Trẻ em chụp CT có thể bị ung thư não và bệnh bạch cầu
Một nghiên cứu mới cho thấy chụp CT vùng đầu cho trẻ có thể tăng nguy cơ ung thư não hoặc bệnh bạch cầu về sau.
Mặc dù nhiều lần chụp CT có thể tăng gấp 3 nguy cơ này, nguy cơ tuyệt đối vẫn nhỏ, với 1 ca bệnh/10.000 ca chụp CT vùng đầu.
Ảnh minh họa.
Tác giả đứng đầu Amy Berrington de Gonzalez, thuộc Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ, đã nói: nghiên cứu này lần đầu tiên xem xét nguy cơ ung thư thực sự của tia xạ từ chụp CT.
Video đang HOT
Các tác giả thu thập dữ liệu của gần 180.000 bệnh nhân Anh dưới 22 tuổi đã chụp CT trong thời gian 1985-2002. Họ xem xét các ca bệnh bạch cầu, u não, số lần chụp CT và liều tia xạ được hấp thu bởi não và tủy xương.
Kết quả là 71 bệnh nhân đã bị bệnh bạch cầu, 135 người bị ung thư não. Nguy cơ tương đối với bệnh bạch cầu tăng 0,036 trên mỗi milli-Gray (mGy) được dùng thêm và nguy cơ ung thư não tăng 0,023 trên mỗi mGy được dùng thêm. 1 lần chụp CT trước tuổi lên 10 sẽ có thêm 1 trường hợp bị bệnh bạch cầu và 1 trường hợp ung thư não trong số 10.000 bệnh nhân ở thời điểm 10 năm sau lần phơi nhiễm đầu tiên.
Trẻ em dễ nhạy cảm với tia xạ hơn người lớn và có nhiều bước mà cha mẹ có thể hạn chế nguy cơ khi bác sĩ đề nghị chụp CT cho đứa trẻ.
Nghiên cứu được đăng trực tuyến ngày 7 tháng 6 của tờ The Lancet.
Cha mẹ nên hỏi bác sĩ liệu thủ thuật này có cần thiết không hoặc nhiều xét nghiệm khác có thể cung cấp thông tin tương tự mà không có tia xạ, như siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ.
Hiện nay, để đảm bảo trẻ em không tiếp xúc với nhiều tia xạ hơn mức cần thiết khi chụp Xquang hoặc chụp CT, Cơ quan Quản lý Thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ đã đề nghị các nhà sản xuất những thiết bị này chế tạo sao cho an toàn với các bệnh nhi.
T. Mai
Theo Healthday
Bác sĩ cho máu cứu sống sản phụ
Bác sĩ cho máu cứu sống sản phụ CT Scan nhiều dễ bị ung thư nãoTạo ra gan người từ tế bào gốc Cạo gió, chích thuốc xong không may thiệt mạng là những tin tức về sức khỏe nổi bật trong ngày.
Bác sĩ cho máu cứu sống sản phụ: Trong lúc hết sức nguy cấp, 3 cán bộ, y, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Bình Giang (Hải Dương) cùng người nhà bệnh nhân đã hiến 13 đơn vị máu cứu sống sản phụ.
CT Scan nhiều dễ bị ung thư não: Nghiên cứu vừa được các nhà khoa học tại Đại học Newcastle ở Anh cùng các cộng sự người Mỹ và Canada thực hiện, cho thấy trẻ em từng trải qua chụp quét cắt lớp điện toán (CT Scan) nhiều lần sẽ có nguy cơ bị ung thư não hoặc ung thư máu và tủy xương gấp ba lần trẻ em bình thường.
Tạo ra gan người từ tế bào gốc: Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tạo ra một lá gan người với đầy đủ chức năng từ tế bào gốc, làm tăng hi vọng con người sẽ sản xuất được các cơ quan nhân tạo dành cho những bệnh nhân cần cấy ghép.
Cạo gió, chích thuốc xong không may thiệt mạng: Thấy chị Châu có biêu hiên nhức đâu, khó thở, anh Bắp đã cạo gió cho chị rồi đưa đên trạm y tê xã chích thuôc. Khi sức khỏe chị ổn định, anh ra chợ bán hàng tiếp, không lâu sau về nhà phát hiện chị nằm bất tỉnh.
Theo VNN
Chứng đau tâm lý' sau đột quỵ và chấn thương sọ não Những người bệnh đột quỵ và chấn thương sọ não, sau khi được cứu sống có thể bị mất ngôn ngữ, được coi là "chứng đau tâm lý" sau điều trị. Bản thân người bệnh và người nhà không biết sẽ tiếp tục chữa chạy ở đâu để người bệnh thấu hiểu cũng như bày tỏ được cảm xúc của mình, dù chỉ...