Tổng thư ký Liên hợp quốc cảnh báo về nguy cơ chiến tranh khu vực tại CHDC Congo
Ngày 15/2, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã yêu cầu sự “toàn vẹn lãnh thổ” của Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo phải được tôn trọng và tránh một cuộc chiến tranh khu vực.
Khói bốc lên khi những người biểu tình đốt phá trên đường phố ở CHDC Congo ngày 28/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi, phát biểu trên được ông Guterres đưa ra tại một hội nghị thượng đỉnh châu Phi diễn ra một ngày sau khi các chiến binh M23 được cho là do nước Rwanda láng giềng hậu thuẫn chiếm giữ thủ phủ tỉnh thứ hai của CHDC Congo.
Với áp lực quốc tế ngày càng tăng, cuộc xung đột này được cho là sẽ chi phối hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi, khai mạc tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia vào sáng 15/2.
Sau khi đánh bại quân đội Congo để chiếm thủ phủ quan trọng của tỉnh Goma ở Bắc Kivu vào tháng trước, M23 đã tiến vào tỉnh Nam Kivu lân cận.
Nhóm này đã chiếm một sân bay quan trọng ở đó trước khi tiến vào thành phố Bukavu mà không gặp quá nhiều sự kháng cự.
Video đang HOT
Ông Guterres cho rằng cuộc giao tranh đang diễn ra ở Nam Kivu đe dọa đẩy toàn bộ khu vực xuống vực thẳm, đồng thời thúc giục đối thoại để tránh leo thang căng thẳng ở cấp khu vực bằng mọi giá, “không đưa ra giải pháp quân sự” cũng như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của CHDC Congo phải được tôn trọng.
Liên minh châu Phi đã bị chỉ trích vì cách tiếp cận rụt rè trước nguy cơ xảy ra xung đột khu vực. Các nhà lãnh đạo AU đại diện cho khoảng 1,5 tỷ người trong một cơ quan mà các nhà quan sát từ lâu đã coi là không hiệu quả.
Về phần mình, Liên minh châu Âu cho biết rằng họ đang khẩn trương xem xét mọi phương án sau tin tức từ Bukavu.
Ông Guterres nhấn mạnh trong một cuộc họp báo sau đó rằng châu Phi là “chìa khóa để giải quyết vấn đề”. Một cuộc họp của Hội đồng Hòa bình và An ninh của AU dành riêng cho cuộc xung đột đã diễn ra vào tối ngày 14/2 nhưng cả hai tổng thống của CHDC Congo và Rwanda đều không tham dự.
AU gồm 55 quốc gia đang họp khi châu Phi phải đối mặt với một cuộc xung đột tàn khốc khác ở Sudan và sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cắt giảm viện trợ phát triển của Mỹ, đặc biệt các khoản dành cho châu lục này.
Tổng thống Angola Joao Lourenco, người tham gia vào nhiều năm hòa giải giữa CHDC Congo và Rwanda, đã tiếp quản chức chủ tịch luân phiên AU trong phiên họp hôm 15/2, và cùng ngày, các nhà lãnh đạo cũng đã bỏ phiếu để bầu ông Mahmoud Ali Youssouf của Dijbouti làm chủ tịch mới của Ủy ban điều hành AU.
Các nhà lãnh đạo châu Phi kêu gọi 'ngừng bắn ngay lập tức' ở miền Đông CHDC Congo
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 8/2, các nhà lãnh đạo châu Phi đã kêu gọi "ngừng bắn ngay lập tức" ở miền Đông CHDC Congo và tái khẳng định sự ủng hộ hoàn toàn việc tìm kiếm giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột đang diễn ra.
Người biểu tình đốt phá trên phố ở Kinshasa, CHDC Congo ngày 28/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Một "hội nghị thượng đỉnh lịch sử", do Cộng đồng Đông Phi (EAC) và Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC) cùng triệu tập, đã được tổ chức tại thành phố cảng Dar es Salaam của Tanzania để giải quyết cuộc khủng hoảng đang leo thang ở miền Đông CHDC Congo.
Trong thông cáo kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo khu vực đã kêu gọi "ngừng bắn ngay lập tức" và khôi phục các tuyến đường tiếp tế ở CHDC Congo, trong bối cảnh phiến quân M23 được cho là đã tiến về Bukavu, thủ phủ của tỉnh Nam Kivu, sau khi thành lập cái gọi là chính quyền tại Goma, thủ phủ của tỉnh Bắc Kivu và là một trung tâm khu vực quan trọng.
Nhận thấy tình hình cấp bách, các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh đã chỉ đạo các Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ của hai khối khu vực EAC-SADC họp trong vòng 5 ngày để đưa ra các biện pháp kỹ thuật nhằm thực thi lệnh ngừng bắn ngay lập tức và vô điều kiện.
Các nhà lãnh đạo kêu gọi mở lại các tuyến đường giao thông để khôi phục các tuyến tiếp tế nhân đạo, đặc biệt là tuyến đường nối Goma và Bukavu, tuyến đường đã bị cắt đứt do lực lượng M23 tiến công, và Sân bay quốc tế Goma, tuyến đường đã bị phá hoại nghiêm trọng trong các cuộc giao tranh.
Thông cáo nêu rõ, sự tham gia chính trị và ngoại giao là giải pháp bền vững nhất cho cuộc xung đột ở miền Đông CHDC Congo, vì các nhà lãnh đạo khu vực bày tỏ sự ủng hộ đối với việc nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp với tất cả các bên là nhà nước và phi nhà nước, bao gồm cả M23, theo các khuôn khổ hòa giải khu vực hiện có.
Trong thông cáo, lãnh đạo các nước trong khu vực đề xuất hợp nhất Tiến trình Nairobi với Tiến trình Luanda, một cơ chế hòa bình song song do Liên minh châu Phi khởi xướng và được Tổng thống Angola Joao Lourenco làm trung gian. Để hỗ trợ cho "Tiến trình Luanda/Nairobi" hợp nhất, các nhà lãnh đạo khu vực đề xuất bổ nhiệm thêm những quan chức điều phối, bao gồm đại diện từ các khu vực khác của châu Phi.
Xung đột giữa phiến quân M23 và quân đội Chính phủ CHDC Congo có liên quan sâu sắc đến hậu quả của cuộc diệt chủng Rwanda năm 1994 và căng thẳng sắc tộc đang diễn ra, đặc biệt là giữa người Tutsi và người Hutu. CHDC Congo đã cáo buộc Rwanda hỗ trợ lực lượng M23, trong khi Rwanda tuyên bố rằng quân đội CHDC Congo đã liên minh với nhóm phiến quân Rwanda là Lực lượng Dân chủ Giải phóng Rwanda, nhóm bị cáo buộc có liên quan đến cuộc diệt chủng năm 1994.
Cả Tổng thống Rwanda Paul Kagame và người đồng cấp CHDC Congo của ông, Felix Tshisekedi, đều tham dự cuộc họp hôm 8/2.
Thông cáo nhắc lại yêu cầu rút "lực lượng vũ trang nước ngoài không được mời" khỏi lãnh thổ CHDC Congo, trong khi các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc yêu cầu Rwanda rút quân khỏi CHDC Congo Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ngày 7/2 đã lên án việc Rwanda hỗ trợ nhóm vũ trang M23 ở Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo, đồng thời chỉ định một nhóm chuyên gia điều tra các hành vi vi phạm nhân quyền trong khu vực này. Trại tị nạn cho người dân sơ tán...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lãnh đạo Ukraine, Pháp thảo luận về vấn đề bảo đảm an ninh

Trung Quốc: Phát hiện loại địa y mới tại 'nóc nhà thế giới'

2 đứa trẻ xuất hiện trong "cuộc phỏng vấn thảm họa" giờ ra sao?

Nhà đồng sáng lập trang web nổi tiếng The Pirate Bay thiệt mạng vì tai nạn

Mỹ "săn lùng" trứng ở châu Âu để đối phó khủng hoảng giá tăng phi mã

Ukraine nêu lập trường về lãnh thổ sau đề xuất ngừng bắn với Nga

Chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa

Ukraine lên tiếng sau khi Nga kêu gọi đầu hàng ở Kursk

SpaceX phóng thành công tàu vũ trụ giải cứu phi hành gia mắc kẹt tại ISS

Ông Trump giải thích về tuyên bố sẽ kết thúc chiến sự Ukraine trong 24 giờ

Tính toán của ông Putin khi ủng hộ có điều kiện lệnh ngừng bắn ở Ukraine

Phản ứng của Tổng thống Ukraine trước tối hậu thư đầu hàng ở Kursk
Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông để lại tài sản cho thư ký, vợ nộp đơn kiện đòi thừa kế, tòa án tuyên bố: "Mẹ con chị không nhận được đồng nào"
Lạ vui
18:01:32 15/03/2025
Trước giờ G đại nhạc hội Road to 8Wonder: B.I không xuất hiện tổng duyệt, dàn Anh Trai khoe visual sáng bừng!
Nhạc việt
17:45:44 15/03/2025
Guardiola lên tiếng về pha 'chạm bóng hai lần' của Julian Alvarez
Sao thể thao
17:25:09 15/03/2025
Kim Soo Hyun bị tố thô lỗ với Han Ga In trước mặt phóng viên chỉ vì 1 phát biểu
Sao châu á
17:17:02 15/03/2025
Lynk Lee tự tin chinh phục vương miện, Lê Hoàng Phương bị chất vấn gay gắt
Sao việt
16:50:30 15/03/2025
Gần 8.000 con gà chết ngạt, chủ trang trại mất tiền tỷ
Tin nổi bật
16:40:08 15/03/2025
Top cung hoàng đạo mê tín nhất, thầy bói nói gì tin nấy
Trắc nghiệm
16:36:08 15/03/2025
Bố chồng tỷ phú gửi cho con dâu gốc Hà Nội 1 thứ quý giá, đem khoe lập tức được hỏi cách dùng
Netizen
16:08:40 15/03/2025
Mỗi ngày ăn một quả chuối có sao không, ai không nên ăn?
Sức khỏe
15:52:07 15/03/2025
Phim sắp lên sóng trùng hợp kỳ lạ với cuộc đời Trần Nghiên Hy
Phim châu á
15:35:42 15/03/2025