Tôi uất nghẹn khi chồng phản bội vẫn “nói lý, kể công”
Trong cuộc họp gia đình, nghe những lời chồng và người nhà anh nói, tôi không thể nào chấp nhận được.
Tôi vừa trải qua cuộc họp gia đình căng thẳng. Tôi cứ nghĩ mình sẽ được mọi người trong gia đình bảo vệ khi chồng tôi là người phản bội. Nhưng không, tôi lại thấy mọi chuyện càng thêm bẽ bàng. Chẳng lẽ, tất cả là do sức mạnh của đồng tiền?
Tôi và chồng kết hôn khá sớm, có con năm 20 tuổi. Chúng tôi chỉ học trung cấp nên đã vay mượn mở cửa hàng kinh doanh. Có chút vốn liếng, chúng tôi đầu tư vào nhập khẩu hàng hóa và mua bán bất động sản.
Thời gian đầu, chúng tôi cũng bầm dập vì thua lỗ. Không muốn bỏ cuộc, chồng đã vay mượn tiền, không chỉ làm việc của nhà mà còn nhận làm thêm bên ngoài để có tiền trang trải.
Tôi không thể nào quên những ngày ngồi vò võ bên mâm cơm chờ chồng đến đêm khuya. Có hôm mưa gió sấm chớp, xe chồng bị hỏng, anh phải dắt bộ về, tôi ngồi chờ đến đêm mà lòng như lửa đốt vì nghĩ có chuyện bất trắc xảy ra.
Để dồn tiền cho buôn bán, chúng tôi sống tiết kiệm, chi tiêu tằn tiện. Đồ đạc trong căn nhà đơn sơ toàn những thứ do người quen thải ra.
Chồng tôi có dấu hiệu lạ từ nhiều năm nay (Ảnh minh họa: TD).
Ngày đó nghèo, vất vả nhưng vợ chồng sớm tối có nhau. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Trong trái tim chồng dường như chỉ có vợ con và tôi cũng hoàn toàn hài lòng với người chồng hiền lành, chịu khó như anh.
Rồi dần dần công việc kinh doanh phát triển, khoản tiền chồng đem về cho tôi mỗi ngày một lớn. Nhất là khi chồng tôi tham gia đầu tư vào bất động sản, kinh tế gia đình tôi khá giả hẳn ra. Nhưng cũng từ đó, những bữa ăn ở nhà với vợ con cứ thưa dần. Anh luôn về nhà trong dáng vẻ no nê, thỏa mãn.
Video đang HOT
Tình trạng này đã kéo dài hơn chục năm nay. Mỗi lần tôi chia sẻ với chồng, muốn hâm nóng tình cảm, anh lại gạt phắt đi và nói rằng mọi chuyện đang bình thường. Chúng tôi chẳng có gì phải thay đổi. Cứ như thế, cả hai càng ngày càng xa cách.
Chồng tôi từ ngày có tiền trong tay chu cấp cho gia đình rất xông xênh. Anh thường xuyên cho tiền bố mẹ đẻ, các anh chị trong nhà. Mỗi năm đều cho cả nhà đi du lịch, ở khách sạn 5 sao, sử dụng dịch vụ cao cấp.
Từ ngày giàu lên, chồng tôi cũng sống khác và như con người khác. Tôi nhận ra chồng đã ngoại tình từ lâu nhưng chẳng biết làm thế nào để thay đổi.
Những năm qua, tôi vì nghĩ đến các con mà chấp nhận cuộc hôn nhân này. Hè năm nay, con gái lớn của tôi đã tốt nghiệp đại học. Tôi nghĩ đến việc ly hôn để giải phóng cho mình và có chút vốn liếng cho các con làm ăn.
Chồng tôi kiên quyết không đồng ý vì không muốn bẽ mặt với người ngoài. Lâu nay, anh vẫn tự hào là có gia đình hạnh phúc, vợ đẹp, con ngoan, đủ nếp, đủ tẻ.
Chẳng còn cách nào khác, tôi đành yêu cầu họp gia đình. Tôi nói rõ nội tình của gia đình mình và khẳng định chồng không còn tình cảm với tôi, cũng không còn tôn trọng vợ.
Tuy nhiên, cả gia đình chồng tôi lại vào hùa bảo vệ chồng. Chồng tôi thản nhiên nói anh không hiểu tôi muốn gì. Bao năm qua, anh lo cho tôi cuộc sống sung sướng, đầy đủ.
Chồng không muốn nói chuyện đạo đức vì nó là vô cùng, trong khi đời người có hạn nên anh muốn sống cho mình. Tôi càng đau đớn và thất vọng khi chồng nói rằng, người vợ như tôi “sướng không biết đường sướng”.
Nghe gia đình chồng khuyên ngăn, chồng biện minh, tôi chỉ biết uất nghẹn nuốt nước mắt vào trong. Người từng rất yêu tôi sao lại có thể nói ra những câu khiến người khác đau lòng như vậy.
Chẳng lẽ, ai giàu lên cũng thay lòng đổi dạ? Nhiều người đàn ông nghĩ, cứ có tiền là chuyện gì cũng giải quyết được hết. Họ cho rằng, cứ tạo ra cuộc sống sung túc cho vợ con là mình đã làm tròn trách nhiệm gia đình, có quyền vui chơi, hưởng thụ, có quyền được sống cho riêng mình?
Bàn chuyện góp tiền nuôi mẹ, vợ tôi tuyên bố một câu khiến các em chán nản
Vợ tôi cho rằng, đối với cha mẹ, con cái đều có trách nhiệm như nhau. Không thể lúc chia quyền lợi thì đòi công bằng, lúc chịu trách nhiệm lại dồn phần hơn cho con cả.
Tôi năm nay 40 tuổi, là con trai cả trong gia đình có 3 anh em trai. Bố mẹ tôi đều là nông dân, luôn cố gắng lo cho các con ăn học. Dù vậy, chỉ có tôi học hết đại học, 2 em trai chỉ tốt nghiệp cấp 3 rồi đi làm công nhân.
Sau khi ra trường, tôi lập nghiệp ở thành phố, cưới vợ, sinh con. Các em tôi cũng lần lượt lập gia đình, sống riêng trên cùng mảnh đất với bố mẹ.
Từ trước tới giờ, chúng tôi chưa từng phải chăm lo cho bố mẹ. Thỉnh thoảng vào các dịp lễ, Tết, con cái có biếu tiền bạc, quà cáp, bố mẹ đều tìm cách cho lại cháu, không tơ hào đồng nào của con.
2 năm trước, bố tôi qua đời sau một cơn bạo bệnh. Mẹ tôi vì đau buồn mà suy sụp, sức khỏe ngày càng yếu dần.
Đợt vừa rồi về quê, thấy tình hình sức khỏe mẹ không tốt, tôi đề nghị mẹ lên thành phố ở với vợ chồng tôi nhưng mẹ không chịu. Mẹ nói, cả đời mẹ sống với quê kiểng, ruộng vườn, già rồi không muốn đi xa. Huống hồ, mẹ còn 2 đứa con trai ở cạnh nhà, bảo tôi đừng quá lo lắng.
Tôi không hài lòng về cách hành xử của vợ trong cuộc họp gia đình (Ảnh minh họa: iStock).
Tôi tôn trọng mong muốn của mẹ. Nhưng với tình hình hiện tại, tôi muốn mẹ được nghỉ ngơi nên đã tổ chức cuộc họp gia đình.
Trong cuộc họp, tôi có nói đến việc mẹ sức khỏe ngày càng yếu, không nên làm ruộng nữa. Tôi đề nghị mẹ trả ruộng hoặc cho người ta mượn. Thay vào đó, 3 anh em sẽ góp tiền đảm bảo cho mẹ đủ lo chi tiêu sinh hoạt hàng tháng.
Tôi vừa dứt lời, cả 2 em trai đều hưởng ứng. Em trai út cho rằng phương án của tôi đưa ra rất hợp lý. Nhưng em ấy có đề xuất, nếu mỗi tháng tiền chu cấp cho mẹ là 6 triệu đồng thì nhà tôi góp một nửa, nửa còn lại 2 anh em chia đôi, mỗi nhà 1,5 triệu đồng.
Lý do em ấy đưa ra: Tôi là con trai cả, điều kiện kinh tế nhà tôi tốt hơn. Hơn nữa, tôi ở xa, chỉ những khi có việc mới về, mẹ ở nhà chủ yếu đều do vợ chồng các em lo.
Vừa nghe em chồng nói xong, vợ tôi lập tức phản đối. Cô ấy nói rằng, đã là con không nên phân biệt ai lớn, ai nhỏ. Đối với cha mẹ, trách nhiệm đều như nhau. Không thể lúc chia quyền lợi thì đòi công bằng, lúc chịu trách nhiệm lại dồn phần hơn cho con cả.
Vợ tôi nhắc lại chuyện bố mẹ chia đất trước kia. Lúc đầu ông bà định chia cho vợ chồng tôi phần hơn vì tôi là con trưởng, sau này lo việc hương khói tổ tiên. Khi đó, 2 chú đều không đồng ý vì cho rằng, con cái trong nhà, chuyện gì cũng phải công bằng mới hòa thuận.
Cuối cùng, mảnh đất chia làm 3 phần bằng nhau. 2 chú đều làm nhà riêng ở cạnh bên, còn phần của tôi chính là căn nhà cũ mẹ đang ở.
Cuối cùng, vợ tôi nói: "Đồng ý là kinh tế nhà anh chị khá hơn. Nhưng chỉ là khá so với ở quê, còn ở thành phố, anh chị cũng phải vất vả đi làm, chắt chiu mới có thể mua nhà, lo cho con cái học hành. Vậy nên các khoản đóng góp, các chú như thế nào, anh chị như thế ấy".
Những lời vợ tôi nói khiến không khí trong nhà trầm hẳn xuống. Ai nấy đều im lặng một cách khó chịu, tôi cũng không biết nên nói gì. Vốn dĩ, tôi cũng nghĩ như em mình, phận là con cả nên có trách nhiệm lớn hơn một chút để làm gương, các em còn nhìn vào.
Em dâu út thấy vợ tôi ý kiến vậy thì buông lời: "Anh chị được học hành nên nói năng bài bản đâu ra đấy. Bọn em ít học nên nông cạn, chỉ nghĩ là anh chị khá hơn thì gánh hộ cho các em một chút, cũng là cho mẹ chứ đi đâu. Nhưng thôi, chị đã nói vậy, chúng em không dám ý kiến gì nữa".
Sau cuộc họp, tôi có bảo vợ làm như vậy rất không hay. Bình thường, tôi thấy vợ vẫn hay biếu mẹ chồng tiền, sao nay có triệu bạc cũng tính toán với các em.
Vợ tôi bảo chuyện gì ra chuyện đó. Cô ấy biếu mẹ là việc của cô ấy. Sau này, mỗi tháng cô ấy vẫn biếu tiền mẹ như trước đây. Còn đã tính chuyện cùng nhau nuôi mẹ, trách nhiệm phải chia đều.
Có phải là vợ tôi sòng phẳng một cách không cần thiết không? Đằng nào cũng là tiền, sao không chịu phần hơn để em út kính nể, tôn trọng.
Cô ấy làm như vậy chỉ khiến các em nghĩ rằng mình là chị mà chi ly, hẹp hòi, có đáng không?
Chỉ trích em rể ngoại tình, chồng tôi để lộ bí mật xấu xa của anh ấy Khi em rể ngoại tình, người tức giận nhất chính là chồng tôi. Thật không ngờ, đằng sau vẻ nghiêm túc, đạo mạo, anh ấy chỉ là kẻ dối trá. Tuần trước, bên nhà chồng tôi họp gia đình. Em gái chồng phát hiện chồng ngoại tình, đòi đi đánh ghen. Cả nhà phải xúm vào can ngăn, phân giải. Việc em rể...