Triển vọng cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản những tháng cuối năm
Giữa thị trường sôi động và diễn biến giá cổ phiếu các nhóm ngành, sóng sau xô sóng trước, cổ phiếu xây dựng , bất động sản được nhìn nhận mới chỉ có các đốm sáng lẻ tẻ. Bởi vậy, câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm là có nên bỏ vốn vào nhóm cổ phiếu này, đâu là những địa chỉ tiềm năng?
Cuối tuần qua, CTCP Đầu tư và Phát triển du lịch Vinaconex (VCR), đơn vị thành viên của Tổng công ty Vinaconex đã khởi động dự án Cát Bà – Amatina trở lại sau hơn 1 thập kỷ dự án này “án binh bất động”.
Với quyết tâm hoàn thành dự án vào năm 2025, Quy hoạch mới có sự tham gia của đơn vị tư vấn nước ngoài, cùng với yếu tố Hải Phòng trở thành địa phương có GDP tăng cao nhất cả nước trong 2 năm gần đây, đã khiến dự án “nó ng bỏng” thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.
Tìm “hàng chất” giữa thị trường
Trước đó, nhiều thông tin tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinaconex đã lập tức có tác động đến giá cổ phiếu VCG. Từ giữa tháng 8 trở lại đây, VCG đạt mức tăng trưởng rất cao, ngày 23/11 thị giá cổ phiếu chạm 42.800 đồng/cổ phần (tăng 62%) so với giữa tháng 8
So với những tên tuổi đình đám trong nhóm ngành xây dựng , bất động sản, đây là kết quả rất ấn tượng (xem bảng).
Mã CK
Ngày 14/8
23/11
% tăng giảm
VHM
79,400
80,600
1,51%
CTD
75,730
63,100
-16,68%
HBC
9,390
12,300
30,99%
DXG
9,500
13,900
46,32%
KDH
22,950
26,600
15,90%
VCG
26,400
42,800
62,12%
PDR
25,000
41,950
67,80%
NLG
26,800
28,600
6,72%
SRF
13,185
12,950
-1,78%
HTN
19,100
38,000
98,95%
NVL
64,100
61,700
-3,74%
SGR
17,900
17,800
-0,56%
Yếu tố được cho là có tác động lớn nhất tới đà tăng vọt thị giá cổ phiếu VCG là doanh nghiệp bước vào giai đoạn ổn định quản trị để từ đó tập trung mạnh cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Động thái thoái vốn tại Dự án Splendora, đồng thời 2 nhóm cổ đông lớn thoái vốn tại Vinaconex , được giới đầu tư đánh giá là tích cực.
Đáng chú ý, bằng năng lực, kinh nghiệm, tiềm lực vượt trội, Liên danh nhà thầu do Vinaconex đứng đầu đã trúng 2 trong số những dự án thành phần lớn nhất thuộc các đoạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, với tổng giá trị gần 5.500 tỷ đồng.
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex cho biết, với 32 năm kinh nghiệm tích luỹ, bên cạnh sở hữu thiết bị máy móc thi công đồng bộ hiện đại và đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật trình độ cao, Vinaconex sẽ đáp ứng mọi yêu cầu cao nhất về kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn và đảm bảo đúng tiến độ của chủ đầu tư cũng như Chính phủ đề ra.
Biến độ giá cổ phiếu VCG từ đầu năm 2020 tới nay.
Việc Vinaconex đẩy mạnh đấu thầu các công trình hạ tầng dự án đường cao tốc Bắc – Nam được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, hay các công trình có vốn đầu tư nước ngoài được đánh giá là những bước đi vô cùng nhạy bén và linh hoạt trong bối cảnh hiện nay. Bởi sự phức tạp và khó lường của dịch bệnh COVID-19 đang khiến triển vọng kinh doanh ít nhất trong 5 năm tới được dự báo sẽ vô cùng khó khăn, thì ngoài câu chuyện tối ưu chi phí, tối ưu hóa các quy trình, chiến lược dồn lực vào những dự án được hưởng lợi từ chính sách vĩ mô của Vinaconex sẽ khiến cho các nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm về sự phát triển ổn định của Tổng công ty, ít nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
Trên thực tế, chuyển động ở Vinaconex đã diễn ra mạnh mẽ ngay sau khi Nhà nước thoái toàn bộ vốn tại doanh nghiệp . Các số liệu tài chính đã cho thấy rõ điều này. Năm 2019, doanh thu hợp nhất hệ thống Vinaconex đạt 9.891 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 787 tỷ đồng, vượt 6% kế hoạch năm và tăng 23% so với thực hiện năm 2018.
9 tháng đầu năm 2020, Vinaconex tiếp tục ghi điểm với lợi nhuận sau thuế tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ, đạt 1.036 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm 2020, VCG đã vượt mục tiêu lợi nhuận của cả năm 2020.
Tính đến 30/9/2020, VCG có 19.356 tỷ đồng tổng tài sản, trong đó các khoản phải thu ngắn hạn chỉ 6.798 tỷ đồng, chiếm 35% tổng tài sản. Tổng số tiền trích lập dự phòng phải thu là 1.582 tỷ đồng. Việc hoàn nhập các khoản dự phòng này cũng có thể là yếu tố đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận của Công ty trong thời gian tới.
VCG còn tiềm năng đến đâu?
Giữa thị trường sôi động và diễn biến giá cổ phiếu các nhóm ngành, sóng sau xô sóng trước, cổ phiếu xây dựng, bất động sản được nhìn nhận mới chỉ có các đốm sáng lẻ tẻ. Bởi vậy, câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm là những cổ phiếu như VCG còn tiềm năng đến đâu, thị giá đã phản ánh triển vọng doanh nghiệp ?
Với câu hỏi này, giới đầu tư cho rằng, cần nhìn vào nội lực của Vinaconex. Khi quyền quản trị doanh nghiệp tập trung, hoạt động tái cơ cấu Vinaconex sẽ diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Việc thoái vốn tại các mảng kinh doanh không cốt lõi có thể mang lại cho VCG các khoản thu nhập bất thường trong vòng vài năm tới, dòng tiền này sẽ thúc đẩy mảng xây dựng và bất động sản, vốn còn dư địa lớn để tăng trưởng.
Theo chia sẻ từ Ban lãnh đạo, Vinaconex sẽ cơ cấu lại mảng xây dựng theo hướng tập trung vào một thương hiệu duy nhất trên thị trường, hạn chế việc các công ty thành viên cạnh tranh lẫn nhau; quản lý tập trung thông qua việc công ty mẹ trực tiếp quản lý thi công, mua sắm , mục tiêu là đưa biên lợi nhuận gộp tăng lên 10 – 15%.
Bên cạnh đó, át chủ bài được giới đầu tư trông chờ là bất động sản, đó là các dự án bất động sản nhà ở (chung cư cao cấp 93 Láng Hạ), bất động sản nghỉ dưỡng (Dự án Cát Bà – Amatina), Khu đô thị (Thiên Ân – Đà Nẵng), Tổng công ty còn phát triển các dự án bất động sản khu công nghiệp, công nghệ cao như Khu công nghiệp – công nghệ cao 2 Hòa Lạc; Khu công nghiệp Sơn Đông; Khu công nghiệp Đông Anh…;
“Vinaconex có nguồn lực để thực hiện M&A các dự án bất động sản đã cơ bản hoàn thiện thủ tục pháp lý để có thể vừa triển khai thực hiện trong năm, vừa tạo quỹ đất dự trữ cho các năm tiếp theo. Dự kiến quy mô đầu tư vốn của VINACONEX vào các Dự án trong thời gian tới sẽ lên đến hàng nghìn tỷ đồng”, lãnh đạo Tổng công ty cho biết.
Tới đây, cổ phiếu VCG dự kiến chuyển giao dịch sang HOSE. Những chuyển động sâu bên trong doanh nghiệp cũng như thích ứng với khẩu vị thay đổi của thị trường được kỳ vọng tạo lực đẩy giúp cổ phiếu xây dựng, bất động sản như VCG tiếp tục tăng thanh khoản, thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư mới vào doanh nghiệp.
Một công ty liên quan tới Sunshine Group chuẩn bị lên sàn chứng khoán
SCG đăng ký giao dịch cổ phiếu SCG trên thị trường UPCom với vốn điều lệ 500 tỷ đồng (50 triệu cổ phiếu). Trong đó Chủ tịch HĐQT, ông Đỗ Anh Tuấn là cổ đông lớn nhất của SCG với tỷ lệ sở hữu 15%, Tổng Giám đốc Đỗ Văn Trường (em trai ông Đỗ Anh Tuấn) là cổ đông lớn thứ 2 với tỷ lệ sở hữu 10%.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ra thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán cho CTCP Xây dựng SCG (SCG).
Theo đó, SCG đăng ký giao dịch cổ phiếu SCG trên thị trường UPCom với vốn điều lệ 500 tỷ đồng (50 triệu cổ phiếu). Trong đó Chủ tịch HĐQT, ông Đỗ Anh Tuấn là cổ đông lớn nhất của SCG với tỷ lệ sở hữu 15%, Tổng Giám đốc Đỗ Văn Trường (em trai ông Đỗ Anh Tuấn) là cổ đông lớn thứ 2 với tỷ lệ sở hữu 10%.
Được biết, ông Đỗ Anh Tuấn là Chủ tịch HĐQT SunShine Group, trong khi ông Đỗ Văn Trường cũng là Tổng Giám đốc Sunshine Group. Những năm gần đây, Sunshine Group là cái tên khá nổi bật trên thị trường Bất động sản với chuỗi dự án trải dài từ Bắc đến Nam.
Trở lại với SCG, doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 4/2019, hoạt động trong lĩnh vực thi công các công trình Bất động sản dân dụng, công nghiệp và công trình hạ tầng. Với mối quan hệ khá khăng khít với Sunshine Group, SCG đã được giao thi công hàng loạt dự án quy mô lớn như Sunshine City Sài Gòn, Sunshine Golden River, Sunshine Diamond River, Sunshine Crystal River... Tổng tài sản tính đến cuối Quý 2/2020 của SCG đạt 1.295 tỷ đồng.
Doanh thu của SCG hoàn toàn đến từ hoạt động kinh doanh chính là xây dựng với các hợp đồng thi công xây lắp ký với các khách hàng. Năm 2019, SCG đạt doanh thu 128,3 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 5,4 tỷ đồng. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu của SCG đạt 521 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế là 31,7 tỷ đồng.
Năm 2020, SCG đặt kế hoạch doanh thu thuần 1.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 75 tỷ đồng. Đến năm 2022, công ty đặt kế hoạch doanh thu 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sáu thuế 500 tỷ đồng.
SCG định hướng trở thành đơn vị xây dựng tiên phong ứng dụng công nghệ 4.0 và kỹ thuật hiện đại trong ngành xây dựng, đặc biệt là các công trình nhà cao tầng, siêu cao tầng tại Việt Nam và khu vực. Ngoài lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, SCG tham gia công tác xây dựng các dự án cầu đường, san lấp mặt bằng,... Không dừng lại ở hạ tầng thông thường, Công ty đặc biệt hướng tới việc xây dựng hệ thống sân bay, cầu cảng, Metro...
Vinaconex sẽ bán 35% vốn ND2 cho Toyota Tsusho Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 1 vừa qua của CTCP Đầu tư Phát triển điện Miền Bắc 2 (UPCoM: ND2) đã thông qua việc Toyota Tsusho Corporation được phép nhận chuyển nhượng trên 25% cổ phần ND2 mà không phải chào mua công khai. Theo đó, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNX: VCG) sẽ...