TP.HCM: Sản phụ bị liệt nửa người sau sinh, chồng tố bệnh viện phụ sản tự ý gây tê làm sai sót
Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao thông tin chia sẻ từ chị N.T.T.Th. (29 tuổi, quê Lâm Đồng) khi cho biết Bệnh viện (BV) Phụ sản Mêkông đã khiến chị liệt nửa người sau khi sinh mổ tại bệnh viện.
Liên lạc với gia đình chị Th. ngày 20/1, anh N.Đ.T.P. (ngụ TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) đã có những chia sẻ liên quan đến việc vợ anh bị biến chứng liệt nửa người . Cụ thể, trong đơn khiếu nại của anh P. cho biết bệnh viện đã tự ý chuyển phương pháp mổ bắt con khiến sản phụ liệt nửa người.
Cụ thể theo đơn khiếu nại, ngày 2/11/2020 vợ chồng chị Th. đến BV Phụ sản Mêkông để tiến hành nhập viện. Sản phụ có chỉ định mổ bắt con do thai lớn, tiểu đường thai kỳ, tiền sử dị ứng thuốc tê, xương chậu hẹp.
Sau khi hoàn tất các thủ tục nhập viện, chị Th. được đưa đi nhận phòng lưu trú. Tại đây, nữ hộ sinh có khám và hỏi tình trạng của sản phụ thì được chị Th. thông báo có tiền sử dị ứng thuốc tê. Nữ hộ sinh nghe rõ và có dán biểu tượng lưu ý việc dị ứng trên cho sản phụ.
Thông tin này được chị Th. một lần nữa trình bày tại phòng tiền phẫu, trước khi vào ca mổ bắt con. Ekip trực tiến hành hội chẩn tiền phẫu và thống nhất sẽ gây mê để mổ lấy thai cho chị Th.
Tuy nhiên theo anh P., khi vào phòng mổ một bác sĩ thực hiện gây mê tên L.Q.H. đã tự ý đổi từ phương án gây mê sang gây tê mà không thông báo trước với người nhà cũng như không được sự đồng ý của chị Th.
“Bác sĩ đã bỏ qua tiền sử dị ứng thuốc tê của bệnh nhân, bỏ qua kết quả hội chẩn tiền phẫu, tự ý gây tê mặc cho vợ tôi van xin trong phòng mổ. Sau khi tiêm thuốc tê vào tủy sống, người vợ tôi co giật mạnh, nôn mửa liên tục trong suốt quá trình tiến hành phẫu thuật”, anh P. cho biết.
Người chồng cũng cho biết sau ca phẫu thuật mổ lấy thai, chị Th. được đưa ra phòng hồi sức và phát hiện bị liệt nửa người bên trái, hoàn toàn không cử động được. Đến lúc này các bác sĩ mới gọi anh P. đến để báo về tình trạng hậu phẫu nhưng không đề cập đến vấn đề tự ý gây tê.
Phía bệnh viện đã đưa ra phương án liên hệ BV Nhân dân Gia Định hỗ trợ hội chẩn, xét nghiệm và điều trị, sau khi ổn định thì trở về BV Mêkông để tiến hành chăm sóc hậu sản. Theo anh P. trình bày trong đơn khiếu nại, khoảng thời gian vợ anh được chuyển sang khoa Nội Thần kinh Huyết học của BV Nhân dân Gia Định, phía BV Phụ sản MêKông không có mặt để hỗ trợ, theo dõi.
Ngày 4/11/2020, sản phụ Th. được BV Nhân dân Gia Định cho xuất viện với chẩn đoán liệt nửa người trái có hồi phục sau 2 ngày mổ bắt con, chỉ định điều trị nội khoa. Một thời gian sau, chị Th. được phía BV Mêkông mời bác sĩ vật lý trị liệu đến để tập luyện phục hồi chức năng.
Nhưng theo anh P. thời gian tập thường xuyên bị ngắt quãng, bác sĩ nhiều ngày không đến và phía BV phụ sản có dấu hiệu chậm trễ, lơ là trong việc điều trị.
Theo biên bản làm việc giữa 2 bên, kết quả họp hội đồng chuyên môn ngày 24/11/2020 của BV xác định phương pháp gây tê tủy sống là chưa phù hợp, chưa tìm được nguyên nhân gây yếu nửa người cho sản phụ. Lãnh đạo BV khẳng định sẽ chịu trách nhiệm về lỗi chủ quan của bác sĩ H. khi sử dụng phương pháp gây tê mà không báo cho người nhà biết. Tuy nhiên phía BV Mêkông lại nhận định chưa có bằng chứng tác dụng phụ của thuốc tê gây yếu nửa người cho bệnh nhân khiến gia đình bức xúc.
Chia sẻ qua điện thoại sáng 20/1, chị Th. cho biết hiện tại sức khỏe của chị yếu, mệt mỏi trong người, những sinh hoạt hàng ngày đều không làm được phải nhờ đến người thân trợ giúp. Ngay cả việc ẵm con, cho con bú cũng không được khiến chị rất đau xót.
Liên quan đến vụ việc, đại diện BV Phụ sản Mêkông cho biết đã nhận được thông tin và có câu trả lời chi tiết một cách sớm nhất do lãnh đạo bệnh viện cung cấp.
Truyền ối cứu được thai nhi đã cạn sạch nước ối, nhưng ai không thể thực hiện?
Mới đây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã điều trị thành công ca cạn sạch ối khi thai chỉ mới 23 tuần, giúp mẹ tròn con vuông cho một sản phụ hiếm muộn 6 năm.
Thai 23 tuần cạn sạch ối vẫn chào đời khoẻ mạnh
Bệnh nhân là chị N.T.Y (31 tuổi, Yên Bái). Chị từng mang thai một lần song thai IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) nhưng bị sảy. Lần mang thai thứ 2 này, chị tiếp tục mang song thai. Tuy nhiên tới tuần thai thứ 8, bác sĩ phát hiện một trong hai thai của chị bị lưu. Tuần 22 tới khám, thai nhi còn lại vẫn phát triển bình thường.
Tuy nhiên sau đó một ngày, chị cảm nhận thai nhi ít đạp. Siêu âm cho thấy thai nhi đã cạn ối. Một cơ sở y tế nói với chị là không có khả năng cứu em bé. Nhưng niềm khát khao con cái khiến người mẹ trẻ tìm mọi cách để giữ lấy đứa con này. Bởi chị không còn phôi nào nữa.
Các bác sĩ thực hiện truyền ối cho thai phụ cạn nước ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: BVCC
Lần này, chị tìm đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, xin thực hiện kỹ thuật can thiệp bào thai, truyền ối. Đến viện, bác sĩ siêu âm cho thấy thai nhi đã cạn sạch ối, không còn khả năng nuôi thai 23 tuần.
BS Nguyễn Thị Sim - Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho biết, qua thăm khám, bác sĩ phát hiện thai nhi đang ở tuần 23 đã cạn sạch ối, siêu âm doppler thấy dòng máu trong động mạch rốn đảo ngược, không còn khả năng nuôi thai.
Ngay lập tức, sản phụ được chỉ định truyền ối. Sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe chị Y. hoàn toàn ổn định, được tiếp tục theo dõi tại viện trong 2 tuần. Hôm 5/1, chị sinh con ở tuần 36, em bé 2,2kg chào đời khoẻ mạnh trong niềm hạnh phúc của bác sĩ và gia đình.
Đây là một trong hàng chục trường hợp được bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chỉ định truyền ối giữ thai thành công. Phương pháp này được áp dụng từ năm 2019 tại bệnh viện tuyến cuối về sản phụ khoa này.
Vì sao có hiện tượng thiểu ối?
BS Nguyễn Thị Sim cho hay nước ối là dung dịch bao quanh thai nhi, đóng vai trò như một môi trường chất lỏng giúp bảo vệ thai nhi khỏi những va đập, sang chấn, nhiễm trùng; đồng thời nó cũng chứa nguồn dinh dưỡng phong phú cần thiết cho thai nhi. Nước ối trong là dấu hiệu thai nhi phát triển ổn định và tử cung người mẹ khỏe mạnh.
Còn thiểu ối là tình trạng nước ối ít hơn bình thường theo tuổi thai. Có tới 4-5% sản phụ có nguy cơ rơi vào tình trạng thiểu ối. Trong các thai kỳ thể tích nước ối khác nhau.
Nếu trong quá trình khám thai cho thai phụ từ tuần thứ 8 - 40, các bác sĩ luôn có động tác quan sát nước ối cho thai nhi và đánh giá các tình trạng khác của thai. Nếu nước ối bị ít đi, hoặc bị thiếu, bác sĩ có thể đánh giá bằng việc siêu âm rất rõ.
Theo BS Sim, có hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiểu ối, là do mẹ và do thai nhi. Trong đó, nguyên nhân do mẹ bị rỉ ối hoặc vỡ ối, khiến cho nước ối ra ngoài theo đường âm đạo làm giảm nước ối trong tử cung. Hoặc do mẹ có một số bệnh lý làm cho quá trình sản xuất nước ối trong bào thai bị ít dần đi, làm nước ối cũng giảm.
Còn nguyên nhân do phía thai, nặng nhất thường là do thận của thai nhi không có, hoặc có nhưng không hoạt động làm cho quá trình tạo nước ối giai đoạn phát triển thai nhi không diễn ra. Tuy nhiên, cũng có tới 30% thiểu ối vẫn chưa rõ nguyên nhân. Những trường hợp này vẫn đang được xem xét và nghiên cứu thêm.
Thiểu ối gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi. Nặng nề nhất là gây thiểu sản phổi thai nhi, khiến em bé khi ra đời suy giảm chức năng hô hấp; thai nhi chậm phát triển, không đủ cân như những em bé bình thường; thai nhi có thể bị biến dạng mặt, chân tay, thậm chí là lồng ngực, ổ bụng, cột sống; ngôi thai bất thường gây ra tình trạng lưu thai.
Truyền ối không thể thực hiện với trường hợp nào?
Trước kia, thiểu ối không có điều trị đặc hiệu, thông thường bác sĩ chỉ hướng dẫn cho thai phụ uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều hơn, thậm chí là có một số biện pháp truyền dịch ở tĩnh mạch mẹ... mong lượng dịch trong cơ thể mẹ tăng là nước ối tăng lên. Thực tế hiệu quả những phương pháp này chưa hẳn là cao như mong muốn. Vì thế, đa số các bác sĩ khuyên chủ động đình chỉ thai nghén trước khi đứa bé chết lưu trong cơ thể người mẹ.
Bởi vậy, với những trường hợp bị thiểu ối, hiện Bệnh viện đã thực hiện kỹ thuật truyền ối, nhằm cứu được các em bé, kéo dài thời gian mang thai và tránh được những dị tật không mong muốn do thiểu ối gây ra.
Trong đó, truyền ối thực chất là truyền dịch bù ối. Đây là kỹ thuật đưa dịch đẳng trương vô khuẩn vào buồng ối, để tăng thể tích nước ối cho bào thai. Tuy nhiên, với kỹ thuật này thiểu ối và màng ối của thai phụ phải còn nguyên vẹn và tuổi thai trong khoảng 16 - 32 tuần. Việc truyền ối sẽ không thể thực hiện được với một số trường hợp thai nhi nhỏ hơn 16 tuần tuổi; chống chỉ định ối nhỏ hơn 25mm; thai phụ bị rỉ ối, vỡ ối non hay thai dị dạng, nhiễm trùng cấp.
Vừa nhận được thông tin có thai phụ nguy kịch, tôi chạy đến thì chạm phải ánh mắt đỏ ngầu của người yêu trước phòng cấp cứu Có một sản phụ bị tai biến sau sinh, chúng tôi lập đội phản ứng nhanh rồi tức tốc đến bệnh viện ấy. Và rồi chuyện oái oăm đã xảy ra, bên ngoài phòng cấp cứu, tôi gặp Huy - người yêu mình. Đến giờ này, tôi vẫn chưa đủ bình tâm để nghĩ lại mọi chuyện. Đúng là ở đời chẳng nói...