Trải nghiệm những điểm hấp dẫn tại Làng Du lịch sinh thái Ông Đề
Đến với miền Tây sông nước, du khách khó lòng bỏ qua Làng Du lịch sinh thái Ông Đề để trải nghiệm nhiều điều hấp dẫn, lý thú khi hóa thân thành người nông dân thực thụ.
Khi du khách có dịp tham quan miền Tây sông nước, điển hình là vùng đất Cần Thơ “gạo trắng nước trong”, du khách thường thích trải nghiệm những loại hình du lịch sinh thái, đậm chất miệt vườn dân dã, để được đắm mình vào bầu không khí trong lành giữa thiên nhiên cũng như thưởng thức những món ăn thôn quê dân dã của Miền Tây Nam Bộ. Giờ đây, du khách trong và ngoài nước lại có cơ hội bổ sung vào danh sách tham quan khi đặt chân đến Cần Thơ một khu du lịch sinh thái hoàn toàn mới thuộc huyện Phong Điền, nổi tiếng là đô thị xanh của thành phố Cần Thơ đó là “Làng Du lịch sinh thái Ông Đề”.
Làng Du lịch sinh thái Ông Đề nằm trên tuyến đường chính Nguyễn Văn Cừ nối dài, gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Làng Du Lịch Sinh Thái Ông Đề thuộc ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 7km. Du khách chỉ cần đi trên đường Nguyễn Văn Cừ nối dài theo hướng về huyện Phong Điền, đến ngã tư Rạch Ông Đề, rẽ phải đi khoảng 300m là đến nơi. Đường tráng nhựa vô cùng sạch sẽ và rất dễ tìm.
Tận hưởng bầu không khí của sông nước miền Tây bên con Rạch Ông Đề
Đường vào khu du lịch men theo con Rạch Ông Đề, tạo cảm giác mát mẻ, thư thái trên từng bước chân của du khách. Với diện tích khoảng 2,5 hecta bao phủ với nhiều loại cây xanh, du khách sẽ có cơ hội cân bằng lại nhịp sống sau khoảng thời gian làm việc, học tập căng thẳng ồn ào của chốn thị thành để rồi trải lòng mình về vùng thôn quê dân dã, với những người dân quê hiếu khách chân chất nổi tiếng xứ miền Tây.
Khi du khách đặt chân đến Cần Thơ, Ông Đề sẽ là một địa điểm không thể bỏ qua với những món ăn cực kỳ ngon, hấp dẫn mà giá lại bình dân bởi lãnh đạo nơi đây rất quan tâm và đầu tư đến chất lượng dịch vụ. Món ăn được chế biến bởi các đầu bếp chuyên nghiệp tận tâm. Còn gì thư giãn thanh bình hơn khi được thưởng thức những món ăn đậm chất miệt vườn trong những mái tum mát rượi, vừa ăn vừa ngắm cảnh thiên nhiên, quên đi hết bao phiền muộn.
Đến với Làng du lịch sinh thái Ông Đề để du khách đắm mình trong thiên nhiên, quên đi những giây phút làm việc mệt nhọc.
Cảnh quan lí tưởng để sáng tạo những bức ảnh lưu niệm đáng nhớ trong Album ảnh Du lịch sông nước miền Tây
Chụp ảnh lưu niệm là một hoạt động không thể thiếu của các tín đồ du lịch. Cảnh quan xanh mát, bao trùm bởi cây xanh và những tiểu cảnh bắt mắt, mới lạ sẽ là những background lí tưởng cho những bức ảnh của du khách trải nghiệm những dịch vụ du lịch sinh thái tại đây. Đối với các bạn trẻ năng động ưa phiêu lưu khám phá, trong lúc đang lắm lem bùn khi tham gia những trò chơi dân gian được tổ chức tại Làng Du Lịch Sinh Thái Ông Đề cũng là những khoảnh khác đáng để lưu trữ lại trong những bức hình dí dỏm, đáng yêu nhưng cực “chất”.
Ngôi nhà của các loài Chim và Động vật Cảnh
Làng Du lịch Sinh Thái Ông Đề chẳng những có không gian xanh mát đậm chất miệt vườn với nhiều khung ảnh đẹp, du khách khi đến nơi đây còn có cơ hội được tận hưởng cảm giác thư thái khi nghe tiếng hót lảnh lót cả ngày của vô số các loài chim cảnh, chim bồ câu trải dài khu du lịch. Ngoài ra du khách còn được chụp ảnh với các loài Chim Đại Bàng, Diều Hâu, Kỳ Nhông Đỏ, Kỳ Nhông Xanh,…
Video đang HOT
Đây cũng là nơi hoạt động của câu lạc bộ huấn luyện chim nên thường xuyên diễn ra các màn trình diễn huấn luyện Chim Đại Bàng để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.
Dịch vụ xe ngựa đưa đón khách
Để cho du khách có được những trải nghiệm tốt nhất trong chuyến tham quan, Làng Du Lịch Sinh Thái có dịch vụ đưa đón khách bằng xe ngựa vào khu du lịch. Du khách vừa có cơ hội trải nghiệm được ngồi trên những cỗ xe ngựa tham quan mà còn được leo lên lưng ngựa để chụp những bức ảnh đáng nhớ nhất.
Khu homestay miệt vườn giúp du khách hòa mình với thiên nhiên
Dù là khu du lịch sinh thái mới mở ở Cần Thơ nhưng hiểu rõ tâm lí du khách và mong muốn phục vụ chu đáo hơn, Làng Du Lịch Ông Đề có hẳn một khu Homestay để các gia đình có thể dừng chân nghỉ ngơi. Với nhiều phòng Homestay được bố trí nằm riêng ở khu đất thoáng rộng, có view nhìn ra con sông, có cây cầu khỉ bắt ngang, đối diện là con đường có hai hàng cau rợp bóng mát. Với vị trí như thế, du khách nghỉ ngơi sẽ ngắm nhìn khung cảnh yên bình, phía xa xa là tiếng cười đùa của con trẻ với những trò chơi dân gian, gợi nhớ cả một quãng trời tuổi thơ êm ả.
Các bạn trẻ đến với Làng Du Lịch Ông Đề có lẽ nôn nóng nhất là phần trò chơi dân gian. Hãy tưởng tượng bạn mặc vào người bộ đồ bà ba thoải mái, hòa mình vào những trò “không lẫn vào đâu được”, chân bám chút sình bùn mang hơi thở phù sa. Mỗi bộ đồ bà ba chỉ với giá 30.000 đồng, nhưng chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng vì công dụng của nó. Bà ba còn là trang phục sống ảo hiệu quả cho các cô gái muốn hóa thân thành “dân quê” chân chất. Khu trò chơi còn được trang bị dàn âm thanh và sân khấu để cho du khách có thể giao lưu văn nghệ hoàn toàn miễn phí. Quản trò luôn có mặt để phục vụ hướng dẫn cho du khách chơi trò chơi.
Du khách thích thú khi được mặc áo bà ba và trãi nghiệm đi cầu dây tại Làng du lịch sinh thái Ông Đề.
Các trò chơi dân gian ở đây vô cùng đa dạng, từ chơi dưới nước cho đến trên cạn, từ ướt cho đến khô, phù hợp với mọi sự lựa chọn “khó tính” của các nhóm bạn trẻ: đi xe đạp qua mương, đu dây đôi qua mương, đi cây cau thăng bằng ra mương, chèo xuồng trải nghiệm, trượt sình, tát mương bắt cá, kéo lưới, tập làm nông dân 01 ngày, tắm hồ bơi hoang dã, thử sức đi cầu bập bền trên mương, thi đua cùng đồng đội trên chiếc cầu vừa nhúng vừa lắc vô cùng độc đáo….
Khi đến với Làng Du Lịch sinh thái Ông Đề, bạn sẽ được trải nghiệm những điều thú vị và đáng nhớ. Nhớ đất Cần Thơ, nhớ những cảnh quan du lịch, nhớ những món ăn đậm nét Cần Thơ và nhớ khu du lịch sinh thái Ông Đề.
Theo giadinhvietnam.com
Tòa nhà hơn 150 năm tuổi có hàng nghìn cổ vật ở Sài Gòn
Công trình có kiến trúc Pháp đang lưu giữ khoảng 2.000 món đồ cổ, mở cửa miễn phí cho khách tham quan.
Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (số 6 đường Tôn Đức Thắng, quận 1) được xây dựng năm 1863. Từ năm 2005, một tòa nhà trong Đại chủng viện được tận dụng làm nhà truyền thống trưng bày đồ cổ, các tượng điêu khắc, tranh nghệ thuật tôn giáo và dân gian...
Tòa nhà là một trong những công trình kiến trúc Pháp đầu tiên ở Sài Gòn, hiện còn khá nguyên vẹn. Trước đó, nơi này được dùng làm phòng sinh hoạt của Đại chủng viện. Dọc hành lang bày nhiều vật dụng của nông dân Việt cách đây cả trăm năm như xe ngựa, guồng nước, cối giã gạo, cày, bừa...
Bên trong là hai gian phòng trưng bày khoảng 2.000 cổ vật của Việt Nam và thế giới. "Các đồ cổ được tôi sưu tập từ đầu thập niên 1990, ngoài ra còn có nhiều món của các giáo đường, khách quốc tế, tổ chức nước ngoài tặng", linh mục Nguyễn Hữu Triết, đại diện Đại chủng viện, cho biết.
Cổ nhất là những món đồ của người Việt thời văn hóa Đông Sơn như đèn, thạp, đất nung, trang sức... Chiếc đèn làm bằng đồng thời Đông Sơn, khoảng thế kỷ 5 Trước Công Nguyên cho thấy người Việt khi ấy đã biết sử dụng kim loại.
Trong nhà truyền thống còn có cả bộ sưu tập với 650 đèn cổ của Việt Nam và các nước. Những chiếc đèn phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chất liệu từ đất nung, đồng, gốm, gỗ, sắt, thủy tinh...
Khá nhiều đồ dùng gia đình của người Việt trong khoảng thế kỷ 19 như tủ, bàn, bức hoành phi, bình phong, đỉnh đồng... được trưng bày.
Quyển Kinh Thi, tác phẩm kinh điển trong bộ Ngũ Kinh dùng làm nền tảng trong Nho giáo, được in thời vua Minh Mạng, triều đại nhà Nguyễn.
Nơi đây còn nhiều đồ cổ của những nền văn hóa khác từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam như Chăm Pa, Sa Huỳnh, Óc Eo... Ở ngay lối vào là hai chiếc chum đất Sa Huỳnh được dùng làm mộ táng, có niên đại vào khoảng thế kỷ 5 Trước Công Nguyên.
Các bức tượng Phật bằng đá của người Khmer, có niên đại khoảng thế kỷ 12. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của vương quốc Khmer với lãnh thổ rộng lớn, phát triển hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á.
Những cổ vật của các quốc gia ở châu Á, châu Âu được lưu giữ trong nhà truyền thống. Chiếc chuông bằng đồng này có xuất xứ từ vùng Quảng Đông (Trung Quốc) vào khoảng thế kỷ 18.
Đồng hồ của Pháp vào thế kỷ 19 với chiều cao gần 2 m, được chạm trổ tinh xảo.
Nhiều món đồ cổ của các dân tộc Tây Nguyên đầu thế kỷ 20 như tượng nhà mồ, gùi, trống, chiêng... cho thấy sự đa dạng cổ vật được trưng bày. Nhà truyền thống mở cửa mỗi ngày cho du khách tham quan.
Theo VnE
Đường tới trường gian nan của học sinh thế giới Nhiều đứa trẻ dùng lốp xe bơm căng để di chuyển trên sông, số khác đội mũ bảo hộ để phòng nguy cơ động đất. Business Insider ngày 1/8 tổng hợp hình ảnh về đường đi học của trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới. Tại tỉnh Trung Kalimantan của Indonesia, trẻ đạp xe băng qua làn sương mù dày đặc để...