Triều Tiên tìm cách “bắt mạch” ông Trump và những thông điệp “bom tấn”
Giới chức Triều Tiên được cho là đã âm thầm tìm cách tiếp cận với các chuyên gia phân tích có mối liên hệ với đảng Cộng hòa Mỹ ở Washington nhằm “giải mã” Tổng thống Donald Trump và những thông điệp của ông.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Washington Post cho biết, quá trình tiếp cận này thậm chí bắt đầu từ trước khi lãnh đạo hai nước đưa ra những cảnh báo đe dọa lẫn nhau khiến dư luận nghi ngại về một cuộc xung đột nghiêm trọng. Việc tìm hiểu diễn ra ngay cả khi Triều Tiên được cho là không có ý định đàm phán về chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi của mình, trong khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tuyên bố “giờ chưa phải lúc đàm phán”.
“Quan tâm số một của họ (Triều Tiên) là Tổng thống Trump. Họ không thể giải mã được ông ấy”, một nguồn thạo tin cho biết với hãng tin Washington Post.
Theo đó, để hiểu được ý định của Mỹ, phái đoàn ngoại giao của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc được cho là đã mời ông Bruce Klingner, một cựu chuyên gia phân tích của CIA và hiện là chuyên gia hàng đầu của tổ chức Heritage, tới Bình Nhưỡng.
Tổng thống Trump có quan hệ khá gần gũi với Heritage, một tổ chức cố vấn có tác động không nhỏ đến ông trong các quyết sách như hạn chế nhập cư, chi tiêu quốc phòng.
“Họ đang triển khai một chiến dịch mới nhằm tiếp cận các học giả và cựu quan chức của Mỹ. Mặc dù những cuộc tiếp cận đó hữu ích, nhưng nếu Triều Tiên muốn phát đi thông điệp rõ ràng, họ cần tiếp cận trực tiếp chính phủ Mỹ”, ông Klingner nói.
Nguồn tin cho biết thêm, giới chức Triều Tiên cũng được cho là đã tiếp cận ông Douglas H. Paal, một chuyên gia về châu Á thuộc Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Ronald Reagan và George H.W. Bush. Qua đó, Triều Tiên muốn ông Paal giúp kết nối giữa quan chức Triều Tiên với các chuyên gia có mối quan hệ với đảng Cộng hòa ở Mỹ tại các quốc gia trung lập như Thụy Sỹ, Singapore, Malaysia.
Video đang HOT
Qua nhiều kênh liên lạc, Triều Tiên muốn tìm lời giải đáp cho hàng loạt câu hỏi như Mỹ có nghiêm túc về ý định đóng các căn cứ quân sự ở Nhật Bản và Hàn Quốc hay không hay liệu Mỹ có đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật trở lại bán đảo Triều Tiên hay không. Thậm chí những câu hỏi ngày càng trở nên chi tiết hơn liên quan đến chính quyền của Tổng thống Trump.
Giới quan sát cho rằng, Triều Tiên tăng cường hoạt động này sau khi Tổng thống Trump đắc cử và sẽ còn đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới trong bối cảnh cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Triều Tiên tiếp tục xu hướng leo thang với những cảnh báo hủy diệt lẫn nhau.
Minh Phương
Theo Washington Post
Những công trình "lạ" dọc khu phi quân sự liên Triều
Hình ảnh về những công trình "lạ" được xây dựng ở dọc khu phi quân sự (DMZ) vốn luôn trong trạng thái "căng như dây đàn" giữa Triều Tiên và Hàn Quốc cho thấy hai nước dường như từ lâu đã chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn.
Theo Dailymail, trang web chuyên về kiến trúc 99% Invisible đã chỉ ra những công dụng đặc biệt của những "cấu trúc lạ" được xây dựng ở dọc khu phi quân sự (DMZ) giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Những cấu trúc này được cho là nhằm hỗ trợ quân đội hai nước trong trường hợp xảy ra xung đột. Trong ảnh: Bản đồ khu vực DMZ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc (Ảnh: Wikicommons)
Những con đường dẫn từ Triều Tiên và Hàn Quốc tới khu DMZ tập trung nhiều công trình mà nếu chúng phát nổ có thể giúp cản trở đà tiến của lực lượng quân sự đối phương.(Ảnh: FIickr)
Hàn Quốc đã mô tả những cây cầu trên cao, vốn được xây dựng không nhằm phục vụ giao thông, của Triều Tiên ở khu DMZ là "những cú đập tốc độ". Cây cầu này được cho là sẽ nổ tung trước khi rơi các mảnh vỡ xuống đường và trở thành chướng ngại vật cản trở xe tăng đối phương trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự. (Ảnh: Wikicommons)
Vật thể có cấu trúc lạ xuất hiện ở một bên đường phía Triều Tiên, được cho là có tác dụng để bẫy xe tăng đối phương. (Ảnh: Adam Tomski)
Các vật thể "bẫy xe tăng" có nhiều kích cỡ và hình dạng như hình chữ nhật. (Ảnh: Peter Crowcroft)
Một số cây cột được cho là "bẫy xe tăng" trên đường cao tốc ở Triều Tiên tại khu DMZ. (Ảnh: Wikicommons
Ở phía bắc của khu DMZ có một công trình đặc biệt nằm trên đường cao tốc với hình dạng giống như một phi thuyền không gian. Công trình này được cho là một nhà hàng giả, trong đó có đặt nhiều khối thuốc nổ và sẽ được kích hoạt trong trường hợp xảy ra xung đột. Sau khi phát nổ, các khối bê tông văng xuống đường sẽ cản trở đà tiến của quân đội đối phương. (Ảnh: Brutgroup)
Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đã xây dựng hệ thống đường hầm dài hàng km và sâu hàng trăm mét ở bên dưới lòng đất. Những đường hầm này được sử dụng để làm nơi lưu trữ và thậm chí có cả khu vực để ngủ. Người dân ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc cho biết họ vẫn nghe thấy tiếng ồn dưới lòng đất và cho rằng đó là âm thanh đào hầm từ phía Triều Tiên. (Ảnh: SKM)
Dọc khu DMZ, cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều xây dựng các "ngôi làng hòa bình". Ở phía Hàn Quốc, cư dân sống ở làng hòa bình Daeseong-dong được miễn nghĩa vụ quân sự và không phải đóng thuế. Còn tại Triều Tiên, ngôi làng Kijong-dong (ảnh) được cho là nhằm mục đích tuyên truyền khi chỉ có những người nông dân tới làng vào ban ngày còn ban đêm thì rời đi. (Ảnh: US. Army)
Tại làng Kijong-dong, Triều Tiên đã cho xây dựng cột cờ Panmunjon (ảnh) cao 160 m với quốc kỳ Triều Tiên ở trên đỉnh. Cột cờ Panmunjon được dựng lên để "đối trọng" với cột cờ cao 98 m của Hàn Quốc ở làng Daeseong-dong. (Ảnh: US. Army)
Nơi được xem là căng thẳng tại khu DMZ liên Triều là "Khu An ninh chung (JSA)" ở làng đình chiến Panmunjom. Tại đây, binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc cùng nhau đứng gác và đối mặt trong suốt hơn 60 năm qua kể từ khi hai nước ký thỏa thuận ngừng bắn. Giới chức Triều Tiên và Hàn Quốc có thể gặp nhau ở bên trong ngôi nhà tại JSA và khách du lịch cũng có thể tới thăm khu vực này. (Ảnh: Wikicommons)
Thành Đạt
Theo Dailymail
Đại sứ quán Triều Tiên ở Bắc Kinh bị đột kích vì quan chức xem phim Hàn Giới chức Triều Tiên đã cho đột kích đại sứ quán của họ ở Bắc Kinh sau khi một quan chức ở đây bị phát hiện xem phim truyền hình Hàn Quốc. Hiện quan chức này bị tạm giữ để điều tra, Sputnik đưa tin ngày 27/7. (Ảnh minh họa: Korea Joongang Daily) Sputnik dẫn nguồn thạo tin từ nhật báo Korea Joongang...