Trung Quốc đang dùng tàu gì để nạo vét, lấn biển phi pháp ở Trường Sa
Khả năng hoạt động của tàu nạo nét TQ đáng kinh ngạc, có thể vét bùn từ đáy biển và đổ bùn với tốc độ 4.500 m3/giờ, tạo cơ sở cho thay đổi lớn ở Trường Sa.
Những thay đổi lớn ở đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng Quan sát, TQ)
Tờ “The Times” Anh ngày 11 tháng 9 đưa tin, Mỹ và các cơ quan tình báo châu Á đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của một chiếc “tàu nạo vét” lớn của Trung Quốc, hoạt động “xây đảo” (phi pháp) của tàu này ở Biển Đông đang “làm thay đổi bản đồ” của khu vực này.
Video đang HOT
Bài báo cho rằng, nhìn vào những hình ảnh chụp được gần đây, chiếc tàu này luôn hoạt động (phi pháp) ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Chiếc tàu nạo vét này làm cho Trung Quốc có thể nhanh chóng biến các đá ngầm nhỏ không có gì thành “đảo nhân tạo” rộng (một cách bất hợp pháp), ở phía trên có thể xây dựng các công trình lớn, hạ tầng công nghiệp, thậm chí đường băng máy bay nhỏ.
Bài báo dẫn lời nhà phân tích quốc phòng cho rằng, ở khu vực tồn tại đối đầu lâu dài này, tham vọng và thách thức tạo ra từ hoạt động “xây đảo” (bất hợp pháp) của tàu nạo vét “Thiên Kình” khiến người ta kinh ngạc.
Theo bài báo, khả năng hoạt động của tàu nạo nét này là “kinh người”, có thể vét bùn từ đáy biển, sau đó đổ bùn với tốc độ 4.500 m3/giờ.
Hình ảnh chụp được từ trên không gần đây của cơ quan tình báo cho thấy, trong thời gian 3 tháng qua, tàu nạo vét dài 127 m này của Trung Quốc đã biến 2 đá ngầm hiện do Trung Quốc kiểm soát (xâm lược) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) thành trạng thái có thể tiến hành hoạt động xây dựng mới ở bên trên.
Trung Quốc xâm lược đá Gạc Ma của Việt Nam vào năm 1988, nay đang lấn biển xây đảo phi pháp ở đây (hình ảnh nguồn mạng Quan sát, TQ)
Bài báo cho rằng, dư luận quốc tế đặc biệt quan âm đến công trình lấn biển do Trung Quốc triển khai ở xung quanh đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), bởi vì đá ngầm này nằm ở khu vực “giao lộ” một số tuyến đường quan trọng, có ý nghĩa chiến lược quan trọng.
Một số cố vấn của Lầu Năm Góc cho rằng, ít nhất hiện nay, Trung Quốc còn không có khả năng lớn xây dựng hạ tầng quân sự quan trọng trên đảo mới xây.
Nhưng, những nhà phân tích này cho rằng, kế hoạch xây dựng cảng biển cỡ nhỏ hoặc đường băng sử dụng cho máy bay hạng nhẹ có thể là một phần của kế hoạch lâu dài của Trung Quốc – đó là họ muốn lập ra cái gọi là “Khu nhận biết phòng không” (Vùng nhận diện phòng không).
Theo Giáo Dục