Trung Quốc có thể đánh bại Mỹ ở Tây Thái Bình Dương?
Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có khả năng đánh bại Mỹ và đồng minh nếu xảy ra xung đột ở Tây Thái Bình Dương, theo nhận định của một nhà nghiên cứu người Nga.
Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan ở Thái Bình Dương hồi năm 2011 – Ảnh: Reuters
Trong một bài viết trên website Đài tiếng nói nước Nga ngày 27.12, ông Vassily Kashin, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho biết đến năm 2020, Trung Quốc có đủ khả năng đánh bại Mỹ hoặc làm chậm việc di chuyển của các lực lượng Mỹ đến khu vực Tây Thái Bình Dương. Vì đến năm 2020, Bắc Kinh sẽ hoàn tất chu kỳ cải tổ quân đội và hiện đại hóa khí tài quân sự.
Ông Kashin cho rằng quân đội Mỹ đã áp dụng chiến lược tác chiến không – hải (AirSea Battle) kể từ năm 2010 với mục đích ngăn chặn nỗ lực phối hợp giữa Iran và Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự bành trướng của quân đội ở các khu vực Tây Thái Bình Dương và vịnh Ba Tư.
Chiến lược AirSea Battle bao gồm việc sử dụng các máy bay ném bom và tàu ngầm để đánh bại hệ thống radar giám sát tầm xa và làm chệch hướng độ chính xác của hệ thống tên lửa. Cho tới khi quân đội đối phương “bị bịt mắt”, thì một cuộc tấn công hải quân và không quân lớn sẽ xảy ra.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Kashin cho rằng Trung Quốc chuẩn bị chống lại chiến lược AirSea Battle trong nhiều năm qua, đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo các vũ khí chống tiếp cận, chống can dự, cụ thể là các tên lửa tầm xa có thể phá hủy tàu sân bay hoặc tấn công các căn cứ để triệt tiêu những ưu thế quân sự của Mỹ ở vùng biển Thái Bình Dương, đồng thời tiến hành hàng loạt các cuộc tập trận ở Tây Thái Dương.
Trong khi đó, Mỹ cũng sẽ không thể tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc bởi Washington đang đối diện với những vấn đề tài chính và kinh tế, cắt giảm ngân sách và còn phải chật vật giữ sự hiện diện quân sự tại khu vực Trung Đông, ông Kashin cho hay.
Mỹ có hai đồng minh mạnh ở châu Á – Thái Bình Dương là Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng theo nhận định của ông Kashin một mình Hàn Quốc hoặc Nhật Bản không thể chống lại Trung Quốc.
Hàn Quốc thì phải đối phó với Triều Tiên, trong khi Nhật Bản chỉ có đủ vũ khí để phòng thủ trước nguy cơ tấn công từ Trung Quốc, theo ông Kashin. Trong khi, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có “lục đục” về tranh chấp biển đảo.
“Còn Đài Loan thì không thể giúp gì nếu xung độ Trung – Mỹ xảy ra vì các lý do chính trị; sức mạnh quân sự của Philippines chẳng giúp ích gì cho Mỹ, còn đồng minh châu Âu thì có thể không thấy ‘ích lợi’ gì để giúp Mỹ chống Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương”, ông Kashin cho biết.
Ông Kashin cho rằng: “Mỹ có thể đơn giản phải chấp nhận thua cuộc trước Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương” và cách duy nhất để bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Đông Á là tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự, khí tài quân sự tối tân đến Tây Thái Bình Dương.
Theo TNO
"Chùm mũi tiêm lửa" diệt giặc trời của quân đội Việt Nam
ZCY- 23, hay còn có tên gọi khác là pháo phòng không tự hành 23mm do Liên Xô sản xuất là loại vũ khí lợi hại của bộ đội Phòng không - Không quân Việt Nam trong tác chiến hiệp đồng bảo vệ bầu trời Tổ quốc, bảo vệ mục tiêu trên mặt đất, bảo vệ đội hình hành quân của các lực lượng binh chủng hợp thành. Khi nhả đạn, loại vũ khí này được ví như "chùm mũi tiêm lửa", có thể tiêu diện, hạ gục đối phương trong chớp mắt.
Về cơ bản, vũ khí này gồm pháo phòng không 4 nòng đặt trên xe bánh xích. Ngoài ra, trên xe còn có hệ thống ra-đa phát hiện mục tiêu trên không tới hơn 12km và bám sát mục tiêu hiệu quả ở phạm vi 10km; máy dẫn đường; các loại khí tài quan sát ban ngày, ban đêm; khí tài ngắm bắn; phương tiện thông tin liên lạc; thiết bị phòng, chống nguyên tử, tẩy độc...
ZCY-23 trên đường cơ động
Đây là vũ khí có nhiều tính năng ưu việt, như khả năng cơ động cao ở nhiều loại địa hình khác nhau. Xe có thể vượt dốc cao dưới 30 độ hoặc đi trong điều kiện mặt đường nghiêng dưới 10 độ. Xe có khả năng vượt qua hố sâu 1m, rộng dưới 2,5m và vượt chướng ngại vật cao 1m. Nếu hành quân trên đường nhựa, vận tốc của xe ZCY-23 có thể đạt tới 50km/giờ; hành quân trên đường đất, vận tốc có thể đạt tới 30km/giờ. Xe có thể vừa đi vừa bắn hiệu quả ở tốc độ dưới 35km/giờ ở địa hình bằng phẳng và dưới 20km/giờ ở địa hình dã chiến.
ZCY-23 cảnh giác quản lý bầu trời
Pháo 23mm đặt trên xe gồm 4 nòng. Nòng pháo có thể điều khiển tạo góc bắn đến 85 độ so với mặt phẳng ngang và có thể quay tròn 360 độ. Pháo có tốc độ bắn cao nhất đạt 3.400 viên/phút. Loại pháo này có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở trên không, đồng thời có thể diệt mục tiêu trên mặt đất, mặt nước ở cự ly khoảng 2.000m.
Mới đây, Quân chủng Phòng không - Không quân vừa tổ chức cho các đơn vị sử dụng ZCY-23 diễn tập bắn đạn thật năm 2013, trong đó có bắn pháo ZCY-23. Các xe di chuyển đến vị trí trú ẩn và phối hợp với các loại pháo phòng không khác tiêu diệt mục tiêu, bảo vệ đội hình chiến đấu. Hầu hết các đơn vị đều bắn tốt và tiêu diệt mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu.
Theo ANTD
Vì sao Trung Quốc cho tàu chiến suýt đâm tàu Mỹ trên Biển Đông? Thông tin về việc tàu hải quân Trung Quốc đã cố tình buộc tàu chiến của Mỹ phải chuyển hướng trên Biển Đông để tránh va chạm khiến giới chức Mỹ và các nhà phân tích kỳ cựu châu Á không khỏi đặt ra câu hỏi: Trung Quốc đang muốn chứng tỏ điều gì? Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trong...