Top những lời khuyên hữu ích cho người làm game năm 2013
Phát triển game là 1 công việc hết sức thú vị nhưng nó không hề đơn giản. Bạn sẽ phải đối mặt với những căng thăng, những đêm trắng cùng hàng tá vấn đề khác nhưng nếu bạn thực sự có đam mê thì tại sao lại không thử? Biết đâu nó sẽ mang lại thành công và niềm vui không ngờ cho bạn.
8 lời khuyên để trở thành một nhà phát triển game giỏi
Trong quãng thời gian 2 ngày 25 – 26 tháng 10 vừa qua, tại đất nước láng giềng cùng khối ASIAN với Việt Nam là Philippines đã tổ chức sự kiện Philippines Game Development Festival 2013 với sự tham gia của rất nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp game ở khắp nơi trên thế giới.
Chúng ta sẽ đến với các lời khuyên hữu ích dành cho các bạn có mong muốn trở thành 1 nhà phát triển game giỏi nhé:
1. Chơi game
Theo lời ông Alvin Juban của Secret 6 và là chủ tịch của Game Developers Association of the Philippines, chơi game chính là yếu tố cần thiết đầu tiên nếu như bạn muốn trở thành 1 nhà phát triển, việc này tương đối đơn giản đối với 1 gamer khi đây chính là sở thích của họ trong thời gian rãnh rỗi. Nhưng nói vậy không có nghĩa là bạn chỉ chơi những game mà bạn cảm thấy thích.
Nếu như muốn bước vào thế giới của những nhà phát triển game, bạn sẽ cần học tập và nỗ lực bằng nhiều cách, chơi game cũng là 1 trong những cách đó, nhưng nhớ rằng bạn nên vươn ra khỏi khuôn khổ các tựa game ưa thích của mình. Bạn không cần phải yêu mến mọi thể loại game mà mình đã thử qua, bạn chỉ cần trải nghiệm chúng và tìm hiểu những khía cạnh khác biệt là được. Ví như bạn ghét và yêu thích game bắn súng ở điểm nao? 1 tựa game casual có gì hấp dẫn?
2. Tất cả những gì bạn cần đều “online”
Ông Paul Gadi của IGDA Manila có nói rằng ngày nay mọi thứ bạn cần thiết đều có thể tìm kiếm trên mạng. Trên thực tế, với sự phát triển rộng rãi của công nghệ, bên cạnh tốc độ và phạm vi đường truyền internet ngày 1 mạnh mẽ như thời nay, chúng ta không những có thể tìm những thông tin hướng dẫn mà còn có thể tham gia vào vô số các nhóm hay diễn dàn để bàn luận và nhận sự giúp đỡ từ những người có kinh nghiệm. Hãy học tập nhiều nhất mà bạn có thể, thế giới internet mở rộng cho tất cả mọi người.
3. Học cách code hoặc ít nhất là hiểu nó
Khi bạn phát triển 1 trò chơi, đương nhiêu bạn sẽ cần đến lập trình và code. Tuy nhiên, chúng ta thường hiểu lầm rằng tất cả mọi người trong ngành phát triển game đều phải code. Điều này không phải sai những cũng không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp. Có thể bạn không cần tự mình xây dựng nên chương trình nhưng bạn phải hiểu nó hoạt động như thế nào.
Tưởng tượng nếu như bạn là 1 họa sĩ, cộng việc chính của bạn đương nhiên là vẽ và thiết kế, nhưng vậy không có nghĩa bạn không cần quan tâm việc mọi thứ sẽ được lập trình như thế nào, bạn cần phải hiểu chúng sẽ được lắp ráp với nhau ra sao, ví dụ vật này sẽ có cử động ra sao? Tại sao màu sắc trong bóng râm không được như thiết kế ban đầu?
4. Xây dựng “vốn” của mình
Có thể các bạn trẻ sẽ nghĩ mình biết code thật giỏi, vẽ thiết kế thật đẹp hay đã từng chơi qua hằng trăm tựa game khác nhau là đủ để trở thành 1 nhà phát triển game. Ai cũng có thể nói: “Tôi biết làm game” nhưng thực tế họ lại chả có gì để chứng minh cho người khác thấy. Xây dựng nên 1 sản phẩm mang dấu ấn của riêng mình là rất quan trọng khi không những nó có thể chứng minh với khách hàng hay các nhà tuyển dụng biết được năng lực của bạn mà còn là 1 cách tốt để bạn kiểm tra và theo dõi được sự tiến bộ của mình. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn còn đang là 1 học sinh, sinh viên trên ghế nhà trường, bạn có thể phạm sai lầm và thử nghiệm những thứ mới mà không phải lo lắng gì cả.
5. Tham gia vào các nhóm và thật năng động
Đăng ký vào 1 diễn đàn, điền tên vào 1 nhóm trên Facebook và đọc bài không có nghĩa rằng bạn đang tham gia vào nó. Khi bạn tham gia vào 1 nhóm nào đó, hãy để ý tới những cuộc thảo luận, đưa ra ý kiến của mình nếu thấy hợp lý, việc này mang lại rất nhiều lợi ích. Bạn sẽ học được cách giao tiếp với mọi người trên internet, đồng thời nó cũng giúp bạn tạo dựng được các mối quan hệ quan trọng nếu như bạn có ý tưởng muốn trở thành 1 nhà phát triển độc lập.
6. Học về bản quyền sản phẩm
Các nhà phát triển game luôn phải cận thận về vấn đề bản quyền sản phẩm, đã có không ít người gặp phải hậu quả khi dính tới vấn đề này. Chắc chắn bạn sẽ không muốn dẫn chân lên thành quả của người khác hay để người khác dẫm chân lên những thành quả của mình. Hãy biết trân trọng và bảo vệ những tài sản trí tuệ mà mình làm ra.
7. Chia sẻ game của mình lên mạng
Có thể các bạn sẽ thấy việc này thật nghịch lý khi chia sẻ sản phẩm của mình lên internet chẳng phải là cách nhanh nhất dẫn tới việc nó bị người khác ăn cắp? Tuy nhiên khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp của mình, bạn không thể đăng ký bản quyền cho tất cả mọi thứ hay kiếm lợi nhuận từ mọi game mình làm ra. Nhưng bạn sẽ cần sự phản hồi từ người khác, đặc biệt là dành cho những sản phẩm đầu tay của mình và cách duy nhất để làm việc đó là chia sẻ để mọi người xem. Đương nhiên đôi khi những phản hồi này đa phần theo hướng tiêu cực nhưng đừng để nó làm bạn nản chí mà hãy suy nghĩ xem bạn nên tiếp tục công việc này như thế nào.
8. Tìm hiểu cách kinh doanh
Hãy nhớ rằng phát triển game mới chỉ là của phương trình mà thôi. Sau khi hoàn tất sản phẩm của mình, bạn sẽ cần sự phản hồi, marketing ra thị trường thật tốt, tìm hiểu tại sao nó được mọi người hưởng ứng và tại sao không. Còn không, đừng nghĩ rằng có thể kiếm tiền từ game của mình.
Phát triển game là 1 công việc hết sức thú vị nhưng nó không hề đơn giản. Bạn sẽ phải đối mặt với những căng thăng, những đêm trắng cùng hàng tá vấn đề khác nhưng nếu bạn thực sự có đam mê thì tại sao lại không thử? Biết đâu nó sẽ mang lại thành công và niềm vui không ngờ cho bạn.
Những sai lầm cơ bản mà các nhà sản xuất nên tránh
Mỗi nhà sản xuất giỏi thường nhằm tới những cái đích lớn và tìm cách tránh khỏi các sai lầm bằng mọi giá. Tuy nhiên, hầu hết bọn họ sẽ đều trải qua 1 quá trình tiến hóa để trở nên già dặn và có kinh nghiệm hơn khi xử lý mọi công việc. Bước đầu tiên, các nhà sản xuất mới vào nghề thường tập trung giải quyết những vấn đề trước mắt nhưng sau đó họ sẽ dần nhận ra rằng vấn đề đó sẽ còn lặp đi lặp lại và họ nên để mắt tới những chuyện khác trước nó lại trở thành một ngọn lửa mới.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Khi họ mang vai trò 1 nhà sản xuất càng lâu thì họ sẽ có cái nhìn ngày càng xa. Tác giả Samuel Rantaeskola của trang Gamasutra có chia sẻ với cộng đồng về những sai lầm cơ bản mà 1 nhà sản xuất thường mắc phải như sau.
1. Xem nhân lực là 1 dạng tài nguyên
Đây là điều nguy hiểm nhất mà 1 nhà sản xuất có thể làm. Họ đặt mình ở 1 vị trí người cai trị và hy vọng có thể sử dụng các nguồn lực 1 cách tối ưu để sản xuất trò chơi với năng xuất càng cao nhất có thể. Điều này đòi hỏi một kiến thức sâu sắc về mọi kỷ luật mà chả ai có được. Nhà sản xuất giàu kinh nghiệm sẽ dựa trên chuyên môn của các thành viên trong nhóm để xác định và giải quyết những vấn đề hiện tại. Họ sẽ không coi nhân viên là những mảnh ghép đơn thuần cho 1 câu đó khổng lồ.
Ảnh minh họa
2. Không giải thích tại sao
Một nhà sản xuất mà không thể giải thích tại sao đội ngũ của mình lại đang làm việc theo 1 cách nhất định thì thường đến chính họ cũng chả hiểu phương án đó. Với sự hiểu biết tại sao , điều này rất quan trọng đối với nhà sản xuất để họ có thể điều hành đội được tốt hơn bằng cách giải thích tại sao, chứ không chỉ là làm thế nào. Bằng cách này, các nhân viên có thể tự động làm việc mà không cần phải có nhà sản xuất luôn chỉ đạo bên cạnh. Sau đó, nhà sản xuất có thể tập trung sự chú ý của mình vào cải thiện cách thức làm việc trong sự hợp tác với đội ngũ của mình.
Ảnh minh họa
3. Nhiệm vụ
Để đội ngũ nhân viên có thể phấn đấu tiến lên phía trước, nhà sản xuất cần phải liên tục đưa cho họ những công việc mới. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi 1 sự hiểu biết hoàn hảo về mọi vấn đề trong quá trình phát triển và khó có ai thể thực hiện được. Do đó, những nhà sản xuất lâu năm thường sẽ đưa ra những cái đích để nhân viên của mình có thể hướng tới, còn đạt tới tích đó như thế nào thì là việc của họ.
Ảnh minh họa
4. Giữ được sự giao tiếp
Khi nhà sản xuất không có được sự kết nối cũng như sự giao tiếp cơ bản đối với đội ngũ của mình. Đó chính là dấu hiệu cho 1 cơ cấu tổ chức lộn xộn và sự thiếu tin tưởng vào đồng nghiệp. Nhà sản xuất có kinh nghiệm sẽ bằng mọi cách để tránh điều này có thể xảy ra, bởi đây chính là nguyên do nhanh nhất dẫn tới sự thất bại của bạn.
Ảnh minh họa
5. Không ăn mừng
Khi team của bạn đã đặt được mục đích và thực hiện đúng kế hoạch ban đầu, hãy để mọi người có 1 quãng thời gian được ăn mừng và xả hơi 1 chút là việc rất quan trọng. Không có sự tán thưởng hay ăn mừng của quá trình phát triển thành công có thể sẽ dẫn tới 1 cái chết chóng vánh khi mọi người cảm thấy chả có gì đáng phấn đấu cả.
Ảnh minh họa
6. Không biết lùi bước
Thật khó để nói “không”, nhưng đó là 1 điều cần thiết cho 1 nhà sản xuất giỏi. Đôi khi bạn sẽ cần nhân nhượng và lùi 1 bước trước các nhà thiết kế, sáng tạo mà mình đang có trong tay, bởi sẽ có thời điểm bạn có muốn thúc ép họ cũng không được. Bạn phải chấp nhận 1 sự thật rằng đôi khi chính mình sẽ là 1 cái gai đang gây cản trở cho công việc sáng tạo của đồng nghiệp, nhưng rồi bạn sẽ được mọi người trong đội trân trọng bởi các đóng góp của mình.
Ảnh minh họa
Có rất nhiều điều gây nên sự thất bại và cản bước 1 nhà sản xuất, nhưng nếu tránh được vài điều cơ bản ở trên thì đó cũng là một bước đệm tốt trong quá trình tiến hóa trở thành trở thành 1 nhà sản xuất tài ba cho bạn.
7 bài học cho các nhà phát triển game
Trong quãng thời gian 2 ngày 25 – 26 tháng 10 vừa qua, tại đất nước láng giềng cùng khối ASIAN với Việt Nam là Philippines đã tổ chức sự kiện Philippines Game Development Festival 2013 với sự tham gia của rất nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp game ở khắp nơi trên thế giới. Tại đây, họ đã có những bài diễn thuyết rất hay, không ngần ngại chia sẻ các kinh nghiệm và đưa ra nhiều bài học bổ ích đối với công việc phát triển game.
Bạn có thể lấy được nguồn cảm hứng từ mọi thứ xung quanh mình – Ryan Sumo, Kuyi Mobile
Đối với 1 người họa sĩ, nhà văn hay nhà sáng tạo, thường sẽ có 1 khoảng thời gian mà họ gặp phải tình huống “ kiệt” nguồn cảm hứng, đặc biệt là khi bị chịu sức ép từ ai đó hay deadline đang tới gần. Do đó, hãy luôn nhớ rằng ý tưởng có thể đến từ mọi nơi vì thế hãy chú ý tới mọi thứ xung quanh, khi chúng đến thì bạn hãy ghi lại.
Phát triển game mới chỉ là 1 nửa của phương trình – Richard Franciso, Cherry Mobile
Trước khi bước chân vào lĩnh vực phát triển game, bạn phải biết rằng ngoài công việc tạo ra sản phẩm thì bạn sẽ còn phải tìm cách để marketing và tạo ra lợi nhuận từ thành quả của 1 mình một cách hợp lý và tối ưu nhất. Đây chính là mảng mà rất nhiều nhà phát triển đầy khao khát không hề nghĩ tới.
Nếu bạn muốn bước chân vào ngành phát triển, đừng quên mặt kinh doanh – Mark Roxas, PLDT SME
Có đam mê là rất tốt, nhưng nó không thể nuôi sống bạn. Vì vậy trừ phi bạn dự định sẽ phát triển 1 tựa game mà không cần kiếm tiền từ nó, hãy tính toán những chiến lược tài chính thật cẩn thận trong kế hoạch.
Những gì bạn nghĩ và thấy chỉ là 1 phần của bức tranh lớn – Ria Lu, Komikasi
Bạn có ý tưởng cho 1 tựa game mới, bạn nghĩ nó thật tuyệt và quyết định thưc hiện nó. Tuy nhiên, các nhà phát hành và mọi người lại không hề có phản ứng như bạn nghĩ. Khi này, bạn nên tự đặt ra những câu hỏi cho chình mình như:” Có phải mình quá đề cao ý tưởng này?“, bạn sẽ thấy việc lùi lại 1 bước và có cái nhìn tổng thể hơn về 1 bức tranh là rất quan trọng.
Chúng tôi sẽ “bắn hạ” bạn, nhưng đừng để chúng tôi ngăn bạn – Alvin Juban, Secret 6
Đôi khi, những người có kinh nghiệm hơn trong ngành sẽ nói rằng công việc và kế hoạch của bạn là hoàn toàn sai lầm. Nhưng đến cuối cùng, bạn nên nhớ rằng lời nói của họ chỉ là lời khuyên chứ không phải mệnh lệnh. Nếu như bạn đã nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng tình huống cũng như chắc chắn về ý tưởng của mình, hãy mạo hiểm và thử sức.
Thất bại không phải là kết thúc – Paul Gadi, IGDA Manila
Con đường dẫn đến thành công được lát bằng những thất bại. Mọi người đều sẽ nếm trải mùi vị thất bại vào 1 thời điểm nào đó, nhưng đó không phải là tận cùng của thế giới, hay sự kết thúc cho giấc mơ của bạn. Điều quan trọng ở đây là hãy học từ thất bại và thử lại lần nữa với kinh nghiệm của mình cùng 1 cái nhìn lạc quan.
Không có gì là quá muộn – Bari Silvestre, Keybol
Vào 1 độ tuổi hay 1 gian đoạn nào đó trong cuộc đời, bạn sẽ nghĩ rằng đã quá muộn để thử 1 cái gì đó. Tuy nhiên, nếu bạn muốn theo đuổi 1 điều thì hãy tìm cách để làm được nó. Như người ta vẫn nói:” Thà muộn còn hơn là không bao giờ”!
Phát triển game là 1 công việc hết sức hấp dẫn và thú vị
Một trong những hoạt động rất được chú ý tại sự kiện Best of Anime 2013 gần đây chính là buổi nói chuyện giao lưu với ông Darwin Tardio của công ty Funguy Studio tới từ Philippines. Ông đã thảo luận về tình trạng của ngành công nghiệp phát triển game hiện nay và lý do tại sao một vị trí việc làm trong lĩnh vực phát triển trò chơi lại là một lựa chọn nghề nghiệp có tính khả thi và rất thú vị.
Ảnh minh họa về 1 studio phát triển game
Tốc độ tăng trưởng cao và có nhiều nền tảng để phát triển
Một báo cáo mới đây đã chỉ ra rằng lĩnh vực game trên toàn cầu đang trên đường trở thành 1 nền công nghiệp nhiều tỷ USD, với giá trị dự kiến lên tới 117 tỷ USD (khoảng hơn 2,2 triệu tỷ VND) trong 2 năm tới. Theo ông Darwin Tardio, ở Philippines hiện nay có khoảng 50 công ty phát triển game và khoảng 4,000 nhân viên hoạt động trong ngành. Ông cũng nhắc tới Việt Nam là 1 quốc gia có tiềm năng phát triển game lớn với khoảng 10,000 người làm việc trong lĩnh vực game và đang trên đà phát triển rất mạnh.
Ảnh minh họa
Sự tăng trưởng liên tục này cũng có thể là do sự phổ biến của điện thoại di động và smartphone. Trước đây, nhắc đến công việc phát triển game thì mọi người đều lắc đầu và cho rằng đây là định hướng nghề nghiệp khó khăn với đầy sự thử thách, hoài nghi. Tuy nhiên, công việc phát triển game đã trở nên thoải mái hơn rất nhiều khi nó không còn bị giới hạn trong các nền tảng có phần hardcore như console hoặc PC. Những thiết bị mới nổi như smartphone, tablet và các thiết bị di động khác với hệ điều hành đáng tin cậy đã tạo nên nhiều cơ hội hơn dành cho những nhà phát triển game triển vọng.
Ảnh minh họa
Trong năm 2011, nhiều báo cáo cho thấy người sử dụng smartphone ở Ấn Độ đang bắt đầu sử dụng điện thoại của họ cho các trò chơi, khám phá nội dung và dữ liệu thay vì chỉ gọi và nhắn tin. Một năm sau đó , đã có những dấu hiệu chỉ ra khả năng của việc các thiệt bị di động sẽ vượt qua máy tính cá nhân. Trong cùng năm đó, một báo cáo khác nói tới các xu hướng cho thấy sự tăng trưởng chóng mặt của smartphone ở khắp châu Á. Năm nay, việc sử dụng smartphone sẽ tăng gấp đôi tại Thái Lan cùng với sự tăng trưởng đáng kể ở Manila.
Ảnh minh họa
Liên tục có nhu cầu với những ý tưởng mới
Ngành công nghiệp phát triển game có thể được coi là một sân chơi cho sự tư duy sáng tạo, vì nó đòi hỏi sự đổi mới phù hợp và những nội dung gốc thú vị. Thực tế, có rất nhiều vị trí cần thiết trong lĩnh vực phát triển game ngoài lập trình và thiết kế. Theo ông Darwin, một nhóm nghiên cứu và phát triển sẽ gồm các chuyên gia âm thanh, thiết kế, nhà văn, lập trình viên, họa sĩ khái niệm, họa sĩ 2D, họa sĩ 3D, giám đốc kỹ thuật và giám đốc sáng tạo, và còn rất nhiều công việc khác nữa. Ông cũng đề cập rằng khi phát triển 1 trò chơi, điều quan trọng là có thể tạo ra một cái gì đó không những độc đáo, mà còn mới lạ và hấp dẫn.
Ảnh minh họa
Mặc dù phát triển trò chơi là cả 1 quá trình với nhiều công đoạn để có thể cho ra đời 1 sản phẩm hoàn thiện, các yếu tố phát triển luôn thay đổi đối với mỗi một trò chơi hoặc ứng dụng. Mỗi trò chơi sẽ có các nhân vật, kẻ thù, môi trường, các tính năng, những câu chuyện, hội thoại, và cơ chế gameplay… hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, công việc phát triển trò chơi sẽ không bị nhàm chán và đơn điệu.
Phát triển trò chơi là một sự thử thách nhưng rất vui
Theo như những chia sẻ của các chuyên gia trong ngành, phát triển game là một công việc không hề đơn giản chút nào. Nó không phải là cái gì đó được thực hiện chỉ bằng việc chơi thật nhiều game. Trên thực tế nó được thực hiện bởi 1 quá trình bao gồm nhiều đêm không ngủ, sự nỗ lực hết mình, và sự cống hiến của mọi thành viên. Tuy nhiên, tất cả những đam mê, năng lượng và những đêm trắng đó đều rất đáng công khi bạn thấy sản phẩm của mình được ra đời với sự hoàn thiện và nhận được sư hưởng ứng nhiệt tình của game thủ.
Ảnh minh họa
Trong thực tế, ngay tại Philippines cũng có một cuộc thi về phát triển game được diễn ra hàng năm có tên gọi là Philippines Game Development Festival ( PGDF ). Đại diện cho trường học của mình, các nhóm sinh viên sẽ dành ra cả tháng trời để tạo ra 1 trò chơi cho dù họ có thầy hướng dẫn hay không. Giải thưởng cũng không phải là tiền mặt, những vẫn thu hút được sự nhiệt tình của tầng lớp trẻ, đến cuối cuộc thi những đội chiến thắng luôn cảm thấy rất vui mừng, thậm chí là có cả những giọt nước mắt trong niềm hân hoan.
Ảnh minh họa
Trong buổi nói chuyện của mình, ông Darwin cũng nói về những bữa tiệc game được tổ chức bởi các nhà phát triển trò chơi và những người có nhiệt huyết trong ngành. Đây sẽ là những cuộc vui với thành phần tham gia chủ yếu là họa sĩ, lập trình viên, người mẫu, chuyên gia âm thanh…, họ sẽ tạo ra những trò chơi để giải trí rất thú vị.
Ảnh minh họa
Tham gia vào ngành công nghiệp phát triển game
Như mọi lẽ thường trong cuộc sống khi bạn muốn có điều gì, ban sẽ phải nỗ lực để có được nó, và một sự nghiệp thành công trong phát triển game cũng như vậy. Phát triển game sẽ yêu cầu bạn tận dụng hết kỹ năng của mình và liên tục tìm cách nâng cao, tiến bộ. Có 1 điều quan trọng không kém đó là giống như bao công việc khác, nó cũng sẽ yêu cầu bạn phải có 1 trình độ học vấn nhất định. Vì vậy, nếu bạn đang nghĩ đến việc bỏ học chỉ để chơi game với hy vọng trở thành một nhà phát triển trong tương lai thì hãy xem xét lại con đường đó đi.
Ảnh minh họa
Theo kinh nghiệm của ông Darwin, ngoài việc có trình độ học vấn, 1 điều quan trọng khác là bạn nên xây dựng các mối quan hệ thông qua việc tham gia diễn đàn và các sự kiện, hội nghị trong ngành. Qua các hoạt động như vậy, bạn có thể kiếm được 1 công việc phù hợp và tiến thân từ đó. Hoặc bạn có thể chọn 1 con đường gian nan đòi hỏi sự mạo hiểm và dũng cảm như việc tạo ra 1 tựa game indie. Cho dù bạn có lựa con đường nào đi nữa thì cách bạn bước đi trên con đường đó sẽ quyết định tất cả.
Theo PLXH
2014: Ngành game Việt Nam và hy vọng khởi sắc
Không giống các NPH, năm 2013 vừa qua rõ ràng là một nốt trầm cho toàn bộ ngành phát triển game tại Việt Nam.
Trái ngược hoàn toàn với "nửa già" còn lại của làng game Việt, đó là các nhà phát hành với những tựa game online được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam, năm 2013 vừa qua rõ ràng là một nốt trầm cho toàn bộ ngành phát triển game tại Việt Nam.
Về phần các NPH, văn bản Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ra đời vào cuối tháng 07 năm nay, trong đó có phần hết sức quan trọng đề cập tới việc quản lý game online đã phần nào làm yên lòng những NPH game Việt Nam, các đơn vị đã và đang ấp ủ dự định phát hành những tựa game online trong thời gian tới đây.
Nhà phát triển vẫn nhiều mối lo
Cụ thể hơn, những tựa game được cấp phép sẽ có thể yên tâm hơn trong quá trình vận hành, khi vấn đề giấy phép phát hành không còn là điều khiến các NPH lo ngại. Mặt khác, tấm giấy phép cũng chính là một trong những chìa khóa mấu chốt để đem tới thành công cho tựa game, khi game thủ luôn muốn thưởng thức hay bỏ tiền đầu tư vào những tựa game đáng tin cậy, bền vững và bảo đảm quyền lợi chính đáng cho cộng đồng game thủ Việt.
Thế nhưng ở một khía cạnh khác, đó là cộng đồng các nhà phát triển game Việt Nam. Dường như họ vẫn chưa có bất kỳ sự bảo vệ nào thực sự chắc chắn để thôi thúc họ tiếp tục dấn thân vào con đường đam mê mà họ đã lựa chọn.
Các nhà phát hành game Việt đã có được những chế tài quản lý của các cơ quan có thẩm quyền đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng như nhà phát hành game online, từ đó giúp cho các NPH có thể nâng cao hiệu quả trong việc hoạt động tựa game online cũng như cạnh tranh tốt hơn ngay trên thị trường trong nước. Trong khi đó, những công cụ, văn bản và chính sách hỗ trợ dành cho những đơn vị tự phát triển game tại Việt Nam hầu như chưa tồn tại một cách cụ thể. Đó cũng chính là cái khó cho các studio game tại Việt Nam hiện nay.
Trong năm vừa qua, không ít tin buồn đã đến với cộng đồng phát triển game Việt, ví như VTC Studio, một đơn vị sản xuất game lớn được đầu tư bài bản tại Việt Nam, trực thuộc một nhà phát hành lớn đang chuẩn bị giải thể, phần lớn đội ngũ của nhà phát triển này nhiều khả năng sẽ nằm trong danh sách cắt giảm nhân sự.
Hay một câu chuyện khác là Emobi. Vì nhiều lý do mà MMOARPG Sát Thát Truyền Kỳ sẽ không thể ra mắt trong năm nay như lời hứa khi nhà phát triển game hàng đầu này hé lộ những thông tin đầu tiên về dự án.
"Quá trình hoàn thiện cho Sát Thát Truyền Kỳ còn rất bề bộn, có lẽ việc mở cửa trò chơi trong năm nay là quá sức với đội ngũ sản xuất", ông Huy giải thích về lý do chậm trễ trình làng MMORPG đầu tay của studio. Như vậy có thể khẳng định là trong năm 2013 game thủ Việt khó mà được thưởng thức một game online nội địa chất lượng cao nào nữa.
Liệu có khởi sắc khi dám thay đổi?
Sau quá trình tự mày mò làm game, không ít các studio tại Việt Nam đã rẽ sang một hướng khác, đó chính là sao chép lại mô hình của những game online đã thu được thành công tại thị trường các nước, nhưng chủ yếu vẫn là Trung Quốc.
Cũng cần nhớ một điều rằng, chính việc sao chép, copy như vậy đã khiến cho Trung Quốc trở thành một "đại công xưởng" về game như hiện nay. Nếu không kể tới những sản phẩm với chất lượng tầm trung hoặc tầm thấp (mà chúng ta hay ví von là game rác), thì Trung Quốc hiện đang sở hữu những doanh nghiệp với khả năng tạo ra cho chính họ những tựa game có đẳng cấp, thậm chí gây kinh ngạc cộng đồng game thủ toàn cầu.
Tất nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi. Nếu sao chép "quá đà", chưa biết chừng ngành phát triển game Việt Nam sẽ mất đi bản sắc vốn có. Đó là chưa kể các nhà phát triển cũng sẽ phải chấp nhận những chỉ trích của cộng đồng game thủ cũng như những nhà làm game Việt, những người cố gắng bám trụ với tư tưởng "tự lực tự cường" nhưng vẫn còn vô vàn khó khăn chờ đợi.
Hy vọng
Sau một thời gian vắng bóng, những dự án game do người Việt Nam phát triển đã lại khiến làng game Việt dịp cuối năm sôi động. Có lẽ sẽ chẳng mất gì khi chúng ta, những game thủ Việt, tiếp tục đặt niềm tin và hy vọng vào những tựa game made in Vietnam sẽ ra mắt trong thời gian tới đây.
Theo VNE
Làng game Việt cần vượt qua tâm lý sính ngoại Phong trào phát triển game tại Việt Nam không phải mới ra đời ngày một ngày hai, nó đã tồn tại không dưới 3, 4 năm nay nhưng gần như không có cơ hội vươn lên. Sau gần 1 thập kỷ phát triển, ngành công nghiệp game Việt Nam luôn được thế giới nhận định là tăng trưởng một cách thần kỳ, thậm...