Trẻ dậy thì muộn cần tập luyện như thế nào?
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, tập thể dục quá độ ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể dẫn đến nguy cơ dậy thì muộn…
1. Tập thể dục quá độ có thể dẫn đến dậy thì muộn
Vận động thể dục, thể thao là một phần không thể thiếu trong lối sống lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng sức bền, kiểm soát cân nặng…
Thế nhưng, tập thể dục quá độ ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể dẫn đến nguy cơ dậy thì muộn, thường xảy ra ở nữ vận động viên chuyên nghiệp như vận động viên thể dục chuyên nghiệp, vũ công múa ba lê, tuyển thủ bơi lội… Điều này là do mức độ luyện tập cao khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo, cơ thể không có đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự phát triển.
Chính bởi vậy, cần đảm bảo tập luyện đúng cách, lựa chọn hoạt động thể chất và cường độ luyện tập phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của trẻ em nhằm:
Thúc đẩy sự phát triển cơ thể: Tập thể dục đều đặn và vừa phải có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường sự phát triển của cơ và xương, thúc đẩy sự tuần hoàn máu và tăng cường sản xuất hormone tăng trưởng, từ đó hỗ trợ quá trình dậy thì.
Giảm căng thẳng và lo âu: Tình trạng căng thẳng có thể góp phần gây ra dậy thì muộn. Tập thể dục thường xuyên giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, hỗ trợ cơ thể cân bằng hormone và thúc đẩy quá trình dậy thì.
Ngăn ngừa tình trạng béo phì : Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng và duy trì thể trạng khỏe mạnh, chống béo phì.
2. Tập như thế là đúng?
Tập thể dục có vai trò quan trọng trong việc khắc phục dậy thì muộn ở trẻ em. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất như chơi bóng, chạy nhảy, tập yoga hoặc tham gia các câu lạc bộ thể thao.
- Bài tập aerobic: Các hoạt động như đi bộ nhanh, chạy bộ nhẹ, đạp xe, hoặc bơi lội hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện sức bền và sự phát triển cơ bắp.
- Yoga, pilates và các bài tập kéo giãn: Những bài tập này cải thiện sự linh hoạt và độ dẻo dai của cơ thể. Không những thế, việc thực hành các bài tập kéo giãn còn làm giảm căng thẳng, lo âu liên quan đến dậy thì muộn ở trẻ.
Video đang HOT
- Tham gia các môn thể thao đội nhóm: Bóng rổ, bóng chuyền, khúc côn cầu… không chỉ cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường thể lực mà còn hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và làm việc nhóm. Chơi thể thao giúp duy trì cân nặng hợp lý, đồng thời hỗ trợ trẻ có cơ hội vận động toàn thân, thúc đẩy phát triển chiều cao và cơ bắp.
Cần đảm bảo tập luyện đúng cách, lựa chọn hoạt động thể chất và cường độ luyện tập phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của trẻ em.
3. Một số lưu ý khi vận động ở trẻ
Trẻ dậy thì muộn cần lưu ý một số điều sau đây trong quá trình tập luyện:
- Cân bằng giữa nghỉ ngơi và tập luyện: Trẻ dậy thì muộn cần được nghỉ ngơi đầy đủ và không tập luyện quá mức.
- Tập luyện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia: Trong trường hợp có sự chậm trễ phát triển rõ rệt, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để điều chỉnh chế độ tập luyện và dinh dưỡng phù hợp.
Tác dụng phụ khi ăn nhiều hạt chia giảm cân
Để giảm cân, nhiều người bổ sung hạt chia trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhưng ăn quá nhiều hạt chia có gây tác dụng phụ không?
Hạt chia giàu chất xơ, omega-3 và hàm lượng protein cao, giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, tốt cho tiêu hóa... trở thành loại hạt tốt nhất để kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, nhiều người chọn cách ăn hạt chia chưa đúng, dẫn đến tăng cân ngoài ý muốn.
Hạt chia là loại thực phẩm chứa nhiều calo (hai thìa canh chứa khoảng 120 calo), vô tình làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể, nếu bạn không biết mình nên ăn bao nhiêu.
1. Một số tác dụng phụ khi ăn quá nhiều hạt chia
Ăn quá nhiều hạt chia có thể gây các vấn đề về tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ cao trong hạt chia được coi là tốt cho tiêu hóa nhưng ăn quá nhiều hạt chia sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa chất xơ trong cơ thể, gây đầy hơi, chướng bụng. Trường hợp cơ thể không quen với hàm lượng chất xơ cao sẽ bị táo bón.
Vì vậy, đối với những người đang gặp phải bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào như IBS (hội chứng ruột kích thích), nên tiêu thụ hạt chia ở mức độ vừa phải. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên cụ thể với từng trường hợp.
Ăn hạt chia không đúng cách có thể dẫn đến tăng cân ngoài ý muốn.
Làm loãng máu
Hạt chia thường chứa nhiều axit béo omega-3 có đặc tính làm loãng máu. Nếu tiêu thụ với số lượng lớn dẫn đến tình trạng loãng máu, ảnh hưởng đến thuốc đang dùng (nếu có). Ăn một lượng lớn hạt chia có khả năng dẫn đến chảy máu hoặc đông máu quá mức.
Biến động huyết áp
Hàm lượng axit béo omega-3 cao trong hạt chia làm giảm huyết áp, có thể tốt cho những người bị tăng huyết áp, nhưng lại gây ra vấn đề cho những người có huyết áp thấp hoặc những người đang dùng thuốc để điều chỉnh huyết áp thấp.
Mất cân bằng dinh dưỡng
Mặc dù hạt chia rất giàu dinh dưỡng, nhưng việc tập trung quá nhiều vào chúng sẽ tạo ra khoảng trống dinh dưỡng. Việc phụ thuộc quá nhiều vào hạt chia để bổ sung chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Do đó, điều quan trọng là phải ăn một chế độ ăn đa dạng, để đảm bảo nhận được nhiều chất dinh dưỡng.
Phản ứng dị ứng
Mặc dù rất hiếm nhưng nhiều người có thể bị dị ứng với hạt chia. Các triệu chứng có thể từ nhẹ (kích ứng da nhẹ), đến các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở hoặc sưng tấy.
Đối với những người bị dị ứng với hạt chia, ngay cả việc tiêu thụ ở mức vừa phải cũng gây ra dị ứng.
Tắc nghẽn đường tiêu hóa
Chất xơ trong hạt chia cũng có nguy cơ làm tắc nghẽn đường tiêu hóa nếu tiêu thụ với số lượng lớn. Khi trộn với chất lỏng, hạt chia sẽ nở ra và tạo thành một chất giống như gel, có khả năng dẫn đến tắc nghẽn trong hệ tiêu hóa.
Để tránh điều này, hãy luôn ngâm hạt chia trước khi ăn và kiểm soát khẩu phần ăn.
Tăng cân
Mặc dù hạt chia thường được ca ngợi là siêu thực phẩm để kiểm soát cân nặng, nhưng việc ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cân. Hàm lượng calo và chất béo cao của hạt chia làm tăng lượng calo tiêu thụ hàng ngày, dẫn đến tăng cân ngoài ý muốn, nếu tiêu thụ quá nhiều.
Do đó, hãy chú ý đến khẩu phần ăn phù hợp với bạn để tận dụng lợi ích mà không tăng cân.
2. Sử dụng hạt chia đúng cách như thế nào?
Cách tốt nhất có thể để thêm hạt chia vào chế độ ăn uống hàng ngày là tiêu thụ theo khẩu phần được kiểm soát, tức là khoảng 1-2 thìa canh mỗi ngày.
Chỉ cần ngâm hạt chia trong nước hoặc trong chất lỏng ít calo như sữa hạnh nhân, để chúng nở ra, tạo thành cấu trúc giống như gel rồi uống.
Thức uống này giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giúp kiểm soát cân nặng tổng thể. Để tối đa hóa việc giảm cân, bạn phải đảm bảo theo dõi lượng calo tổng thể nạp vào và tránh ăn quá nhiều hạt chia vì chúng rất giàu calo.
Bài tập cho người bệnh tăng huyết áp thứ phát Phát hiện, theo dõi và điều trị bệnh sớm, kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập khoa học sẽ giúp tránh được các biến chứng của bệnh, giữ sức khỏe và tuổi thọ cho bệnh nhân. 1. Cách tập không gây hại cho bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát Hoạt động thể chất có thể mang lại nhiều lợi ích...