TP HCM: Cho mượn nhà, 20 năm vật vã đi… đòi
Theo phản ánh, năm 1975, Bộ Chỉ huy quân sự (BCHQS) TP HCM mượn nhà của gia đình bà Điệp tại số 3A Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh để lập chốt kiểm soát quân sự bảo vệ cầu Sài Gòn. Đến năm 1985, chốt kiểm soát trên giải thể nhưng BCHQS không trả lại nhà cho bà Điệp mà lại cấp căn nhà trên cho cán bộ của đơn vị.
C ho mượn rồi mất luôn nhà?
Theo đơn khiếu nại của ông Trần Quyết Thắng (ngụ xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM), đại diện theo uỷ quyền của bà Lê Ngọc Điệp và Lê Ngọc Lan là bên đang khiếu nại đòi lại căn nhà số 3A và 3A Bis Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh cho biết: Ông Lê Hồng Lân (SN 1922, đã mất) và bà Trần Ngọc Anh (sinh năm 1933, đã mất) có 3 người con là bà Lê Ngọc Điệp (SN 1951), bà Lê Ngọc Lan (SN 1957) và Liệt sĩ Lê Hồng Sang (đi kháng chiến và hy sinh tại Bến Tre). Năm 1969, gia đình ông Lân và bà Anh xây nhà và sinh sống trên phần đất 512m2 tại khu Tân Cảng, nay là số 3A, 3A Bis Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh (có xác nhận của nhiều người).
Ngày 10/8/1970, Tỉnh trưởng Gia Định ký giấy chứng nhận có nội dung “Chấp thuận cho các gia đình đang chiếm ngụ tại các khu Hùng Vương, khu Công Lý, khu Calter, khu Cư xá Tự do, khu Quốc gia Nghĩa tự, khu Tân Cảng được hợp thức hoá bằng những giấy tờ cá nhân”. Sau khi khu đất được hợp thức hoá và công nhận sở hữu, gia đình ông Lân ổn định ở đó.
Căn nhà số 3A và 3A Bis Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh nay được chia ra 3 căn.
Đến năm 1975, cán bộ của Bộ Chỉ huy quân sự (BCHQS) TP HCM (nay là Bộ Tư lệnh TP HCM) gặp ông Lân và bà Anh hỏi mượn đất để bộ đội trú đóng, lập chốt kiểm soát quân sự bảo vệ cầu Sài Gòn. Do đất nhà còn rộng, nên gia đình ông Lân đồng ý cho bộ đội mượn lập chốt bảo vệ quân sự trên đó.
Năm 1977, do kinh tế gia đình khó khăn, ông Lân, bà Anh và người con gái út là bà Lan về Kiên Giang làm kinh tế mới. Căn nhà trên chỉ còn bà Điệp ở lại. Đến tháng 6/1978, bà Điệp cũng xuống Kiên Giang cùng cha mẹ sinh sống.
Xác nhận của nhiều nhân chứng về nguồn gốc căn nhà do vợ chồng ông Lân tạo lập.
Video đang HOT
Năm 1982, bà Anh liên hệ với BCHQS TP HCM để lấy lại căn nhà. Tuy nhiên, do chốt vẫn đang làm nhiệm vụ nên BCHQS TP HCM xin mượn tiếp và hứa sẽ trả lại nhà khi chốt giải thể.
Thế nhưng, năm 1985 khi chốt kiểm soát quân sự giải thể, BCHQS TP HCM lại không trả nhà cho gia đình ông Lân. Đến ngày 01/6/1985, BCHQS TP ra Quyết định số 0135/QĐ cấp nhà cho ông Nguyễn Thành Thái với diện tích 1/2 căn nhà trên.
Tiếp đó ngày 12/6/1987, BCHQS TP ra Quyết định số 168/QĐ-ĐT tạm giao căn nhà số 3A Điện Biên Phủ (1/2 căn nhà còn lại) có diện tích 216m2 cho ông Phạm Điều sử dụng. Đến ngày 18/3/1988, BCHQS TP ra Quyết định số 198/QĐ/DT có nội dung ” Bố trí cho ông Phạm Điều đến ở tại số nhà trên”.
Hành trình g ian na n
Sau khi biết BCHQS TP HCM giải thể chốt kiểm soát quân sự mà không liên hệ trả nhà lại, ông Lân và bà Anh liên tục gửi đơn khiếu nại để yêu cầu BCHQS TP trả lại nhà đã mượn cho gia đình mình. Tuy nhiên, yêu cầu trên không được giải quyết nên gia đình ông Lân làm đơn khiếu nại gửi UBND TP HCM.
Sau khi xác minh nguồn gốc đất và các chứng cứ liên quan đến căn nhà số 3A Điện Biên Phủ, ngày 14/8/2000, UBND TP HCM có công văn số 3039/UB-TD gửi BCHQS TP HCM với nội dung: “Việc Bộ Chỉ huy quân sự thành phố có quyết định cấp nhà và đất nói trên cho hai ông Nguyễn Thành Thái và Phạm Điều là không có cơ sở vì căn nhà này không phải tài sản của Bộ Chỉ huy quân sự thành phố.
Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Bộ Chỉ huy quân sự thành phố ban hành quyết định huỷ bỏ quyết định cấp nhà, đất cho hai ông Nguyễn Thành Thái và Phạm Điều tại số nhà 3A Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh để giao lại căn nhà trên cho gia đình bà Trần Ngọc Anh sử dụng. Khi có quy hoạch giải toả căn nhà và đất nói trên, gia đinh bà Anh là người nhận tiền đền bù theo quy định”.
Văn bản của UBND TP HCM và BCHQS TP phản hồi thông tin thể hiện rõ nguồn gốc đất.
Sau khi có công văn của UBND TP HCM gửi BCHQS TP thì ngày 20/12/2000, BCHQS TP có công văn số 251/CV.ĐT gửi Thường trực UBND TP HCM với nội dung: “Căn nhà 3A đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh sau ngày giải phóng đơn vị kiểm soát quân sự có mượn của gia đình bà Anh để làm chốt bảo vệ cầu Sài Gòn. Đến năm 1985 do yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, chốt giải thể, cơ quan không biết gia đình bà Anh ở đâu để giao lại. Do đó, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố có tạm cấp cho 02 gia đình ông Thái và ông Điều để làm nhà ở…”.
Trong công văn gửi Thường trực UBND TP, BCHQS TP HCM thừa nhận nhà đã cấp cho ông Thái và ông Điều là trước đây mượn của gia đình bà Anh nhưng đơn vị này vẫn chưa đưa ra hướng giải quyết để trả lại nhà cho gia đình bà. Theo đó, BCHQS TP đề nghị Thường trực UBND TP chủ trì và có sự kết hợp với các cơ quan chuyên trách họp để xem xét lại và đi đến thống nhất hướng giải quyết.
Đến ngày 23/10/2003, UBND TP ra tiếp công văn số 5283/UB-PC (căn cứ vào báo cáo tại công văn số 385/BC-TTr ngày 22/8/2003 của Thanh tra thành phố) gửi BCHQS TP HCM với nội dung: “Căn nhà 3A Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh do ông Lê Hồng Lân và bà Lê Ngọc Điệp xây cất trên nền đất Công sản Quốc gia được Tỉnh trưởng Gia Định chấp thuận trước năm 1975. Sau năm 1975, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố mượn căn nhà trên làm chốt gác cầu Sài Gòn. Ngày 20/5/1986 Bộ chỉ huy quân sự thành phố có biên bản phân chia khuôn viên căn nhà diện tích 512m2 cho hai hộ chiến sỹ của Bộ Chỉ huy quân sự thành phố là ông Nguyễn Thành Thái và ông Phạm Văn Điều sử dụng.
Xét căn nhà số 3A Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh không thuộc diện xử lý của Nhà nước. Căn cứ Nghị quyết số 57/1998/NQ-UBTVQH ngày 20/8/1998 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch nhà ở xác định trước ngày 01/7/1991. Ủy ban thành phố yêu cầu Bộ Chỉ huy quân sự thành phố tiếp xúc, thoả thuận về phương thức trả căn nhà trên cho hộ bà Lê Ngọc Điệp. Trong trường hợp hai bên thoả thuận không có kết quả, bà Lê Ngọc Điệp có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân để đòi lại nhà. Yêu cầu Bộ Chỉ huy quân sự thành phố tổ chức thực hiện nội dung công văn này và báo cáo kết quả cho Uỷ ban nhân dân thành phố”.
Ngày 23/10/2003, UBND TP ra tiếp công văn số 5283/UB-PC (căn cứ vào báo cáo tại công văn số 385/BC-TTr ngày 22/8/2003 của Thanh tra thành phố) gửi BCHQS TP HCM đề nghị đơn vị giao trả nhà cho bà Điệp, con ông Lân, bà Anh.
Những tưởng sự việc đã quá rõ ràng, UBND TP HCM đã xác định nguồn gốc căn nhà số 3A Điện Biên Phủ là của gia đình bà Anh xây cất trước năm 1975 và đã được Tỉnh trưởng Gia Định chấp thuận; BCHQS thì cũng thừa nhận năm 1975 mượn nhà của gia đình bà Anh để lập chốt kiểm soát quân sự, nhưng do không tìm được gia đình bà Anh để trả nên tạm cấp cho 2 cán bộ của BCHQS; Đồng thời UBND TP HCM cũng có nhiều văn bản yêu cầu BCHQS thương lượng để trả lại nhà cho gia đình bà Anh nhưng BCHQS TP vẫn không xử lý trả lại nhà đã mượn.
Vì vậy, sau khi ông Lân (mất 2004) và bà Anh (mất 1999), hai người con là bà Điệp và bà Lan đã nộp đơn khởi kiện BCHQS TP HCM để đòi lại nhà đã cho mượn.
Bạt Phong – Bảo Hà
Theo phapluatplus
Nữ tài xế lái xe BMW gây tai nạn được gia đình nạn nhân xin bãi nại
Trước phiên tòa xét xử bà Nguyễn Thị Nga - người lái BMW gây tai nạn liên hoàn ở ngã tư Hàng Xanh, gia đình nạn nhân thiệt mạng đã có đơn xin bãi nại cho nữ tài xế để có điều kiện khắc phục hậu quả.
Nữ tài xe gây tai nạn. Ảnh: tư liệu
Theo tin từ TAND quận Bình Thạnh, TPHCM, ngày mai 17.6 sẽ mở phiên xét xử đối với bà Nguyễn Thị Nga (46 tuổi, ngụ quận 12) - người điều khiển xe BMW gây tai nạn liên hoàn tại ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh) khiến 1 người chết và 5 người bị thương nặng vào tháng 10-2018 - về tội "Vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ theo điều 260 Bộ luật Hình sự 2015".
Trao đổi với phóng viên, người thân của nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn cho biết, gia đình đã có đơn xin bãi nại cho bà Nga, đồng thời có xin cho người phụ nữ gây tai nạn không phải đi tù để có thể ở bên ngoài kiếm tiền, khắc phục hậu quả.
Gia đình nạn nhân cho biết thêm, ngày mai có thể họ không tham gia phiên xét xử, còn về việc nhận được bồi thường thiệt hại như thế nào thì gia đình từ chối tiết lộ.
Theo nội dung vụ án, khuya 21.10.2018, bà Nga lái ôtô hiệu BMW BS 51F - 279.10 di chuyển trên đường Điện Biên Phủ, hướng từ vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm về cầu Sài Gòn.
Đến ngã tư Hàng Xanh, bà Nga gây tai nạn liên hoàn cho nhiều xe máy, ôtô. Vụ va chạm khiến chị Nguyễn Thị Kim Phụng (38 tuổi, quê Đồng Nai) tử vong và nhiều nạn nhân khác bị thương.
CSGT Đội Hàng Xanh (PC08, Công an TPHCM) kiểm tra nồng độ cồn nữ tài xế và cho kết quả 0,94 mg/lít khí thở. Bà Nga sau đó bị tạm giữ, phục vụ điều tra.
Tại cơ quan công an, bước đầu bà Nga khai nhận trước đó có uống bia rượu tại một nhà hàng trên đường Pasteur (quận 3,TPHCM) và tự lái ô tô BMW về nhà, do không làm chủ tay lái nên gây ra vụ tai nạn nghiêm trọng.
Ngày 24.10, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Nga để điều tra.
A.T
Theo LĐO
Nghi vấn người đàn ông quốc tịch Mỹ lao vào xe container tự tử Chiều 24.5, Công an quận 2, TP.HCM vẫn đang khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng, điều tra làm rõ vụ nghi vấn người đàn ông mang quốc tịch Mỹ lao vào xe container tự tử ở phường An Phú. Theo Công an quận 2, lúc 15h30 cùng ngày, tài xế (khoảng 35 tuổi) điều khiển xe container BKS: 51C...