Trẻ con lắc đầu liên tục trong ngày có phải mắc bệnh về não?
Nếu bé chỉ lắc đầu không thì hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên nếu kèm theo những dấu hiệu khác thì bố mẹ cần phải đặc biệt lưu ý.
Nhiều ông bố bà mẹ chia sẻ, con mình hay có hiện tượng lắc đầu, nhưng mỗi bé lại có mức độ khác nhau. Có bé lắc nhiều, có bé lắc ít, thỉnh thoảng mới lắc đầu, thường là trước khi ngủ, lúc ăn hoặc trong khi chơi đùa. Một số bậc cha mẹ cho rằng hiện tượng này hoàn toàn bình thường, bỏ qua và bé tự hết. Nhưng cũng có những bé, lắc đầu tăng nặng, kèm theo suy sút về sức khỏe, cân nặng và chất lượng ăn, ngủ.
Hành vi này được xem là bình thường khi bé có các cử động nhịp nhàng mang tính rập khuôn và gắn liền với giấc ngủ. Nó thường xuất hiện quanh giấc ngủ trưa và ngủ tối (khi bé buồn ngủ) và tiếp tục duy trì hoặc tái xuất hiện khi bé tỉnh giấc trong đêm. Nếu trẻ khỏe mạnh phát triển bình thường và chỉ thường xuyên lắc đầu về đêm hay vào giờ ngủ trưa thì cha mẹ không cần lo lắng – đây là cách trẻ dùng để tự đưa mình vào giấc ngủ. Hiện tượng này gặp ở rất nhiều trẻ khỏe mạnh, thường bắt đầu ở độ tuổi 6-9 tháng.
Nghiên cứu của Thụy Điển công bố năm 1971 cho thấy 2/3 số trẻ 9 tháng tuổi có biểu hiện rối loạn vận động nhịp nhàng ở dạng này hay dạng khác, mà lắc đầu là chủ yếu. Hành vi này thường tự mất đi khi bé lên 2-3 tuổi và chỉ còn gặp ở 6% trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, các vận động nhịp nhàng vẫn có thể tồn tại sau độ tuổi này. Nghiên cứu của Canada thực hiện trên 1.353 trẻ em cho thấy vẫn còn 3% trẻ có tình trạng rối loạn vận động nhịp nhàng khi 13 tuổi.
Nếu bé chỉ lắc đầu không thì hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên nếu kèm theo những dấu hiệu khác thì bố mẹ cần phải đặc biệt lưu ý. Nếu bé lắc đầu liên tục, đi kèm ngủ kém, rụng tóc vành khăn, đổ mồ hôi trộm nhiều… có thể nguyên nhân do thiếu canxi. Còn nếu lắc đầu kèm theo quấy khóc, kéo tai, ráy tai có mùi hôi… rất có thể bé gặp vấn đề về tai.
Điều đặc biệt là trẻ lắc đầu liên tục thì chưa đủ cơ sở kết luận vấn đề về thần kinh, nếu khám và xác định tai bé bình thường, cha mẹ có thể đưa con đi kiểm tra chuyên khoa thần kinh nhi để có kết luận chính xác. Thay vì suy đoán mò, dẫn đến hoang mang, lo sợ, nếu thấy con lắc đầu bất thường, cha mẹ nên tìm đến bác sĩ, người có chuyên môn để được tư vấn và xử trí kịp thời. Nhưng nếu bé vẫn ăn ngủ tốt, phản ứng tốt với ánh sáng, âm thanh thì đó là cách em bé tự vỗ về, trấn tĩnh mình chứ không phải là có vấn đề về não. Còn sự khác biệt giữa khả năng có bệnh và không có bệnh thì phải dựa vào kiến thức, kinh nghiệm, trực giác, bản năng của bố mẹ.
Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này, liệu bé hay lắc đầu có phải là một biểu hiện nguy hiểm mà ai cũng cần phải chú ý?
Video đang HOT
Theo Oxxi
Áp dụng ngay 7 cách hiệu quả này giúp bạn tránh đau đầu sau giấc ngủ trưa
Giấc ngủ trưa thật sự rất tốt và cần thiết cho sức khỏe. Nhưng bạn đã bao giờ cảm thấy đau đầu sau ngủ trưa chưa?
Một số người ngủ trưa để bù cho giấc ngủ đêm không đủ. Cách này làm cho cơ thể cảm thấy thoải mái và được nạp năng lượng khi họ thức dậy. Nghiên cứu cho thấy có rất nhiều lợi ích mà giấc ngủ trưa mang lại cho bạn bao gồm tăng sự tỉnh táo, khả năng sáng tạo, giảm sự mệt mỏi, tăng cường trí nhớ và cải thiện tâm trạng.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hưởng được những lợi ích tuyệt vời này. Sau một giấc ngủ trưa, một số người thường bị đau đầu dữ dội kèm theo đó là sự mệt mỏi và mất phương hướng. Nguyên nhân có thể là do thời gian ngủ trưa quá dài vào cuối tuần, hay ngủ cả buổi chiều hoặc buổi tối. Vì vậy, hãy áp dụng ngay một số cách hiệu quả dưới đây giúp bạn khắc phục được chứng đau đầu sau giấc ngủ trưa.
Ngủ đủ giấc, tránh ngủ quá nhiều trong 1 ngày
Đau đầu thường xảy ra do bạn ngủ quên, điều này gây mất cân bằng serotonin và chất dẫn truyền thần kinh trong não. Giấc ngủ trưa quá dài có xu hướng làm gián đoạn chu trình ngủ của bạn, làm cho bạn khó ngủ trở lại. Để ngăn ngừa điều này, bạn nên ngủ đủ 8 tiếng vào ban đêm. Ngoài ra, giấc ngủ trưa lý tưởng từ 10 - 20 phút giúp bạn tái tạo năng lượng và tăng cường sự tỉnh táo rất hiệu quả.
Trị đau đầu bằng gừng
Gừng được sử dụng như một phương thuốc giảm đau tuyệt vời để điều trị đau đầu sau giấc ngủ trưa. Nó giúp giảm viêm các mạch máu trong đầu của bạn. Bạn có thể uống nước gừng hay trà gừng để giảm bớt cơn đau đầu. Cách pha nước gừng rất đơn giản, hãy giã gừng tươi và đun sôi nó với một ít nước. Sau đó, bạn lọc lại và uống khi còn ấm, cơn đau đầu sẽ được cải thiện đáng kể.
Hạn chế caffeine
Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể góp phần gây ra chứng đau đầu. Quá nhiều caffeine trong cơ thể sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm Đó là lý do tại sao bạn nên hạn chế tiêu thụ lượng caffeine từ 200 - 300mg (2 - 3 tách cà phê) mỗi ngày. Lưu ý rằng caffeine cũng có thể được tìm thấy trong các sản phẩm như socola, cacao, trà...
Uống nhiều nước
Nếu cơ thể bị mất nước, bạn có thể bị nhức đầu sau khi ngủ dậy. Cà phê, đồ có cồn, đồ uống có đường... là một số thức uống dễ gây mất nước cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên uống từ 2 - 2,5 lít/ nước lọc mỗi ngày để hạn chế tối đa tình trạng này.
Chườm lạnh
Nhiều người phát hiện rằng cơn đau đầu của họ sẽ nhanh chóng bị dập tắt nếu sử dụng túi chườm lạnh. Bạn có thể thử cách này bằng cách quấn một cục đá lạnh hoặc đặt một loại rau củ đông lạnh trong một chiếc khăn khô rồi chườm lên trán và thái dương. Để túi lạnh trên đầu khoảng 15 phút, sau đó để cơ thể thư giãn 15 phút sau nếu muốn tiếp tục chườm lạnh.
Uống trà bạc hà
Bạc hà rất có lợi trong việc khắc phục cơn đau đầu, vì có chứa menthol. Menthol giúp giảm đau đầu tự nhiên và nhanh chóng. Hương thơm trong dầu bạc hà giúp kiểm soát lưu thông máu trong cơ thể, làm dịu cơn đau. Bất cứ khi nào bạn bị đau đầu sau một giấc ngủ trưa, hãy thử uống trà bạc hà, nước chanh bạc hà hoặc chiết nước ép của lá bạc hà và thoa nó lên trán.
Sử dụng tinh dầu hoa oải hương
Tinh dầu hoa oải hương có hương thơm nhẹ nhàng và thư giãn giúp bạn giảm đau đầu một cách nhanh chóng. Cách điều trị tự nhiên, hiệu quả nhất cho cơn nhức đầu là hòa lẫn tinh dầu hoa oải hương với tinh dầu bạc hà. Sau đó, bạn thoa hỗn hợp này lên sau gáy và 2 bên thái dương. Chỉ cần nhỏ 2 - 3 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay sau đó thoa nhẹ kết hợp massage lên các khu vực trên để tinh dầu phát huy hiệu quả. Ngoài ra, trước khi đi ngủ, xịt tinh dầu oải hương lên gối cũng giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn.
Nguồn: Boldsky
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ngủ trưa? Những bộ óc sáng giá nhất trong lịch sử, như Albert Einstein và Thomas Edison, là những người nổi tiếng với giấc ngủ trưa. ShutterStock Và bây giờ, một bộ môn mới của nghiên cứu khoa học đang cho thấy những lợi ích của việc ngủ trưa, và cách một giấc ngủ trưa có thể tái tạo cơ thể và tâm trí. Khi...