Tổn thương võng mạc do tăng huyết áp: Biểu hiện, biến chứng và cách phòng ngừa
Bệnh võng mạc tăng huyết áp là những tổn hại ở võng mạc do tăng huyết áp gây nên. Huyết áp tăng cao làm tổn thương những mạch máu cung cấp máu cho võng mạc dẫn đến tổn thương các tế bào của võng mạc, gây giảm thị lực.
Vậy cách phát hiện sớm và làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này là vô cùng quan trọng.
1. Vì sao tăng huyết áp dễ gây tổn thương võng mạc
Võng mạc là một bộ phận bên trong mắt, nơi tiếp nhận các tín hiệu ánh sáng và là lớp mô nằm ở phía sau nhãn cầu, Bệnh võng mạc do tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp của người bệnh tăng cao, thành mạch máu võng mạc dày lên, làm hẹp lòng mạch máu.
Hậu quả là lượng máu đưa tới võng mạc bị giảm và một số trường hợp xuất hiện hiện tượng phù nề võng mạc, làm hạn chế chức năng võng mạc và tạo áp lực lên thần kinh thị giác, gây ra nhiều vấn đề về thị lực.
Có nhiều yếu tố khiến cơ thể dễ bị tăng huyết áp như: ít hoạt động thể chất, thừa cân, hấp thụ quá nhiều muối và luôn để đầu óc trong tình trạng căng thẳng, hút thuốc lá thường xuyên, cholesterol cao, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, uống nhiều đồ uống có cồn… Ngoài ra các bệnh lý như: bệnh tim, xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường,… cũng dễ khiến huyết áp tăng cao .
2. Biểu hiện của tổn thương võng mạc do tăng huyết áp
Dấu hiệu ban đầu của bệnh võng mạc do tăng huyết áp thường không có những biểu hiện rõ ràng. Nhưng khi bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng sẽ có một số biểu hiện rõ như:
Người bệnh sưng mắt, tầm nhìn giảm, đứt vỡ mạch máu, song thị đi kèm với đau đầu…
Vì thế, khi gặp những triệu chứng trên kèm theo huyết áp liên tục tăng cao, cần đến ngay cơ sở y tế hoặc phòng khám uy tín để tránh sự thay đổi nhanh chóng và tiêu cực về thị lực.
Huyết áp tăng cao trong một thời gian dài là nguyên nhân chủ yếu gây võng mạc tăng huyết áp.
Trên thực tế nhiều người bệnh tăng huyết áp thường thắc mắc rằng tăng huyết áp chỉ có thể biến chứng nguy hiểm lên tim, não,.. vậy nếu tổn thương võng mạc có đặc điểm gì? Bởi khi ở giai đoạn đầu, bệnh võng mạc chưa gây ảnh hưởng nhiều đến thị lực nên dễ bỏ qua. Trong các giai đoạn sau, khi đã có tổn thương và biến chứng nặng trên võng mạc, mắt sẽ bị mờ nhiều, điều trị khó khăn và khó hồi phục.
3. Đặc tiểm tổn thương võng mạc do tăng huyết áp
Video đang HOT
Khi võng mạc bị tổn thương do tăng huyết áp có các biểu hiện sau:
Co hẹp động mạch: Co mạch có thể tại một khu vực hay toàn bộ võng mạc, làm cho động mạch có vẻ cứng, thẳng, chia nhánh vuông góc tạo ra hình ảnh thưa thớt của hệ mạch võng mạc Biểu hiện xơ cứng động mạch: Ánh động mạch có hình ảnh “sợi dây đồng”, “sợi dây bạc”. Những dấu hiệu xơ cứng mạch này có thể gặp ở người không có huyết áp cao, nhưng đó thường là biểu hiện giai đoạn đầu của bệnh võng mạc tăng huyết áp. Biểu hiện bắt chéo động – tĩnh mạch: Những bắt chéo động – tĩnh mạch bình thường thì không có sự thay đổi khẩu kính, màu sắc mạch máu. Khi có quá trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ “đè bẹp” tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn. Xuất huyết võng mạc: Là những xuất huyết nông có hình ngọn nến nằm dọc theo các sợi thần kinh quanh những mạch máu lớn ở gần đĩa thị, có thể có những xuất huyết sâu hơn hình chấm, hình tròn ở khắp võng mạc. Xuất tiết bông: Hay còn gọi là xuất tiết mềm. Đó là những đám màu trắng, bờ không rõ, nằm nông che lấp các mạch máu. Xuất tiết cứng: Là những đám màu vàng, nằm sâu, ranh giới rõ, thường ở cực sau; có khi sắp xếp theo hình nan hoa, lan tỏa quanh hoàng điểm tạo thành sao hoàng điểm; đôi khi tập trung lại tạo nên đám thâm nhiễm lớn. Phù đĩa thị giác: Bờ đĩa thị mờ, ranh giới không rõ, hơi nhô lên, màu trắng, các tĩnh mạch giãn, cương tụ, kèm theo giãn mao mạch. Đôi khi có một số xuất huyết trước đĩa thị.
Tăng huyết áp có tổn thương võng mạc người bệnh đối diện với nguy cơ nhồi máu hắc mạc.
4. Biến chứng của bệnh võng mạc do tăng huyết áp
Nếu tăng huyết áp có tổn thương võng mạc người bệnh đối diện với nguy cơ nhồi máu hắc mạc (vết Elschnig); Bong võng mạc thanh dịch; Phình mạch; Tắc tĩnh mạch hoặc động mạch trung tâm võng mạc; Liệt cơ vận nhãn.
Những dấu hiệu xơ cứng động mạch không có khả năng phục hồi, không đáp ứng với điều trị tăng huyết áp. Co hẹp động mạch có thể phục hồi hoặc không. Xuất huyết tan sau 3-4 tuần, xuất tiết mềm tan sau 4-6 tuần, xuất tiết cứng tan sau vài tháng. Phù đĩa thị sẽ thoái triển sau nhiều tuần nếu không điều chỉnh huyết áp thì sẽ dẫn đến teo đĩa thị giác.
Nếu tăng huyết áp ác tính (hiếm gặp) khiến huyết áp tăng đột ngột, cản trở tầm nhìn và gây giảm thị lực đột ngột. Đây là một tình trạng có khả năng đe dọa tính mạng. Một số nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh võng mạc do tăng huyết áp dễ bị đột quỵ và suy tim hơn những người bình thường khác.
5. Lời khuyên thầy thuốc
Hiện bệnh võng mạc do tăng huyết áp chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho nên phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị huyết áp.
Mục đích điều trị chính là ngăn cản và hạn chế tổn thương cho mắt và các nội tạng bị ảnh hưởng bằng cách nhắm vào các nguyên nhân gốc qua việc dùng thuốc và thay đổi cách sống. Có thể bổ sung thêm thuốc tăng cường tuần hoàn, thuốc giãn mạch, bền thành mạch dưới sự cân nhắc của các bác sĩ.
Việc điều trị bằng Laser để xử lý các biến chứng do tắc tĩnh mạch võng mạc (CRVO). Trong nhiều trường hợp khi hoàng điểm phù, tiêm thuốc khoang thủy tinh thể để giảm phù nề. Tắc động mạch võng mạc trung tâm. Nếu mất thị lực đột ngột ở bên mắt sơ cứu bằng cách giảm áp lực trong mắt cùng với việc massage cho mắt sử dụng thuốc hoặc tạo một lỗ nhỏ ở phía trước dẫn lưu dịch ra ngoài.
Chính vì vậy, người bệnh bị tăng huyết áp ngoài việc khám và điều trị huyết áp cần duy trì thói quen khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng tại mắt, giảm nguy cơ mù loà do tăng huyết áp.
Đối với người mắc bệnh võng mạc do tăng huyết áp cũng cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc và đi khám định kỳ nhằm góp phần làm giảm nguy cơ mù.
Ăn mấy bữa trong ngày là tốt nhất?
Dưới con mắt của các nhà khoa học, số bữa ăn trong ngày và lượng thức ăn mỗi bữa lại có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người.
Ăn là chuyện xưa như lịch sử loài người. Nếu không ăn, tất cả các loài động vật, kể cả con người sẽ biến mất.
Về khả năng ăn, có người ăn nhiều, có người ăn vừa và cũng có người ăn ít. Tuy nhiên, những vấn đề về sức khỏe liên quan đến ăn uống thì không phải người nào cũng biết.
Ăn mặn luôn bất lợi cho sức khỏe
Ăn mặn luôn bất lợi cho sức khỏe. Nhất là những người đang mắc các bệnh thận, tăng huyết áp, bệnh tim... Về lâu dài, lượng muối dư thừa làm cho nhiều người có cảm giác... đã thèm ngày hôm nay sẽ là tai họa cho ngày mai. Nghiên cứu khoa học ở nhiều nước đã chứng minh điều đó.
Muối ăn có thành phần chính là Natri. Natri tuy rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa của cơ thể, nhưng khi ăn quá mặn, Natri sẽ dư thừa. Để duy trì sự sống ổn định, cơ thể luôn luôn phải ở thế cân bằng trong đó có cân bằng nội môi (homeostasis).
Sự hiện diện quá mức của Natri trong máu khiến cho thận phải tăng công suất hoạt động để thải bớt ra ngoài. Sự làm việc quá mức làm cho thận bị thương tổn. Bên cạnh đó sự dư thừa Natri trong máu làm tăng áp lực thẩm thấu "hút" nước vào lòng mạch gây tăng thể tích máu.
Điều này kéo theo sự tăng gánh nặng cho tim và áp lực lên thành mạch máu khiến cho huyết áp cũng tăng theo. Về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh tăng huyết áp, suy tim và đột quỵ...
Để tránh được nguy cơ mắc các bệnh như đã nói trên, không gì khác hơn là chấm dứt thói quen ăn mặn càng sớm càng tốt. Nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học California (Hoa Kỳ) cho biết, nếu giảm lượng muối ăn trong độ tuổi vị thành niên đến khi 50 tuổi sẽ giảm đến 14% nguy cơ mắc bệnh tim, 12% nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, và 8% nguy cơ bị đột quỵ. Nếu khi còn trẻ giảm khoảng 3.000mg muối ăn/ngày, khi về già giảm đến 43% nguy cơ tăng huyết áp.
Theo lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO/ OMS), mỗi ngày một người không nên đưa vào cơ thể quá 6 gram muối, tức khoảng 1 muỗng cà phê muối. Tất nhiên lượng muối này tính luôn cả muối gia vị trong các thức ăn nhanh được chế biến sẵn (fast food).
Lưu ý khi ăn đồ nguội
Đồ ăn nguội có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là đồ ăn nấu chín để nguội hoặc đồ ăn đã được chế biến sẵn mua ngoài siêu thị (fast food), "nguội" ở đây có nghĩa là... không "nóng giòn", nhưng hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn. Nghĩa thứ hai là đồ ăn nguội... lạnh, thức ăn bắt đầu ôi thiu, nhiễm khuẩn. Nếu đánh chén với thức ăn nguội mang nghĩa thứ hai thì "Tào Tháo" sẽ... đuổi chạy đến bệnh viện.
Ở một số người bụng "yếu", khi ăn thức ăn nguội nghĩa thứ nhất, "Tào Tháo" vẫn đuổi chạy như thường. Đó là vì cái "tạng" của người này không hợp với thức ăn nguội, khi ăn vào niêm mạc ruột không tiêu hoá và hấp thu đồ đã ăn mà lại "kéo" nước từ thành ruột vào lòng ruột gây ra tiêu chảy... bốn mùa!
Ăn chay hay ăn mặn tùy người
Nhiều người khi còn trẻ thì ăn mặn, về già lại thích ăn chay. Hoặc trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời, bỗng dưng "đổi tánh", đang ăn mặn chuyển sang hệ chay trường và ngược lại. Đôi khi điều thay đổi này có một mối quan hệ nào đó mang tính sự cố hoặc tâm linh.
Việc ăn mặn hay ăn chay đều tuỳ thuộc sở thích hay "hoàn cảnh" của mỗi người. Nếu lên chùa đi tu thì chắc chắn là phải ăn chay rồi. Một số người sẽ phải ăn chay để chữa một số bệnh lý nào đó theo hướng dẫn của các thầy thuốc Đông hoặc Tây y.
Một nghiên cứu kéo dài trong 20 năm tại Mỹ, với mẫu 63.000 người đã chứng minh ảnh hưởng của chế độ ăn chay hoặc mặn đến sự phát triển của các khối ác tính trong cơ thể con người. Nghiên cứu kết luận, những người ăn chay nguy cơ mắc ung thư giảm 11%. Điều này có nghĩa là ứng với 100 người ăn mặn mắc ung thư thì chỉ có 89 người ăn chay mắc ung thư mà thôi.
Thực tế cho thấy, người ăn chay thường có cuộc sống được cho là lành mạnh hơn như là ít uống bia rượu, cà phê, thuốc lá và siêng rèn luyện thân thể. Phải chăng nhờ vậy mà nguy cơ mắc ung thư giảm hơn so với người ăn mặn?
Ăn mấy bữa trong ngày là tốt nhất?
Dưới góc nhìn y học, việc ăn không phải chỉ để "tồn tại" mà ăn sao cho khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe, tránh viễn cảnh béo phì, hạn chế các bệnh phát sinh từ ăn. Đôi lúc, "chuyện ăn" trở thành đề tài thú vị khi đột nhiên có người hỏi ăn chay tốt hơn hay ăn mặn tốt hơn, ăn thức ăn nguội thì thế nào và ăn ngày mấy bữa là tốt nhất?...
Tục ngữ có câu: "Cơm ngày 3 bữa". Thông thường, hầu hết chúng ta hiểu 3 bữa ăn trong ngày như sau: Bữa ăn sáng là bữa ăn phụ. Còn các bữa ăn trưa và tối là các bữa ăn chính.
Trong 2 bữa ăn này, có người bữa trưa ăn nhiều hơn bữa tối. Ngược lại, cũng có người bữa tối ăn nhiều hơn bữa trưa. Riêng những người dễ tính thì không để cho bữa nào phải thua thiệt bữa nào!
Ba bữa ăn trong ngày theo cách hiểu trên xuất phát từ tập quán sống, từ những lý do chủ quan và khách quan trong hoạt động đời thường mang lại. Chúng ta thường vui vẻ sống với những gì chúng ta vốn có.
Thế nhưng dưới con mắt của các nhà khoa học, số bữa ăn trong ngày và lượng thức ăn mỗi bữa lại có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Số bữa ăn trong ngày càng ít thì càng dễ mắc một số chứng bệnh như thiếu máu, cholesterone máu cao. Ở những người ăn 3 bữa trong ngày có lớp mỡ dưới da bụng dày hơn những người ăn 5 bữa trong ngày!
Lời khuyên cùng với các số liệu nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học khiến cho chúng ta giật mình xem xét lại quan niệm cũ kỹ.
Việc ăn no vào bữa sáng có lợi nhiều hơn là chúng ta tưởng. Bởi các chất khoáng, các chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein ở bữa ăn sáng được cơ thể hấp thu và chuyển hoá tốt hơn so với các bữa ăn trưa và tối.
Riêng ban đêm, hầu hết các hoạt động trong cơ thể đều giảm, nếu ăn no quá, sẽ có cảm giác khó chịu, ậm ịch bụng do thức ăn tiêu hoá và hấp thu khó, dễ sinh bệnh.
Tóm lại, nếu có thể, các nhà khoa học khuyên nên ăn 5 đến 6 bữa rải đều trong ngày. Tất nhiên, mỗi bữa như vậy không nên ăn quá... tích cực. Còn nếu "Cơm ngày 3 bữa", thì bữa sáng ăn no, bữa trưa ăn vừa và bữa tối ăn ít hơn bữa trưa.
Nghe nói thì dễ, nhưng việc thực hiện xem ra gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực chăm chút sức khoẻ của mỗi người. Bởi chúng ta vốn có quán tính dễ dãi với cái dạ dày mỗi khi thiếu hoặc thừa cơ hội.
Làm sao để bảo vệ mắt chống lại bệnh võng mạc tiểu đường? Bệnh võng mạc tiểu đường là tình trạng võng mạc bị tổn hại do đường huyết cao ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh võng mạc tiểu đường xảy ra do lượng đường trong máu cao trong thời gian dài dẫn đến tổn thương các mạch máu ở võng mạc. Hệ quả...