Trung Quốc không chấp nhận đề nghị của Mỹ về điện đàm 2 Bộ trưởng Quốc phòng
Theo Bắc Kinh, Washington “vô trách nhiệm và sai lầm nghiêm trọng”, do vậy Trung Quốc không chấp nhận đề nghị của Mỹ về điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước.
Trong tuyên bố mới nhất đưa ra chiều nay (9/2), Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đã “không chấp nhận” đề nghị của phía Mỹ về cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước vì cách làm “sai lầm nghiêm trọng” của Washington.
Trong một tuyên bố đăng trên tài khoản WeChat chính thức của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, người phát ngôn bộ này – ông Đàm Khắc Phi cho biết, mới đây, phía Mỹ đã đề nghị tiến hành một cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước để trao đổi về sự cố khí cầu.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Trung Quốc)
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, “việc Mỹ khăng khăng sử dụng vũ lực tấn công tàu bay không người lái dân sự của Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng thông lệ quốc tế và tạo ra tiền lệ xấu”.
Video đang HOT
Theo Bắc Kinh, cách hành xử của Washington là “vô trách nhiệm và sai lầm nghiêm trọng”, “chưa tạo được bầu không khí đối thoại, trao đổi cần có” giữa quân đội hai bên, do vậy “Trung Quốc không chấp nhận đề nghị của phía Mỹ về cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước”.
Ông Đàm Khắc Phi tái khẳng định, Trung Quốc bảo lưu quyền sử dụng các biện pháp cần thiết để xử lý các tình huống tương tự.
Cũng trong chiều 9/2, phản ứng trước tuyên bố của Mỹ cho rằng Trung Quốc sử dụng khinh khí cầu do thám ở khắp 5 châu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh: “Việc Mỹ phản ứng thái quá và lạm dụng vũ lực bất chấp những lời giải thích và liên lạc nhiều lần của Trung Quốc là vô trách nhiệm. Mỹ tuyên bố khí cầu này là một phần của cái gọi là “phi đội bay”, tôi không hiểu. Tôi nghĩ, đó có thể là một phần trong cuộc chiến thông tin và dư luận của Mỹ nhằm vào Trung Quốc”.
Bà không cung cấp thêm thông tin về các thiết bị trên khinh khí cầu, nhưng trước việc chính phủ Nhật Bản trao đổi thông tin với Mỹ về khí cầu của Trung Quốc, người phát ngôn đã yêu cầu Tokyo giữ quan điểm khách quan và công bằng, thay vì “chạy theo Mỹ thổi phồng” vấn đề.
Những ngày gần đây, vấn đề sở hữu các mảnh vỡ khinh khí cầu Trung Quốc sau khi bị Mỹ bắn hạ đang trở thành tâm điểm đối đầu mới giữa hai nước.
Trong khi người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết, sẽ không trả lại Trung Quốc mảnh vỡ được trục vớt, thì phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh đáp trả “khinh khí cầu này không phải của Mỹ, mà thuộc về Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình”.
Trung Quốc từ chối điện đàm với Lầu Năm Góc sau vụ bắn hạ khinh khí cầu
Trung Quốc đã từ chối lời đề nghị điện đàm của Mỹ sau khi xảy ra vụ bắn hạ khinh khí cầu cuối tuần qua.
Tạp chí Newsweek đưa tin đó là tiết lộ của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 7/2. Theo đó, Lầu Năm Góc đã gửi đề nghị tổ chức một cuộc gọi kín giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa vào hôm 4/2, ngay sau khi tiêm kích Mỹ bắn hạ khí cầu của Trung Quốc ở ngoài khơi Nam Carolina.
Tuy nhiên, Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Pat Ryder cho biết phía Bắc Kinh cho đến nay vẫn từ chối lời đề nghị này.
"Chúng tôi tin vào tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc mở giữa Mỹ và Trung Quốc để quản lý mối quan hệ theo cách có trách nhiệm. Các đường dây liên lạc giữa quân đội hai bên đặc biệt quan trọng ở những thời điểm như thế này", ông Ryder nói.
Hai chính phủ Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa tìm được tiếng nói sau khi một khinh khí cầu của Trung Quốc - bay ngang qua Quần đảo Aleutian của Alaska, Canada và lục địa Mỹ trong tuần qua.
Trung Quốc đã phản bác cáo buộc của Mỹ, đồng thời cho biết đó là một khi khí cầu dân sự dùng để nghiên cứu khí tượng. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Nhà Trắng đã phản ứng thái quá đối với sự việc trên.
Ngày 6/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đã duy trì liên lạc với Mỹ, cũng như nỗ lực hết sức để giải quyết vấn đề này một cách có trách nhiệm.
"Việc khí cầu vô tình xâm nhập không phận Mỹ là hoàn toàn bất khả kháng. Tuy nhiên, đó là một phép thử đối với sự chân thành của Mỹ đối với việc ổn định và cải thiện quan hệ với Trung Quốc, cũng như cách tiếp cận của họ khi quản lý khủng hoảng", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh.
Khi được hỏi về thông tin cho rằng Trung Quốc từ chối cuộc gọi của Lầu Năm Góc, bà Mao Ninh đã chuyển câu hỏi này đến Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Ngày 6/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định quan hệ với Trung Quốc không suy yếu sau vụ Mỹ bắn rơi khinh khí cầu Trung Quốc. Phát biểu với các phóng viên, Tổng thống Biden nêu quan điểm rằng lực lượng chức năng Mỹ bắn hạ khinh khi cầu dựa trên nhận định hợp lý. Ông khẳng định đây là thực tế, không đặt ra vấn đề suy yếu hay tăng cường quan hệ song phương.
Tình báo Mỹ đưa ra báo cáo giữa sự cố khí cầu làm quan hệ Washington - Bắc Kinh căng thẳng Một khinh khí cầu nghi là do thám của Trung Quốc đã bay qua Hawaii và Florida khi đi vòng quanh Trái Đất vào năm 2019, bốn năm trước khi Mỹ bắn hạ vật thể tương tự vào cuối tuần trước, theo báo cáo tình báo của lực lượng không quân Mỹ. Cơ quan chức năng thu hồi mảnh vỡ của khinh khí...