Top 5 quán ăn người Hoa nổi tiếng ở Sài Gòn, hương vị thơm ngon ăn một lần là nhớ mãi
Ẩm thực của người Hoa từ lâu đã trở thành nét đặc trưng rất riêng, với hương vị thơm ngon cùng cách chế biến khéo léo, cầu kỳ nên luôn được lòng thực khách.
Đa phần các món ăn người Hoa ở Sài Gòn đều được truyền lại từ những thế hệ đi trước. Ngoài hương vị đậm đà, đặc trưng, các quán ăn cũng thường bài trí theo phong cách truyền thống, nhuộm màu cũ kỹ. Dưới đây là 5 quán ăn nổi tiếng của người Hoa, nếu có dịp ghé Sài Gòn, bạn hãy thưởng thức nhé!
Hủ tiếu sa tế Tô Ký
Với tuổ.i đời hơn 80 năm, quán hủ tiếu Tô Ký (Quận 6) thu hút các tín đồ ẩm thực từ khắp nơi đổ về. Trải qua 3 đời “cha truyền con nối”, căn bếp của quán vẫn đỏ lửa, phục vụ thực khách từ năm 1940 đến nay.
Điểm tạo nên sự đặc biệt ở hủ tiếu sa tế chính là nước dùng màu nâu sánh, đặc, kết hợp hơn 30 loại nguyên liệu và gia vị khác nhau như đậu phộng, ớt, riềng, hành, sả, tỏi, giấm Tàu, tôm khô giã nhuyễn, các vị thuố.c bắc… Từ đó, món ăn có hương vị đậm đà, khi thưởng thức sẽ thấy cay nhẹ ở đầu lưỡi làm kích thích vị giác. Bên cạnh đó, nước dùng có sử dụng cốt dừa nên có độ béo và mùi thơm đặc trưng.
Được chế biến thủ công cùng công thức gia truyền, món hủ tiếu sa tế tạo nên hương vị đậm đà, hấp dẫn.
Hủ tiếu sa tế sẽ ăn cùng 2 loại nước chấm là tương và giấm. Tuy nhiên, tất cả các loại nước chấm được làm thủ công theo công thức của tổ tiên để lại. Do đó, món hủ tiếu sa tế tại đây sẽ có hương vị riêng, không trùng lẫn với các nơi khác. Một phần đầy đủ có giá thành khoảng 75,000 đồng bao gồm gồm thịt bò, bò viên, lá sách, ăn kèm rau húng quế, giá, xà lách, ngò gai và dưa leo.
Chè cột điện hay nhiều người sống ở khu Chợ Lớn biết đến với tên gọi Chè âm phủ. Đây là toạ độ không thể bỏ qua nếu muốn thưởng thức ẩm thực đậm vị người Hoa. Quán được mở bán từ năm 1938, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Quận 5, núp mình ở phía sau ngôi chợ phụ liệu nổi tiếng Đại Quang Minh.
Quán hiện tại bán đến 20 món chè khác nhau mang hương vị đậm chất Hoa như chè hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng, mè đen, nhãn nhục, bạch quả, củ năng, sâm bổ lượng, quy linh cao… phục vụ nóng lạnh tùy nhu cầu thực khách.
Trong suốt hàng chục năm qua, hương vị của quán Chè cột điện vẫn không thay đổi. Chè hột gà trà là món ăn nên một lần trải nghiệm tại quán Chè cột điện.
Thường nhiều người sẽ không thích các món chè vì ngán đồ ngọt. Tuy nhiên, các món chè ở đây lại có vị ngọt thanh tạo nên thương hiệu của quán Chè cột điện trứ danh. Có những món ăn “lạ” nhưng lại mang giá trị truyền thống người Hoa, cực kỳ hút khách như hột gà chưng, hột gà trà đen, đu đủ tiềm… Menu quán chè cột điện đa dạng với mức giá dao động từ 12,000 – 25,000 đồng/chén.
Video đang HOT
Để tìm một quán chính gốc người Hoa có phục vụ sủi cảo, há cảo, hoành thánh ngon, hương vị truyền thống thì không thể bỏ qua khu phố Hà Tôn Quyền (Quận 11).
Sủi cảo còn có tên gọi khác là bánh chẻo có nguồn gốc từ Trung Quốc, phổ biến ở nhiều nước châu Á. Phần vỏ bánh dai mềm, bọc nhân tôm, thịt và quyện với hỗn hợp xì dầu ớt tạo vị đậm đà, hấp dẫn. Nước dùng phải có vị ngọt thanh, không quá mặn sẽ góp phần làm cho hương vị món ăn ngon hơn gấp nhiều lần.
Ở khu phố Hà Tôn Quyền, các hàng quán đều phục vụ đa dạng các loại hoành thánh, há cảo, sủi cảo từ chiên, hấp hay các món mì được chế biến tỉ mỉ, công phu.
Đối với các tín đồ mê mẩn sủi cảo, há cảo hay các món ăn người Hoa thì không thể bỏ qua “thiên đường ẩm thực’ – Hà Tôn Quyền, Quận 11.
Đa phần các quán ăn tại con đường này đều được lưu truyền qua nhiều đời, tồn tại đã hơn chục năm, tạo nên thương hiệu riêng như Thiên Thiên, Ngọc Ý, Sủi cảo 162… Thực đơn của các quán khá tương đồng, tuy nhiên mỗi quán sẽ có hương vị đặc trưng riêng, tuỳ thuộc vào khẩu vị của mỗi người. Mức giá dao động từ 50,000 – 100,000 đồng/ phần.
Lẩu cá Dân Ích
Lẩu cá Dân Ích là địa điểm quen thuộc với người dân sống trong khu vực Quận 5. Không chỉ thu hút bởi món lẩu cá đậm vị người Hoa truyền thống mà còn tạo ấn tượng với chiếc bếp dân dã. Quán ăn này sử dụng nồi cù lao để nấu lẩu, đốt bằng than để hơi nóng được toả ra quanh nồi mang lại hương vị đặc biệt khó tìm.
Ở đây quán sử dụng nồi cù lao để thức ăn luôn ấm, nóng và tạo nên nét đặc trưng. Phần nước dùng ngọt vị cá, đậm vị hải sản thu hút thực khách.
Trong một phần lẩu cá sẽ có nhiều nguyên liệu khác nhau như mực, da heo, tôm, cải chua… hòa quyện tạo nên hương vị đậm đà. Bên cạnh đó, mực ngâm tro được chế biến theo kiểu của người Hoa truyền thống là một trong những món “best seller” của quán lẩu cá này. Khi thưởng thức món lẩu cá, bạn sẽ được ăn kèm cùng mì sợi to, bún và các loại rau xanh như cải cúc, mồng tơi, rau muống… Mức giá của một phần lẩu cá dao động từ 250,000 – 400,000 đồng tùy theo số lượng người ăn.
Tiệm cơm Xá Lị
Nằm khuất mình trong con hẻm nhỏ tại Quận 1, tiệm cơm Xá Lị dù không bảng hiệu nhưng vẫn nườm nượp thực khách vào những giờ cao điểm. Khi đến với tiệm cơm này thường phải đặt trước hoặc đến sớm mới có thể thưởng thức các món ăn. Bởi lẽ, mỗi ngày tiệm chỉ làm mỗi món khoảng vài chục phần, dù đông khách cũng không làm nhiều hơn.
Các món hầm, tiềm ở đây được canh lửa rất kỹ nên phần thịt sẽ mềm, thấm gia vị.
Thực đơn ở tiệm cơm chuẩn vị người Hoa có khoảng chừng 15 món mặn để cùng với cơm. Tất cả các món ăn đều là món tiềm, hấp, chưng và không có những món xào, luộc hay chiên rán. Hầu hết các món đều được tiềm ít nhất 4 tiếng để tạo nên hương vị thơm ngon và bổ dưỡng. Kể cả cơm trắng cũng là cơm được hấp cách thủy trong những chiếc thố đất nhỏ tạo nên hạt cơm thơm, dẻo khi thưởng thức.
Do chế biến bằng phương thức hấp, tiềm nên các món ở đây giữ được vị thanh ngọt, không có dầu mỡ, đảm bảo về sức khỏe cho thực khách. Một số món ăn tạo nên tên tuổ.i của quán ăn lâu đời này như: sườn óc heo bông đông trùng thảo, trứng ba màu, gà ác tiềm thuố.c bắc… Quán cơm đa phần phục vụ theo nhóm bạn bè hay đại gia đình, một buổi ăn trưa trung bình sẽ có giá khoảng 100,000 – 150,000 đồng/ người.
Món hủ tiếu khiến khách đổ mồ hôi, chảy nước mắt mà miệng vẫn không thể ngừng ăn
Hủ tiếu sa tế khiến thực khách vừa thưởng thức vừa đổ mồ hôi, chảy cả nước mắt vì cay.
Dấu ấn của các món ăn người Hoa ở Chợ Lớn là một trong những nét chấm phá góp phần làm phong phú bản đồ ẩm thực tại TP.HCM. Trong số rất nhiều cái tên phổ biến như mì vịt tiềm, sủi cảo..., thì hủ tiếu sa tế xuất hiện không quá dày đặc nhưng một khi đã thử là sẽ khó lòng quên được hương vị đặc trưng vô cùng độc đáo của món ăn này.
Hủ tiếu sa tế là món ăn độc đáo ở TP.HCM. (Ảnh: eatwithcheesie)
Trước khi gây ấn tượng với hương vị thì nguồn gốc của hủ tiếu sa tế cũng đã gợi ra nhiều sự tò mò với các tín đồ yêu ẩm thực.
Nhiều người cho rằng hủ tiếu sa tế có nguồn gốc từ người Hoa. Một số tài liệu thì ghi chú món ăn này khởi phát từ tiệm ăn của một người Triều Châu từ những năm 60 của thế kỷ trước. Bên cạnh đó cũng có lập luận cho rằng đây là sáng tạo ẩm thực kết hợp giữa kiểu ăn của người Chà Và lai trộn với kiểu ăn người Minh Hương Chợ Lớn.
Món ăn mang màu sắc bắt mắt và hương thơm hấp dẫn. (Ảnh: trangiahung159)
Chính xác nguồn gốc của hủ tiếu sa tế thì chưa rõ, nhưng ai cũng biết, muốn thưởng thức hương vị độc đáo chuẩn vị của món ăn này thì phải tìm đến khu vực đông người Hoa sinh sống như quận 5, quận 6 ở TP.HCM.
Những quán hủ tiếu sa tế chuẩn vị thường tập trung ở khu vực đông người Hoa. (Ảnh: nhu.nguyen__)
Ấn tượng đầu tiên mà bất kỳ ai hẳn cũng sẽ bị choáng ngợp với món ăn này đó là màu sắc rực rỡ của lớp nước lèo bốc khói nghi ngút, mang theo hương thơm gây xao xuyến mọi chiếc bao tử vô tình đi ngang.
Cũng dễ hiểu nếu như thực khách bị quyến rũ bởi mùi thơm của nồi nước dùng khi nó hội tụ gần 20 gia vị khác nhau để nấu thành.
Để cho ra nước dùng đậm đà mang hương vị đặc trưng, hủ tiếu sa tế sử dụng gần 20 loại gia vị khác nhau. (Ảnh: imnhunnhun)
Tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng, mè rang... hòa chung với nồi nước lèo hầm từ xương bò đậm đà, những muỗng sa tế sánh đặc..., tất cả trải qua nhiều công đoạn nấu, trộn kỳ công mới cho ra được phần nước dùng chuẩn vị rất riêng mà không thể tìm thấy ở món hủ tiếu khác.
Món ăn thường dùng kèm thịt bò, nai, bò viên... (Ảnh: nhu.nguyen__)
Không chỉ đa dạng trong gia vị mà thành phần ăn cùng của món hủ tiếu sa tế cũng vô cùng phong phú, từ bò, lòng bò, lòng heo, bò viên đến thịt nai. Những miếng thịt đầy ắp được xếp trên tô hủ tiếu rực đỏ sắc sa tế, cộng thêm vài lát cà chua, dưa leo băm sợi, khế hoặc giá đỗ, rau quế, ngò gai sẽ khiến tuyến nước bọt của mọi thực khách được dịp hoạt động hết công suất.
Lượng sa tế có thể gia giảm tùy vào mức độ ăn cay của thực khách. (Ảnh: doan.harry.94)
Nước lèo nóng sốt mang theo vị béo thơm, nồng nàn hương gia vị và đặc biệt nhất tất nhiên là vị cay the vô cùng kích thích của sa tế góp phần làm cho những miếng thịt bò, thịt nai mềm ngọt thêm phần hấp dẫn. Một lần thử hủ tiếu sa tế, thực khách chắc chắn không thể quên được cảm giác vừa ăn vừa lau mồ hôi đổ khắp trán, miệng hít hà mãi vì cay mà tay thì không thể ngừng đũa.
Có một phố ẩm thực ở Sài Gòn siêu "cuốn", đặc biệt nổi tiếng với món cà ri cá viên thơm béo chỉ 35.000 đồng Là một tín đồ của ẩm thực, đặc biệt món ăn của người Hoa, bạn nhất định phải ghé qua Chợ Lớn một lần.Sài Gòn được mệnh danh là "thành phố ẩm thực" bởi sự đa dạng và phong phú, hội tụ tinh hoa ẩm thực từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Nổi bật trong bức tranh ẩm thực ấy là khu...