Triển lãm ‘Tương lai hoàn thành’ gửi gắm những thông điệp về thiên nhiên
Ngày 30/07 đã diễn ra triển lãm ‘ Tương lai hoàn thành’ của nghệ sĩ Lê Giang. Với chuỗi tác phẩm đa dạng chất liệu, người nghệ sĩ đã gửi gắm thông điệp ý nghĩa về thiên nhiên đang bị con người lạm dụng và ‘giả thiêng’.
“Vạn vật hữu linh” – lời dạy lâu đời này của ông cha ta đóng vai trò như kim chỉ nam xuyên suốt quá trình nghiên cứu và sáng tác của Lê Giang một năm qua, giúp cô hướng tới triển lãm cá nhân mang tựa “Tương lai Hoàn thành”.
Thuộc khuôn khổ chương trình “Gióng chỉnh Ngũ hành” do The Factory khởi xướng, triển lãm này truy vấn nguyên tố ‘Thổ’ (đất), đồng thời khảo sát hiện tượng Thiên nhiên (đặc biệt là đá quý và đá bán quý) bị khai thác để phục vụ sản xuất, tiêu thụ vật phẩm Phong thủy tại Việt Nam.
Đồng vọng theo tiêu đề triển lãm, xuất hiện trong không gian trưng bày là chuỗi tác phẩm đa dạng chất liệu (từ hội họa, điêu khắc, tới video và sắp đặt) đóng vai trò như các viễn cảnh mang hình hài và sắc màu biến ảo, về một thế giới khởi sắc đến từ ‘tương lai’ đầy hy vọng. Đây đó, tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim hót líu lo – len giữa những bức họa trừu tượng thơ mộng, cài vào những thước phim lãng mạn đậm chất ’sơn thủy hữu tình’. Ẩn dưới phông nền non xanh nước biếc này, là điệp trùng bạo lực máy móc. Liên tục chém – băm thịt đá, cắt – cứa da đá, mài – nhẵn mặt đá.
Tác phẩm mang tên “Future Perfect”, một bức tranh phong cảnh động, khách tham quan triển lãm có thể lắng nghe tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim hót líu lo xen lẫn những tiếng máy móc.
Các tác phẩm mang tên “Sơn tinh hữu tình” được làm từ bột đá quý, công cụ để tạo nên các tác phẩm này là khay sắt và bay hoặc thìa. Hình và màu không phải được vẽ nên, mà là được rắc một cách tỉ mẩn. Những hạt đá màu rơi xuống từ khay lên tấm mica trong tạo nên một bề mặt với những dải màu lấp lánh. Phong cảnh tưởng như hiện thực về sự tàn phá núi non trở nên mơ hồ, long lanh. Điều này ẩn dụ cho vẻ đẹp nhân tạo của những sản phẩm mà con người sau khi khai thác từ thiên nhiên. Con người có xu hướng bị hút vào những thứ lấp lánh mà quên đi hiện thực.
Video đang HOT
Cùng chiêm ngưỡng một số tác phẩm “Sơn tinh hữu tình”
Giữa gian phòng rực đỏ, tác phẩm “Thạch Nhiên Cung” chậm rãi xoay tròn (từa tựa dáng dấp mặt hàng Phong thủy đại trà được bày bán khắp nơi). Bao bọc xung quanh nó, rực rỡ và kì ảo, là nguồn sáng phát ra từ những bóng đèn LED (một sản phẩm hỗ trợ gia tăng giá trị hình thức của cả người lẫn vật, thường được dùng để chụp ảnh selfie hay quay video livestream quảng cáo). Tác phẩm ẩn dụ cho sự “công nghiệp hóa” của các sản phẩm tâm linh.
Tác phẩm Thạch Nhiên Cung được trưng bày tại triển lãm
Cùng nhau, các khung cảnh và vật thể trong triển lãm này đưa ra lời cảnh bảo về một thực tại đến từ một tương lai không xa. Con người đang ngày ngày càng tàn phá và bòn rút thiên nhiên. Dưới bàn tay toàn năng và trí khôn tựa “Thánh” mà con người tự phong, thiên nhiên giờ có thể dễ dàng bị “giải thiêng”, chèn ép vào những khuôn mẫu vô tri vô giác, trở thành những thứ người ta có thể thuần hóa và sở hữu.
Tác giả của triển lãm, nghệ sĩ Lê Giang đạt bằng Cử nhân Giáo dục Nghệ thuật tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và bằng Thạc sĩ Mỹ thuật tại Trường Đại học Nghệ thuật Luân Đôn. Điểm khởi đầu trong quan điểm của Lê Giang là câu hỏi về vai trò của con người trong tự nhiên và cấu trúc xã hội. Bị hấp dẫn bởi Utopia – một nơi không có con người sinh sống, việc thực hành của cô ấy cố gắng nghiên cứu và miêu tả thiên nhiên phản ứng như thế nào với sự biến mất của loài người, những di sản còn lại của con người là gì và hình thức cuộc sống nào sẽ diễn ra. Lê Giang tìm hiểu những dụng cụ khác nhau khi cô thực hành, đặc biệt là những vật chất trong suốt như thủy tinh và thủy tinh hữu cơ.
Cô đã tổ chức thành công rất nhiều triển lãm, có thể kể đến như Above Under Sky (triển lãm nhóm, 2014) tại Không gian Nghệ thuật Manzi, Hà Nội; Reincarnate (triển lãm cá nhân, 2013) tại Conflictable Cube, Irabaki, Nhật Bản; Bend Over Shirle (triển lãm nhóm, 2012) tại Phòng tranh Beaconsfield, Luân Đôn, Anh. A Machine For Living In (triển lãm nhóm, 2012) tại Phòng tranh Hana Barry, Luân Đôn, Anh.
Triển lãm “Tương lai hoàn thành” sẽ tiếp tục diễn ra đến hết ngày 05/09 tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Rời khỏi triển lãm, khán giả yêu nghệ thuật vẫn còn băn khoăn do đâu mà con người vẫn tiếp tục xẻ da lóc thịt, làm kiệt quệ và tha hóa không chỉ môi sinh của thiên nhiên, mà còn cả đời sống tinh thần và tâm linh của chính mình?
Đà Lạt vốn chỉ quen với sự mộc mạc, đơn sơ, đừng khoác thêm những chiếc áo 'lòe loẹt' khiến cho thành phố này 'mệt mỏi'
Nhiều người ngao ngán trước cảnh những công trình lạ lẫm mọc lên đầy rẫy ở Đà Lạt.
Thành phố Đà Lạt có lẽ là nơi khiến rất nhiều du khách "phải lòng" nếu đã đặt chân đến. Có người mỗi năm đi du lịch đến đây nhiều như về thăm nhà. Ở những nơi khác phát triển du lịch bằng tất cả sự hiện đại bậc nhất, dịch vụ cao cấp, sang trọng theo tiêu chuẩn. Còn Đà Lạt chỉ cần ban sơ và tự nhiên như vốn có đã nhận được không hết tình cảm của mọi người.
Dường như càng ngày lại xuất hiện nhiều "chiếc áo" mà người ta cố tình thay cho Đà Lạt để rực rỡ thêm hoặc để tăng sự thu hút? Nhưng liệu có thực sự phù hợp hay đang làm cho thành phố này trở nên "mệt mỏi"?
Đà Lạt vốn đã rất "rực rỡ" với vẻ đẹp tự nhiên của mình
Trời phú cho Đà Lạt vị trí nên thơ, hữu tình lại thêm thời tiết chiều lòng người, nắng ấm ban ngày, se lạnh về đêm. Sự trong lành có ở khắp mọi nơi khiến thành phố này có thể giữ chân và giữ luôn lòng người.
Những khoảng không rộng lớn bên hồ giúp mọi người cảm nhận được sự xanh mát, bao la của bầu trời. Rừng thông và cây xanh được trồng ở khắp nơi cùng với những vườn hoa rực rỡ đủ màu sắc là nét đặc trưng của "Thành phố ngàn hoa". Mỗi tháng lại nở rộ những mùa hoa khác nhau khiến cho mỗi lần đặt chân đến lại được thưởng thức một cảnh sắc khác.
Hòa vào Đà Lạt nhưng không làm biến chất
Không khỏi phủ nhận các dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí xuất hiện ở Đà Lạt ngày một nhiều nhằm phục vụ nhu cầu cho khách du lịch. Những điều mới mẻ này cũng chọn cách tôn trọng bản chất của thành phố, cố gắng giữ gìn sự nguyên vẹn của tự nhiên, dung hòa với không gian chứ không phá bỏ xây lại.
Những quán cà phê, homestay len lỏi vào thiên nhiên của Đà Lạt có thể tạo cảm giác bình yên, thư giãn càng thu hút du khách tìm đến trải nghiệm để nghỉ dưỡng, giải trí nhiều hơn.
Những chiếc "áo mới" chưa chắc Đà Lạt cần
Những năm trở lại, Đà Lạt được hướng đến hiện đại hóa, đô thị hóa nhiều hơn. Ngày càng xuất hiện nhiều công trình mang tính "tầm cỡ" tạo ấn tượng đến gây sốc cho người Đà Lạt lẫn du khách.
Những người yêu mến Đà Lạt chắc hẳn phải "bật ngửa" khi trông thấy những cảnh sặc sỡ được tô vẽ ngày một nhiều ở đây. Vài cái lắc đầu ngao ngán kèm câu cảm thán: "Hãy để Đà Lạt của tôi được bình yên đi".
Ấy vậy nên hãy cứ để Đà Lạt trọn vẹn với những gì vốn thuộc về. Có chăng là chăm chút thêm nhiều cây xanh, hoa tươi và giữ gìn thành phố thật sạch sẽ, tươm tất đã là trọn vẹn tình cảm cho Đà Lạt rồi. Đừng cố ép nơi này mặc vào những chiếc áo quá khổ, không phù hợp và làm mất đi bản chất tự nhiên vốn rất đẹp đẽ.
Công trình 'kiến trúc cổ' ở đập Gành Hang Hồ cá bỏ hoang nằm ở đập Gành Hang (đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận) có nhiều góc đẹp để khám phá. Nằm giữa làn nước biển xanh ngắt, khu vực này cách đất liền khoảng 110km, để tới hòn đảo, hiện nay chỉ có một cách duy nhất là đi tàu từ cảng Phan Thiết... Khu vực này nằm sát biển có...