Top 10 trang web được truy cập nhiều nhất năm 2021, bất ngờ vị trí dẫn đầu
Google đã bất ngờ mất “ngôi vương” trong danh sách những trang web được truy cập nhiều nhất năm 2021.
Cloudflare, công ty chuyên cung cấp các dịch vụ bảo mật Internet và dịch vụ phân phối máy chủ tên miền, có trụ sở tại San Francisco (Mỹ), vừa công bố danh sách 10 trang web có lượng truy cập lớn nhất trong năm 2021.
Điều khá bất ngờ đó là mạng xã hội TikTok (tiktok.com) đã vượt qua Google (google.com), trang web có lượng truy cập lớn nhất trong năm 2020, để giành lấy “ngôi vương” trong năm 2021. Google bị đẩy xuống thứ 2 trong danh sách các trang web có lượng truy cập lớn nhất năm 2021.
TikTok đã bất ngờ “đá văng” Google và Facebook để trở thành trang web có lượng truy cập lớn nhất thế giới trong năm 2021
Sở dĩ việc TikTok vươn lên vị trí dẫn đầu về lượng truy cập khiến nhiều người bất ngờ, bởi vì trong năm 2021, TikTok đã bị “cấm cửa vĩnh viễn” tại Ấn Độ, một trong những thị trường Internet lớn nhất thế giới. Nhưng dường như điều này không quá ảnh hưởng, khi TikTok vẫn đang có tốc độ tăng trưởng mạnh tại nhiều thị trường lớn khác như châu Âu và Mỹ.
Mạng xã hội TikTok đã có bước tăng trưởng mạnh trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu, khi nhiều người đã lựa chọn mạng xã hội này như một công cụ giải trí khi phải ở nhà để tránh dịch. Tháng 9/2021, TikTok đã đạt cột mốc quan trọng khi có một tỷ người dùng thường xuyên.
Video đang HOT
Không chỉ tăng trưởng mạnh về người dùng, TikTok cũng tăng trưởng mạnh về doanh thu. Theo hãng phần mềm ByteDance, “cha đẻ” của TikTok, doanh thu trong năm 2020 của mạng xã hội này đạt 34,3 tỷ USD, hơn gấp đôi so với một năm trước đó. Tính đến tháng 6/2021, giá trị thị trường của ByteDance được định giá 425 tỷ USD, giúp ByteDance trở thành công ty khởi nghiệp có giá trị cao nhất trong lịch sử. Giá trị của ByteDance được dự đoán sẽ còn tăng mạnh khi ByteDance dự kiến sẽ chính thức lên sàn chứng khoán vào đầu năm 2022.
Về phần Google, đây là lần đầu tiên trang web này bị tuột mất vị trí số một kể từ khi Cloudflare nghiên cứu và công bố danh sách các trang web có lượng truy cập nhiều nhất hàng năm.
Instagram.com là trang duy nhất góp mặt trong top 10 trang web có lượng truy cập lớn nhất năm 2020 nhưng bị “văng” khỏi top 10 năm nay, được thay thế bởi WhatsApp.com.
Danh sách 10 trang web có lượng truy cập nhiều nhất trong năm 2021 và năm 2020.
Top 10 trang mạng xã hội có lượng truy cập lớn nhất năm 2021
Cloudflare cũng đã công bố danh sách 10 trang web mạng xã hội có lượng truy cập lớn nhất trong năm 2021.
Là trang web có lượng truy cập lớn nhất năm 2021, không quá ngạc nhiên khi TikTok cũng dẫn đầu trong danh sách này, trong khi đó Facebook, trang mạng xã hội được truy cập nhiều nhất năm 2020, đã bị đẩy xuống vị trí thứ 2.
Nhìn chung, cũng như 10 trang web có lượng truy cập lớn nhất năm 2021, các trang mạng xã hội chỉ có sự thay đổi về vị thứ, còn danh sách vẫn giữ nguyên những tên tuổi quen thuộc.
Danh sách các mạng xã hội có lượng truy cập lớn nhất trong năm 2021 và vị trí của năm 2020.
Nhân viên sang chấn tâm lý khi làm việc tại TikTok
Một quản trị nội dung TikTok đã kiện công ty của mình do không cung cấp môi trường làm việc an toàn, khiến cô gặp rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
TikTok là một trong các mạng xã hội phổ biến nhất thế giới.
Theo đơn kiện mà Business Insider có được, Candie Frazier tố cáo TikTok và công ty mẹ ByteDance đẩy họ vào hoạt động làm việc nguy hiểm bất thường. Luật sư của Frazier cho biết, TikTok đã trả đũa nhân viên của mình bằng cách cấm cô quay lại làm việc, một ngày sau khi kiện.
Đơn kiện cho thấy công việc của Frazier đòi hỏi cô dành 12 tiếng mỗi ngày để xem các nội dung khó chịu. Khi làm việc, Frazier chứng kiến "hàng ngàn hành vi vô cùng bạo lực và cực đoan", trong đó có hiếp dâm trẻ em, phanh thây động vật, tấn công tình dục, xả súng...
Do tiếp xúc nội dung độc hại liên tục với cường độ cao, Frazier gặp rối loạn căng thẳng sau sang chấn, lo lắng, bất an, trầm cảm. Cô cũng gặp ác mộng và liên tục nghĩ về những video đã xem khi cố gắng chìm vào giấc ngủ.
Dù nhận thức được công việc quản trị nội dung có tác động như thế nào, TikTok và ByteDance được cho là không áp dụng tiêu chuẩn an toàn của cả ngành như vô hiệu hóa âm thanh, thu nhỏ hay làm mờ các nội dung nhạy cảm. Đơn kiện còn tố hai công ty không cung cấp hỗ trợ sức khỏe tinh thần tương xứng.
Quản trị nội dung xem từ 3 tới 10 video một lúc và dành không quá 25 giây cho mỗi video vì khối lượng quá lớn, vẫn theo đơn kiện. ByteDance và TikTok có thể giám sát quản trị nội dung thông qua chương trình đánh giá video độc quyền để xác minh xem họ có tuân thủ thời gian hay không. Công ty có thể trì hoãn không trả lương nếu một nhân viên nghỉ quá thời gian cho phép.
TikTok từ chối bình luận về vụ kiện nhưng khẳng định nền tảng luôn cố gắng mang đến môi trường chu đáo cho nhân viên và nhà thầu.
Frazier được Telus International, một nhà thầu quản trị nội dung cho TikTok, tuyển dụng. Cô là quản trị viên nội dung cấp một từ tháng 1/2018.
Frazier đòi bồi thường cho cô và các quản trị nội dung Mỹ khác, những người phải tiếp xúc với hình ảnh và video khó chịu trên TikTok và yêu cầu TikTok, ByteDance hỗ trợ, điều trị tâm lý cho họ.
Quản trị viên gặp vấn đề tâm lý khi làm việc là một vấn đề lớn tại các nền tảng mạng xã hội. Năm 2020, Facebook trả 52 triệu USD để dàn xếp vụ kiện với các quản trị viên bị chẩn đoán PSTD.
Thuật toán "kỳ diệu" giúp TikTok khiến thế giới trở nên "nghiện ngập": Từ ứng dụng video trở thành mạng xã hội hàng đầu TikTok sở hữu một thuật toán được nhiều người ca tụng là "kỳ diệu", vì nó giúp họ "đọc" được suy nghĩ của người sử dụng. Facebook đến nay vẫn là mạng xã hội nổi tiếng nhất thế giới. Nhưng trong những năm gần đây, sự chiếm hữu của Facebook đã bị lu mờ rất nhiều bởi 1 cái tên, là TikTok -...