Trái Đất trúng tia vũ trụ ‘nữ thần’ cực mạnh, chưa rõ nguồn gốc
Các nhà nghiên cứu cho biết đó là tia vũ trụ năng lượng cực cao, mạnh nhất từ khi hạt Oh My God được phát hiện vào năm 1991.
Nó dường như đến từ vùng trống rỗng bí ẩn nhất vũ trụ.
Tia vũ trụ mà nghiên cứu mới đề cập chính là thứ đã bắn vào Trái Đất ngày 21-5-2021, được phát hiện bởi hệ thống Telescope Array, một mạng lưới quan sát thiên văn gồm nhiều trạm trải rộng trên diện tích 700 km2 ở bang Utah – Mỹ.
Hạt đặc biệt tạo nên tia vũ trụ này có năng lượng khổng lồ 244 EeV, khiến nó trở thành tia vũ trụ mạnh nhất từng được phát hiện kể từ tia mang hạt Oh My God ( OMG) nổi tiếng năm 1991 (năng lượng 320 EeV).
Ảnh đồ họa mô tả về tia vũ trụ “ nữ thần” – Ảnh: OMU
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Osaka Metropolitan (OMU – Nhật Bản) đã mô tả tia vũ trụ này trong một bài báo khoa học vừa công bố trên tạp chí Science.
Hạt bí ẩn tạo nên tia vũ trụ năm 2021 được họ đặt tên là “Amaterasu”, theo tên vị nữ thần Mặt Trời đã giúp tạo ra Nhật Bản trong truyền thuyết.
“Khi lần đầu tiên phát hiện ra tia vũ trụ năng lượng cực cao (UEH) này, tôi đã nghĩ chắc chắn có sự nhầm lẫn vì nó cho thấy mức năng lượng chưa từng có trong 3 thập kỷ qua” – TS Toshihiro Fujii, tác giả chính, cho biết.
Họ không chắc chắn tia này đến từ đâu, bởi hướng của nó dường như quay về một vùng trống rỗng trong cấu trúc quy mô lớn của vũ trụ, là khu vực không có thiên hà, tinh vân hay cấu trúc vũ trụ khác được biết đến.
Có thể nó đã bị chuyển hướng trên đường đi, khi đi qua một khu vực từ trường mạnh của vật thể nào đó. Tuy nhiên, khả năng đó thấp vì hạt này quá mạnh.
Một số giả thuyết về nguồn gốc của tia được đề cập bao gồm vụ nổ siêu tân tinh, lỗ đen sáp nhập sao xung (một dạng cực mạnh của sao neutron – xác chết của những ngôi sao khổng lồ), tuy nhiên vẫn chưa thể giải thích được toàn bộ sự kiện.
“Hạt này có thể đến từ một hiện tượng thiên văn chưa biết và có nguồn gốc vật lý mới, vượt ra ngoài Mô hình Chuẩn trong vật lý” – TS Fujii nhận xét.
Viễn cảnh 'cân' được vũ trụ nhờ vào ánh sáng bí ẩn cổ xưa
Các nhà thiên văn học đã phát hiện một đợt bùng phát sóng vô tuyến bí ẩn của vũ trụ, phải mất 8 tỉ năm mới đến được trái đất, phá mọi kỷ lục về thời gian trước đó.
Mô phỏng nguồn phát của một sự kiện bùng phát sóng vô tuyến nhanh từ thiên hà xa xôi vượt qua 8 tỉ năm ánh sáng đến trái đất ESO
Hiện tượng bùng phát sóng vô tuyến nhanh (FRB) là những đợt bùng phát sóng vô tuyến trong khoảng thời gian cực ngắn ở cường độ mãnh liệt với nguồn gốc chưa rõ từ vũ trụ.
FRB đầu tiên được phát hiện năm 2007, và kể từ đó hàng trăm luồng ánh sáng dạng này đã được các nhà thiên văn học ghi nhận đến từ khắp vũ trụ.
Theo báo cáo mới đăng trên chuyên san Science, sự kiện sóng ngắn vừa phá kỷ lục được đặt tên FRB 20220610A. Dù chỉ diễn ra trong khoảnh khắc chưa đến 1 phần ngàn giây (0,001 giây), chùm ánh sáng này phóng thích năng lượng tương đương hơn 30 năm hoạt động không ngừng nghỉ của mặt trời chúng ta.
Nhiều FRB "chạm" đến trái đất trong thời gian siêu ngắn, dài nhất là vài phần ngàn giây trước khi biến mất, khiến giới chuyên gia gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát hiện và nghiên cứu chúng.
Một số mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến đang tiếp sức cho các nhà thiên văn học nghiên cứu hiện tượng này, trong đó có ASKAP ở Wajarri Yamaji thuộc bang Tây Úc (Úc).
"Nhờ vào hệ thống các đĩa vô tuyến của ASKAP, chúng tôi có thể xác định vị trí xuất phát của FRB 20220610A sau khi phát hiện nó vào tháng 6.2022", Đài CNN dẫn lời đồng tác giả Stuart Ryder của Đại học Macquarie (Úc). Kế đến, nhóm của ông sử dụng Kính viễn vọng cực lớn của Đài thiên văn Nam Âu ở Chile để tìm kiếm nguồn phát.
Kết quả cho thấy FRB 20220610A vượt qua quãng đường xa nhất và lâu nhất so với bất kỳ nguồn FRB nào khác, và nhiều khả năng bắt nguồn từ một nhóm nhỏ các thiên hà đang hợp nhất.
Các nhà khoa học cho rằng FRB có lẽ là phương pháp độc nhất vô nhị để có thể "cân được" trọng lượng của vũ trụ. Theo đó, các FRB có thể dùng để đo đạc vật chất giữa các thiên hà, vốn là số liệu trước nay chưa thể biết được.
Phát hiện ngôi sao có từ tính mạnh nhất trong vũ trụ, hơn Mặt trời 43.000 lần Việc phát hiện một ngôi sao có từ tính gấp 43.000 lần so với Mặt trời có thể giúp làm sáng tỏ bí ẩn về cách hình thành của sao nam châm. Các nhà khoa học vừa phát hiện ra ngôi sao có từ tính mạnh nhất trong vũ trụ. Ngôi sao, được gọi là HD 45166, có dấu hiệu quang phổ giàu...