Trùm ma túy và người tình trẻ hầu tòa
Lúc chủ tọa đang kiểm tra căn cước, ông trùm ma túy kêu mệt khiến phiên xử phải hoãn lại. Bước ra xe thùng để về trại tạm giam, Khánh lại cười tươi.
Ngày 20/8, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên xử sơ thẩm ông trùm Nguyễn Quốc Khánh (55 tuổi, ở phường Lê Mao, TP Vinh, Nghệ An) và đồng bọn về hành vi Mua bán trái phép chất ma túy. Tòa nhiều lần trước đó phải hoãn vì lý do sức khỏe của bị cáo này không tốt.
Cũng như lần trước, hôm nay, khi chủ tọa phiên tòa đang kiểm tra căn cước, Khánh kêu mệt, khóc lóc và có một số biểu hiện giống người bị tâm thần.
Xét thấy thân chủ của mình có vấn đề về sức khỏe, luật sư bảo vệ cho bị cáo 55 tuổi đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để trưng cầu giám định lại sức khỏe của Khánh.
Khánh (ngoài cùng bên phải) liên tục có biểu hiện khóc, cười nói ngờ nghệch khi phiên tòa chuẩn bị xét xử. Ảnh: Phạm Hòa.
Khi HĐXX quyết định dừng phiên tòa, phóng viên quan sát thấy bị cáo Khánh tươi cười, ung dung bước ra xe thùng để về trại.
Theo cáo buộc của VKSND tỉnh Nghệ An, Khánh là kẻ nghiện ma túy, có mối quan hệ với một số người mang quốc tịch Lào. Tháng 5/2014, ông ta qua lại với Nguyễn Thị Luật (20 tuổi, ở xã Nghi Phú, TP Vinh). Đôi tình nhân này thường đi chơi và sử dụng ma túy đá.
Video đang HOT
Những tháng sau đó, Khánh dùng điện thoại của Luật để nhắn tin, gọi điện sang Lào đặt ma túy và nhờ người tình đi thu tiền bán ma túy.
Một tối trung tuần tháng 8/2014, ông trùm rủ cô gái 20 tuổi lên khu vực biên giới Việt-Lào (huyện Thanh Chương, Nghệ An) mua ma túy. Tại đây họ mua 20 bánh heroin, 3 gói ma túy tổng hợp với giá 47.000 USD. Xong việc, Khánh giao cho Luật đưa về nhà cất giấu.
Hai ngày sau, Luật giao 20 bánh heroin cho Cù Minh Tuấn (30 tuổi, đệ tử của Khánh) mang đi tiêu thụ. Cảnh sát đã mật phục bắt Tuấn trên quốc lộ 1A.
Cùng thời điểm đó, tổ công tác cũng bao vây một khách sạn ở đường Mai Hắc Đế (TP Vinh) bắt Khánh cùng người tình. Thấy bóng cảnh sát, Khánh chộp lấy khẩu súng đã lên đạn định chống trả nhưng bị trinh sát áp sát quật ngã.
Theo Zing News
Quản giáo cho phạm nhân mượn tiền khắc phục hậu quả để được xét đặc xá
"Lúc đó tôi chỉ nghĩ, nếu người bố không vay được tiền hoặc mượn được nhưng không kịp thời hạn thì phạm nhân Hoàng lỡ mất cơ hội được đặc xá, sớm trở về với xã hội", thiếu tá Phạm Công Tiến lý giải về hành động của mình.
Thiếu tá Phạm Công Tiến - cán bộ quản giáo Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An.
Câu chuyện cán bộ quản giáo trích lương cho phạm nhân mượn tiền đền bù cho nạn nhân để đủ điều kiện xét đặc xá ra tù trước thời hạn thôi thúc chúng tôi tìm đến Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An. Đại tá Trần Sỹ Phàng - Giám thị Trại tạm giam Công an Nghệ An nói: "Tôi đánh giá cao hành động này của thiếu tá Phạm Công Tiến. Một việc làm rất đáng trân trọng bởi người cán bộ quản giáo đã trao cơ hội sớm cho phạm nhân và hơn hết là lòng tin của quản giáo vào sự hoàn lương của phạm nhân".
Được sự đồng ý của đại tá Trần Sỹ Phàng, chúng tôi ra khu vực sản xuất của Phân trại quản lý phạm nhân. Thiếu tá Phạm Công Tiến đang quản lý hàng chục phạm nhân ở khu chăn nuôi, trồng trọt. "Có chi mô mà kể" - anh lắc đầu quầy quậy khi chúng tôi hỏi - Lúc đó tôi chỉ nghĩ nếu gia đình phạm nhân không lo đủ số tiền nộp cho đơn vị thi hành án dân sự thì Lê Đăng Hoàng sẽ lỡ mất cơ hội được xét đặc xá ra tù trước thời hạn lần này. Đã từng phạm sai lầm nhưng Hoàng biết phấn đấu trong cải tạo và rất ngoan ngoãn".
Phạm nhân may mắn được cán bộ quản giáo Phạm Công Tiến giúp đỡ là Lê Đăng Hoàng. Hoàng 22 tuổi, quê xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đang thụ án 50 tháng tù về tội cố ý gây thương tích. Tính đến thời điểm được xét đặc xá, Hoàng mới thi hành được hơn 30 tháng tù giam.
Phạm nhân Lê Đăng Hoàng - người sẽ được trở về với gia đình sớm 16 tháng, trong dịp Quốc khánh 2/9 năm nay.
Mẹ mất sớm, bố đi bước nữa. Nhà nghèo, học kém, Hoàng nghỉ học từ năm lớp 7. Lớn thêm chút nữa, Hoàng đi vác gạo thuê, đi phụ hồ nhưng chơi vẫn nhiều hơn làm. Một lần, cùng đám bạn sang xã bên đi chơi đám cưới. Mâu thuẫn xảy ra, bên kia đánh trước, nhóm của Hoàng vớ được cái gì thì lấy cái đó chống trả. Hoàng vớ được cái cọc gỗ, nhằm đối thủ phang thật lực. Hậu quả nạn nhân hỏng 1 mắt, Hoàng cùng 3 người khác lãnh án tù, án của Hoàng nặng nhất.
Hoàng gây chuyện, nhà vốn đã nghèo, lại phải chạy vạy thuốc thang cho người ta nên thành ra khánh kiệt. Đến nỗi, tòa tuyên Hoàng phải chịu trách nhiệm bồi thường 23.477.000 đồng mà ông Lê Đăng Thái - bố Hoàng không biết lấy đâu ra. Ông đi xây, một người làm, nuôi 3 người ở nhà, lại còn tiếp tế cho thằng con ở tù nên dè sẻn lắm dăm ba tháng mới gom góp được 1-2 triệu vào nhờ Trại tạm giam chuyển đến đơn vị thi hành án dân sự.
Đến thời điểm thông báo xét đặc xá, giảm án dịp Quốc kháng 2/9/2015, Lê Đăng Hoàng đã đi được hơn 1 nửa chặng đường trong trại giam, đủ điều kiện thời gian chấp hành án để xem xét đặc xá. Nhưng nếu không hoàn thành việc bồi thường trách nhiệm dân sự cho nạn nhân, Hoàng sẽ không thuộc đối tượng được xem xét.
Ông Thái vào thăm con, cán bộ quản giáo cũng động viên ông cố gắng vay mượn, trả tiền cho người ta để Hoàng sớm được ra tù. Tháng sau, ông Thái quay lại trại giam thăm con với mái tóc rối bù. Khuôn mặt phờ phạc, nặng trĩu âu lo của người cha đã níu chân người cán bộ quản giáo. Được thiếu tá Tiến hỏi thăm, ông Thái dốc bầu tâm sự: "Còn thiếu hơn 13 triệu nhưng tôi đi mượn từ đầu làng cuối xóm cũng chỉ được hơn 8 triệu thôi chú ạ. Tôi vào nộp từng này trước rồi về xem có chỗ nào để "xoay" không".
"Tôi nghĩ đơn giản chỉ là giúp Hoàng sớm có cơ hội trở về với xã hội thôi".
Nếu lỡ không mượn được, hoặc mượn được nhưng không kịp thời hạn chót để "đóng sổ" danh sách xét giảm án, đặc xá thì coi như Hoàng mất cơ hội. Chỉ kịp nghĩ đến đó, thiếu tá Tiến rút 5 triệu đồng trong ví đưa cho ông Thái: "Tôi cho bác mượn để đóng tiền để nộp cho đơn vị thi hành án. Thằng Hoàng còn trẻ tuổi, chưa chắc đã biết suy nghĩ thấu đáo, vì không mượn được tiền mà đóng để được xét đặc xá, sợ nó oán trách bố hay phản ứng tiêu cực trong lúc cải tạo thì lại khổ".
Người cha cầm món tiền lớn của cán bộ quản giáo cho mượn mà đứng lặng đi vì bất ngờ. Mãi sau ông mới lắp bắp: "Cảm ơn chú, tôi và thằng Hoàng sẽ cố gắng làm lụng, sớm trả tiền cho chú".
Nhờ hoàn thành trách nhiệm dân sự, có thành tích cải tạo tốt, chấp hành nghiêm nội quy, quy định của trại giam... nên Lê Đăng Hoàng có tên trong danh sách đề nghị xét đặc xá, giảm án của Hội đồng xét đặc xá Trại tạm giam. Qua mấy vòng bình chọn, xét duyệt, Hoàng là 1 trong 33 phạm nhân đang thi hành án tại Trại tạm giam Công an tỉnh được đặc xá ra tù trước thời hạn trong dịp Quốc khánh 2/9.
Ngày 31/8 này, Hoàng sẽ trở về với gia đình. "Em cảm ơn cán bộ Tiến nhiều lắm. Hơn 2 năm ở tù, em thấm thía hơn ai hết giá trị của sự tự do, của sức lao động. Ra tù sớm hơn, em có cơ hội làm lại cuộc đời sớm hơn, em sẽ cố gắng sống cho tốt để không phải gặp lại cán bộ trong hoàn cảnh như bây giờ. Em sẽ đi phụ hồ với bố để sớm trả lại tiền cho cán bộ", Hoàng tâm sự.
"Cho phạm nhân mượn tiền, anh không sợ họ "xù" luôn à?", tôi hỏi. Thiếu tá Tiến cười: "5 triệu đồng lớn thì lớn thật nhưng nếu "quy đổi" ra 16 tháng tù chưa chấp hành của Hoàng thì nó rất nhỏ. Tôi nghĩ thời gian cải tạo, Hoàng đã hiểu hơn nhiều giá trị của sức lao động nên không sợ "xù nợ". Mà nếu có "xù" thật thì... cũng thôi. Xem như mình giúp đỡ người khác".
Hoàng Lam
Theo Dantri
46 phạm nhân được giảm án, đặc xá ra tù trước thời hạn Trong số 146 phạm nhân đang thi hành án phạt tù tại Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An, có 33 phạm nhân được đặc xá ra tù trước thời hạn, 13 phạm nhân được giảm một phần thời gian thi hành án trong dịp Quốc khánh 2/9. Lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An trao quyết định đặc xá ra tù...