Trung Quốc: Hận mẹ, trút axit trả thù con
Người đàn ông từng qua lại với mẹ của cậu bé, và động cơ khiến hắn trả thù cậu bé này là vì mẹ cậu đã bỏ hắn.
Cảnh sát Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô Trung Quốc ngày 31/5 cho hay, thủ phạm gây ra vụ đổ axit lên người cậu bé 12 tuổi trong một vụ tấn công trả thù ngày hôm qua đã ra đầu thú với cảnh sát. Tên này được cho là đã nhận tội với cảnh sát.
Nạn nhân bị bỏng nặng sau khi bị tạt axit (Ảnh minh họa)
Cảnh sát cho hay thủ phạm là một gã đàn ông 51 tuổi tên là Cai Shilin. Hắn đã từng qua lại với mẹ của cậu bé, và động cơ khiến hắn trả thù cậu bé này là vì mẹ cậu đã bỏ hắn.
Cậu bé có tên Le Le này bị bỏng axit nghiêm trọng trên mặt, cổ, ngực và bụng. Theo Modern Express, cậu bé có thể mất một phần thị lực vì mắt cậu bị bỏng rất nghiêm trọng trong vụ tấn công này.
Hiện cậu bé vẫn đang được điều trị tích cực trong bệnh viện nhi.
Video đang HOT
Cảnh sát đã đăng hình của Cai lên mạng sau khi vụ tấn công diễn ra và treo thưởng 1.631 đô-la cho người nào cung cấp manh mối để bắt giữ thủ phạm.
Theo 24h
Vạt da, tái tạo toàn bộ khuôn mặt bỏng axit
Mới đây, khoa phẫu thuật tạo hình Viện Bỏng quốc gia đã thành công trong việc tái tạo toàn bộ khuôn mặt cho một bệnh nhân bỏng axit bằng phương pháp ghép vạt da tự thân.
Khoa này cũng cho biết trước đây đã tái tạo toàn bộ khuôn mặt cho hai bệnh nhân với tỉ lệ thành công 80-85%. Tỉ lệ thành công của ca phẫu thuật lần này đạt đến 95%, nghĩa là khuôn mặt của bệnh nhân khi phục hồi hoàn toàn có thể đạt 95% so với hình dạng ban đầu.
Bà Nguyễn Thị Hằng điều trị tại Viện Bỏng quốc gia - Ảnh: Quang Thế
Khuôn mặt mới
Người được ghép da mặt là bà Nguyễn Thị Hằng, 49 tuổi, ở Thủy Nguyên, Hải Phòng. Bà Hằng được xác định bị bỏng axit toàn bộ khuôn mặt do sử dụng nhầm dung dịch tẩy nốt ruồi để trị ngứa. Theo lời bà Hằng, khuôn mặt trước khi phẫu thuật của bà bị biến dạng khá trầm trọng, rõ nhất ở phần môi và mũi bị axit ăn, kéo lệch lên trên phía mắt, cộng với đó là đám sẹo lồi lõm chạy quanh mặt khiến bà rất đau khổ.
Sau phẫu thuật, toàn bộ phần sẹo do bỏng được lấy đi, thay vào đó là phần da mịn màng được lấy từ lưng và đùi của bà, vùng da này đàn hồi tốt. Tình trạng sức khỏe của bà Hằng rất tích cực, dù chưa thể đi lại nhưng đã có thể ăn uống, trò chuyện. Trong khi những ca phẫu thuật trước phải mất thời gian phục hồi từ nửa tháng đến một tháng.
PGS.TS Vũ Quang Vinh - phó chủ nhiệm khoa phẫu thuật tạo hình Viện Bỏng quốc gia, người có công lớn trong việc tìm và ứng dụng phương pháp ghép da mới, cũng là người trực tiếp phẫu thuật - cho biết so với hai ca trước, ca phẫu thuật này tiến bộ hơn ở ba điểm: thời gian phẫu thuật rút ngắn (trong vòng 9 tiếng, trước đây khoảng nửa ngày), vạt da lấy ghép có độ mỏng hơn, phần da tái tạo sống nhanh hơn (chỉ một ngày sau phẫu thuật, vạt da mới sống được trên khuôn mặt của bệnh nhân).
Phát hiện lớn
"Thường tiếp xúc với nhiều bệnh nhân bỏng do nước sôi, bỏng lửa... nhưng ám ảnh nhất với tôi chính là các bệnh nhân bị bỏng hóa chất, đặc biệt axit. Khác với những loại vật chất gây bỏng khác, axit có độ tàn phá khủng khiếp, không chỉ da bị tổn thương mà cả bộ phận phía trong như xương... có thể bị phá hủy" PGS.TS Vũ Quang Vinh
BS Vinh cho biết về lý thuyết, phẫu thuật giải phẫu, chỉnh hình thẩm mỹ phải đạt được hai tiêu chí cơ bản về mặt thẩm mỹ và chức năng. Nhưng các phương pháp ghép da hiện thời không đảm bảo được những tiêu chí đó hoặc chỉ có thể đảm bảo được một tiêu chí mà thôi.
Ở phương pháp ghép vạt da tử thi (lấy da mặt của người chết ghép cho người sống) có thể đảm bảo được yếu tố thẩm mỹ, khuôn mặt sau tái tạo của bệnh nhân có thể đạt 100% như khuôn mặt ban đầu do cấu tạo vùng da mặt ở người gần như tương thích với nhau. Tuy nhiên, không chỉ ở mặt tâm lý, hạn chế của phương pháp này còn ở chỗ người được ghép da sẽ phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời nếu không muốn phần da mới bị đào thải. Điều này đồng nghĩa với cơ thể mất đi lá chắn bảo vệ, do vậy rất dễ dàng mắc nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm...
Những phương pháp ghép vạt da tự thân khác cũng có nhiều nhược điểm. Phương pháp ghép da dày toàn lớp được xem là phương pháp kinh điển, đơn giản nhất được áp dụng từ trước tới nay nhưng để lại nhiều đường sẹo lồi lõm, phần da được nối mới không tương đồng về màu sắc với màu da cũ, không đảm bảo được độ đàn hồi, thun giãn, vì thế gây khó khăn trong cử động cơ mặt cho bệnh nhân...
Không thỏa mãn với những phương pháp ghép da đương thời, BS Vinh không ngừng tìm kiếm phương pháp khác. Cho đến năm 2001, BS Vinh được tiếp cận với công nghệ vi phẫu từ giáo sư người Nhật cũng là thầy dạy học trực tiếp của ông. Từ đó, ông ứng dụng thành tựu của công nghệ này vào phẫu thuật ghép da.
Công nghệ vi phẫu giúp tìm ra mạch máu dùng để nuôi phần da được ghép mới, vì thế kích thước của vạt da ghép được tăng lên đáng kể, vạt da được ghép cũng mỏng hơn rất nhiều so với việc sử dụng kỹ thuật ghép da cũ. Từ phát hiện này, năm 2006, BS Vinh ứng dụng phẫu thuật ghép nửa khuôn mặt bị bỏng axit, trả lại sự tự tin cho một thẩm phán nữ ở Hà Nội. Sau khi viết bài và đăng trên tạp chí y học ở Mỹ, phát hiện của BS Vinh gây được ấn tượng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, thành công này vẫn không làm thỏa mãn BS Vinh. Theo phân tích của ông, phương pháp ghép da nửa mặt dựa trên công nghệ vi phẫu mặc dù có tiến bộ hơn, vạt da được đưa vào ghép đã mỏng hơn, chức năng vận động cơ mặt tốt hơn, tuy nhiên vẫn để vết sẹo dọc dài chia nửa khuôn mặt bệnh nhân.
Điều này làm ông nghĩ đến ý tưởng ghép toàn bộ da mặt. BS Vinh chia sẻ điểm mấu chốt của kỹ thuật ghép da mặt toàn bộ là ở chỗ có thể tìm được những mạch máu cung cấp máu cho toàn bộ vùng da mặt được ghép sau này.
Theo Alobacsi
Tạt axit kinh hoàng, hai vợ chồng cùng bỏng nặng Ngày 8/11, tin từ Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho 2 bệnh nhân là vợ chồng bị tạt axit dã man. Hiện vẫn chưa thể biết có giữ được đôi mắt cho anh Lộc hay không Anh Lộc dính cả ca axit vào người Chị Nguyễn Thị Mỹ Phúc (SN 1981) kể lại: Khoảng...