Trải nghiệm cuộc sống ở chiến tuyền miền đông Ukraine
Qua câu chuyện của người dân ở vùng chiến tuyến tại thành phố Mariupol, độc giả sẽ có cái nhìn rõ hơn về cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.
Qua câu chuyện của người dân ở vùng chiến tuyến tại thành phố Mariupol, độc giả sẽ có cái nhìn rõ hơn về cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.
Từ trên ban công của căn hộ anh ở Mariupol, thành phố chiến lược trong cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội Ukraine và phe ly khai thân Nga, ông Piotr Galanji có thể phóng tầm mắt thấy chiến tuyến.
Ông Galanji, người tự hào với 27 năm phục vụ trong Hồng quân Liên Xô, giờ không mong ước đứng về bên nào trong cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng này. Ông hiện ở tuổi “thất thập cổ lai hy” 67.
Khu cư xá đổ nát của ông bên bờ biển Azov nằm cách nửa km so với trạm kiểm soát mới được các binh sĩ Kiev dựng lên.
Video đang HOT
Bất chấp lệnh ngừng bắn, các dân quân tự vệ phe ly khai đã nã đạn pháo suốt đêm ngày 21/9. Các mảnh đạn rơi xuống mặt đất dưới các cửa sổ nhà ông Galanji.
Các binh sĩ Ukraine đứng gác trên sân thượng nhà ga sân bay Mariupol.
Theo nhiều chuyên gia, nếu phe ly khai nắm quyền kiểm soát thành phố Mariupol, họ có thể tạo đà tiến công của mình dọc bờ biển Azov tới bán đảo Crimea (vùng mới sáp nhập vào Liên bang Nga hồi tháng 3/2014). Điều này thành sự thực thì sẽ giúp phe ly khai hình thành một hành lang chiếm giữ chiến lược ở miền đông.
“Tôi trước đây từng là một chiến sĩ Hồng quân Liên Xô tham chiến ở Đức, Ukraine, Murmansk (thành phố nằm ở Bắc Cực của Nga), Siberia. Vào năm 1968, tôi đi chiến đấu ở Tiệp Khắc. Và đây là cách người Nga cám ơn trong những đóng góp của tôi sao?. Trong đời, tôi chưa bao giờ tưởng tượng ra một điều như thế này”, người cựu chiến binh thổ lộ.
Cùng với hai người bạn của mình, ông Galanji nhìn chằm chằm vào một cứ điểm của quân chính phủ, mà theo lời ông, vị trí này luôn nằm trong tầm ngắm của phe đối lập.
Ở đó, một xe tăng dựng ở phía đối diện với một đường đắp cao, và các vị trí của quân chính phủ đều được đào lên để tăng sức kiên cố. Các binh sĩ ở đó hết sức lo lắng và từ chối các câu hỏi của phóng viên.
“Một ngày nọ, một người bạn đồng môn cùng chiến đấu với tôi hồi tham gia Hồng Quân đã gọi điện thoại để hỏi thăm tình hình của tôi. Trong lúc cả hai đang trao đổi với nhau, ông ấy còn nghe thấy những tiếng súng nổ đùng đoàng qua loa điện thoại. Tôi nói với ông ấy rằng, nhà của tôi nằm ở ngay vùng chiến tuyến. Ông ấy bảo rằng, các kênh truyền hình ở Nga nói rằng, Mariupol đầy rẫy những tên phát xít. Tôi là một tên phát xít ư?”, cụ ông Galanji hỏi một cách kinh ngạc.
Sau đó, ông tiếp lời mình: “Đây là đất nước của tôi. Các con tôi cũng bảo tôi qua ở với chúng cho an toàn, nhưng tôi sẽ không rời nơi này. Đây là nơi “chôn nhau cắt rốn” của tôi. Tôi không sợ cái chết. Tôi đã từng có cuộc sống tốt đẹp”, người cựu Hồng quân Liên Xô vừa nói vừa nở nụ cười.
Bạn của ông Galanji là Lander Savrukin, 54 tuổi chỉ vào con đường bên dưới và nói rằng: “Bạn nhìn thấy đấy, đó là một mục tiêu. Do ở tầng 10 nên tôi có thể trông thấy hết mọi thứ. Đầu tiên, họ bắn một vài đợt để điều chính tầm nhìn. Sau đó, hàng loạt quả rocket rơi xuống thành từng chùm. Các ụ đất bay tung tóe lên không trung”.
Lính biên phòng Ukraine trong tư thế sẵn sàng chiến đấu khi đứng gác ở một trạm kiểm soát vùng ven Mariupol.
Giống như nhiều cư dân Mariupol, anh Anatoly Fedorisk 32 tuổi làm việc ở một trong hai nhà máy sản xuất thép lớn nhất thành phố. Khi anh di chuyển bên trong thành phố, anh phải đi dọc theo men các bức tường của các tòa nhà.
“Người Nga đang nhắm tới trạm kiểm soát đó, nhưng may mắn thay các quả rocket lại rơi vào các cánh đồng. Không có tòa nhà nào bị tấn công cả”.
Còn nữ công dân 42 tuổi Olga, người sống ở ngôi nhà nằm ở vùng chiến tuyến này cho hay, bà dường như không còn sức lực chống đỡ nào cả trong suốt 1 tuần qua. “Các vụ bắn phá bắt đầu vào tối qua (tức 22/9). Thật khủng khiếp khi sống ở vùng chiến tuyến này. Điều này quả đáng sợ. Nhưng chúng tôi có thể đi đâu bây giờ?”, bà nói trong tuyệt vọng.
Thanh Nga
Theo_Kiến Thức