Tôi liên tục bị trách móc chỉ vì… đăng ảnh cầm tay bạn nam khi đi họp lớp
Chồng tôi không có ý kiến gì về bức ảnh tôi đăng, vậy mà những người khác lại lo lắng thay tôi.
Là do mọi người “quan trọng hóa vấn đề” hay do tôi quá vô tư.
Một ngày, sau giấc ngủ trưa ngắn ở công ty, tôi mở điện thoại ra và thấy cuộc gọi nhỡ của anh bạn đồng hương. Trước cuộc gọi nhỡ ấy là tin nhắn: “Ôi trời, em như thế này không bị chồng ghen mới lạ”.
Anh ấy là đồng hương cùng quê với tôi, vốn là đồng nghiệp cũ của chồng tôi. Anh nghỉ việc về quê đã lâu, cũng khá lâu không liên lạc. Tin nhắn và cuộc gọi nhỡ của anh ấy khiến tôi có chút bất ngờ. Không khó để đoán ra anh ấy vừa xem những bức ảnh họp lớp tôi đăng trên trang cá nhân, trong đó có bức ảnh tôi cầm tay một bạn trai cùng lớp.
Tôi trả lời anh ấy: “Ghen gì anh, bạn bè mà”. Thật lòng lúc đó tôi nghĩ, bạn bè cầm tay nhau chụp ảnh có vấn đề gì đâu, tư tưởng tôi hoàn toàn trong sáng như ánh mặt trời.
Thế nhưng, trong cách nhìn của người khác, mọi chuyện hình như không đơn giản như vậy. Trên nhóm lớp của tôi, các cô bạn bắt đầu bàn luận: “Bà Trang đăng ảnh cầm tay ông Tú lên Facebook à? Chắc là chồng bà ấy không dùng Facebook, hoặc là trước khi đăng đã chặn chồng để không xem được rồi”.
Các bạn ấy bảo tôi liều, không sợ chồng ghen. Hễ nói đến đi họp lớp là đã “nhạy cảm”, đằng này còn đăng ảnh cầm tay bạn khác giới lên mạng xã hội đúng là liều quá.
Không chỉ có vậy, tối đó mẹ tôi gọi điện, giọng hơi khó chịu: “40 tuổ.i đầu rồi, có chồng con mà đăng ảnh cầm tay người đàn ông khác lên mạng thế kia, thật chẳng ra thể thống gì, có mau xóa đi không?”.
Bỗng nhớ lại dạo gần đây, tôi có đọc được mấy bài tâm sự về chuyện đi họp lớp. Nào là chồng cấm vợ đi họp lớp vì sợ vợ gặp lại “người cũ” là bạn học ngày xưa. Nào là chuyện vợ đi họp lớp, gặp lại người xưa bỗng nhận ra tim mình còn lao xao, rung động và rất nhiều những câu chuyện xoay quanh chủ đề này.
Đa phần mọi người đều có chút ác cảm với chuyện họp lớp vì cho rằng, đó là nơi “tình cũ tìm về”, là nguyên nhân khiến cho nhiều cặp vợ chồng rơi vào tình trạng lục đục, thậm chí tan vỡ.
Video đang HOT
Nhưng đó là chuyện xảy ra ở đâu đâu, còn với riêng lớp tôi, đó là dịp cực kỳ hiếm hoi để gặp lại thầy cô và bạn bè xưa cũ. Không gì vui hơn có thể gặp lại những người đã cùng mình đi chung một chặng đường tuổ.i trẻ đầy ước mơ và khát vọng.
Kể từ khi ra trường, người Nam – kẻ Bắc như chim rời tổ bay khắp phương trời. Trong chặng đường dằng dặc xa nhau, ai cũng phải trải qua những niềm vui, nỗi buồn, khó khăn và biến cố riêng để trưởng thành.
Để ngày gặp lại nhau, gặp lại tuổ.i thanh xuân của mình, thấy ai cũng chín chắn, điềm đạm hơn, biết lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu nhau hơn, lòng ngập tràn nỗi xúc động. Họp lớp vốn không hề xấu, chỉ là có vài người đã khiến nó trở nên xấu xí đi vì những nông nổi, những ích kỷ của bản thân.
Vậy nên tôi nghĩ, mọi người không nên nhạy cảm quá với chuyện vợ hay chồng mình tham gia họp lớp. Điều quan trọng nhất chính là bản thân mỗi người tự biết đặt ra giới hạn cho bản thân, giữ cho mình và giữ cho người. Tình yêu thuở học trò nếu có hãy coi như là nét chấm phá trong đời, những kỷ niệm đẹp của thời tuổ.i trẻ.
Để mỗi người khi có cơ hội tìm về gặp bạn cũ, trường xưa chỉ là những vui vẻ hân hoan, chân thành xúc động chứ không phải ái ngại vì những lo lắng, nghi ngờ.
Ủng hộ vợ đi họp lớp, tôi hối hận vì thái độ của cô ấy khi trở về
Sau khi gặp bạn bè cũ, vợ tôi liên tục trách móc chồng và tỏ vẻ không hài lòng với cuộc sống hiện tại.
Trong khi nhiều ông chồng kêu ca, lo lắng chuyện vợ đi họp lớp hay hội khóa, tôi lại suy nghĩ khác. Ai cũng cần có khoảng trời và bạn bè của mình.
Thực tế, không hiếm câu chuyện phát sinh từ họp lớp, nhưng con số đó rất ít. Không nên căn cứ vào vài câu chuyện được nghe mà suy nghĩ mọi thứ theo hướng méo mó.
Năm nay, trường cấp 3 của vợ tôi tổ chức hội khóa 20 năm. Vợ băn khoăn nên về hay không vì xa xôi và chuyện kinh phí đi máy bay, ăn ở gần một tuần.
Tôi lại suy nghĩ khác, cả nhà bớt ăn tiêu một chút, hoàn toàn đủ tiề.n nong cho vợ về quê.
Sau khi về hội khóa, vợ tôi liên tục tỏ vẻ không hài lòng với cuộc sống hiện tại (Ảnh minh họa: Freepik).
Vợ tôi chia sẻ, về hội khóa rất vui nhưng bạn bè thành đạt nhiều. Bây giờ ở quê, nhiều bạn đã có nhà lầu, xe hơi, sở hữu cơ sở kinh doanh hoặc có trong tay vài ba miếng đất.
Trong khi đó, vợ chồng tôi ở thành phố chỉ có tài sản lớn nhất là ô tô và căn hộ chung cư cùng sổ tiết kiệm chưa đến một tỷ đồng. Cho nên, cô ấy có chút tự ti.
Tôi an ủi vợ, tài chính của mỗi gia đình không ai giống ai, đủ sống qua ngày, mạnh khỏe là điều đáng để hài lòng.
Chuyến về hội khóa của vợ vẫn diễn ra đúng như dự định. Trước ngày đi, tôi thấy cô ấy háo hức mua sắm quần áo, đổi điện thoại mới để chụp những bức ảnh đẹp với thầy cô giáo cũ và bạn bè. Nhìn vợ vui vẻ, tôi cũng cảm thấy hạnh phúc.
Sau một tuần, vợ tôi trở lại thành phố, kể nhiều chuyện vui khi gặp lại bạn bè và thầy cô. Bên cạnh đó, cô ấy cũng liên tục trách móc chồng thiếu quyết đoán, tháo vát trong chuyện làm ăn nên kinh tế gia đình cứ ì ạch.
Sau khi nghe bạn bè kể đường kinh doanh rộng mở, làm ăn đến đâu có lãi đến đó, vợ tôi dường như cảm thấy hậm hực và "kém miếng khó chịu". Cô ấy "nóng mặt" khi bạn bè đi xe sang đến họp lớp, dùng điện thoại xịn, diện quần áo đắt tiề.n.
Nhìn bạn bè có của ăn của để, vợ tôi không khỏi cảm thấy áp lực và sốt ruột. Cô ấy vừa kể, vừa than vãn do chồng không thể đóng vai trò là trụ cột kinh tế của gia đình như người ta. Nhiều bạn bè có chồng ăn nên làm ra, vợ chẳng cần làm gì, chỉ lo làm đẹp và mua sắm.
Gần như ngày nào, vợ tôi cũng nhắc đến chuyện bạn bè giàu có. Mỗi lần như vậy, tôi cảm thấy mình như kẻ bất tài, vô dụng.
Vợ tôi muốn mượn chuyện bạn cũ để đổ lỗi do chồng nên vợ con chưa thể nở mày nở mặt.
Tôi phân tích cho vợ hiểu, chi tiêu ở thành phố khác hơn so với ở quê. Bên cạnh đó, hai vợ chồng xuất phát gần như chẳng có gì trong tay, cố gắng chắt bóp mãi mới mua được chung cư tiề.n tỷ.
Trong khi đó, bạn bè của cô ấy gần như không phải lo chuyện nhà cửa. Họ có thể dùng số tiề.n đó để đầu tư, làm ăn.
Vợ cần nghe người ta kể để mình cố gắng hơn, chứ không phải gây áp lực cho gia đình, dẫn đến không khí căng thẳng. Thực tế, không hiếm người khoe giàu sang và thành đạt, thích "phông bạt" bên ngoài, còn tài chính gia đình chỉ là vay chỗ nọ lấp chỗ kia.
Thay vì thông cảm và chia sẻ, vợ cho rằng, tôi bao biện, không chịu cố gắng.
Trong cuộc sống, ai chẳng muốn giàu có về vật chất nhưng khả năng của bản thân và cơ duyên làm giàu là yếu tố rất quan trọng.
Tôi thừa nhận chưa giỏi bằng chồng của bạn vợ nhưng không bao giờ thiếu trách nhiệm với gia đình. Thu nhập của tôi chưa thể làm giàu hay thành đại gia, song không bao giờ để vợ con thiếu thốn.
Động viên vợ về hội khóa tưởng tìm được niềm vui cho bà xã, không ngờ cả tháng nay tôi sống trong cảnh áp lực và mệt mỏi.
Thực lòng mong các bà vợ sau khi đi họp lớp, đừng so sánh bản thân với mọi người khiến những ông chồng phải khổ sở như tôi.
Đưa con trai đi họp lớp cùng sau 30 năm tốt nghiệp: Bạn bè vui vẻ hỏi han cháu, tối về tôi ngỡ ngàng vì bị loại khỏi nhóm chat Sau khi phát hiện ra lý do dẫn đến hành động của các bạn cũ, kể từ đó tôi cũng không còn đi họp lớp nữa. Họp lớp luôn là dịp mà bạn bè cũ lâu lắm có dịp ngồi lại với nhau hàn huyên, tâm sự sau nhiều năm xa cách. Tuy nhiên, đối với nhiều người đây lại là sự kiện...