹ đi qua eo biển này – một tuyến đường thương mại chính mà khoảng một nửa số tàu container toàn cầu đi qua – khoảng hai tháng một lần. Một số đồng minh của Mỹ như Canada và Vương quốc Anh cũng thỉnh thoảng đi qua đây.
Hoạt động sản xuất của Eurozone vẫn 'sa lầy'
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy hoạt động sản xuất của Khu vực đồng tiề.n chung châu Âu (Eurozone) vẫn "sa lầy" trong tháng 8/2024, và sự phục hồi có thể còn lâu mới diễn ra do nhu cầu tiêu dùng đang giảm với tốc độ mạnh nhất trong năm nay.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ở Frankfurt am Main, miền Tây Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Khảo sát của ngân hàng Thương mại Hamburg (HCOB) do S&P Global tổng hợp vừa được công bố ngày 2/9 cho thấy, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất tại Eurozone đứng ở mức 45,8 trong tháng 8/2024, cao hơn mức ước tính sơ bộ 45,6 và nằm dưới mốc 50- phân định giữa tăng trưởng và suy giảm.
Chuyên gia Cyrus de la Rubia của HCOB cho biết: "Mọi thứ đang xuống dốc với tốc độ nhanh chóng. Lĩnh vực sản xuất của Eurozone đã bị mắc kẹt trong một lối mòn, với các điều kiện kinh doanh trở nên tồi tệ trong ba tháng liên tiếp, dẫn tới đà suy giảm của lĩnh vực sản xuất kéo dài 26 tháng liên tiếp và có thể lâu hơn nữa".
Quan trọng hơn, chuyên gia De la Rubia lưu ý rằng: "Các đơn đặt hàng mới, cả trong nước và quốc tế, thậm chí còn chậm lại, làm tiêu tan mọi hy vọng ngắn hạn về sự phục hồi". Nhu cầu từ nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất ở Eurozone đang giảm với tốc độ nhanh nhất trong năm nay. Sự sụt giảm đó diễn ra khi các nhà sản xuất tăng giá lần đầu tiên sau 16 tháng, dẫn đầu là các nhà sản xuất ở Pháp, Hà Lan, Hy Lạp và Italy.
Chuyên gia De la Rubia cho biết: "Điều này có thể gây rắc rối cho ECB, vốn đang phải vật lộn với lạm phát dai dẳng trong lĩnh vực dịch vụ trong khi dựa vào giá sản xuất giảm để duy trì đà giảm lạm phát".
Dữ liệu sơ bộ ngày 30/8 cho thấy lạm phát chung của Eurozone trong tháng 8/2024 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm là 2,2%, củng cố nhu cầu nới lỏng chính sách tiề.n tệ từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Theo hơn 80% các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò tháng 8 của hãng tin Reuters, ECB sẽ cắt giảm lãi suất thêm hai lần nữa trong năm nay, vào tháng 9 và tháng 12, ít hơn so với kỳ vọng của thị trường.
ECB giữ nguyên lãi suất Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã giữ nguyên lãi suất ở mức 3,75% như dự báo tại cuộc họp vào ngày 18/7. Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ở Frankfurt am Main, miền Tây Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN ECB đã hạ lãi suất từ các mức cao kỷ lục vào tháng 6/2024, dù tiến triển trong việc...