Tôi khuyên bạn không nên mua 5 món đồ bếp này, nhìn thì đẹp nhưng khi dùng lại vô cùng bất tiện!
5 món đồ bếp này chỉ mang lại cho tôi cảm giác mình đã “bị lừa” khi tin lời quảng cáo, tôi thực sự rất tiếc tiền!
Giống như nhiều bà nội trợ khác, tôi cũng có thói quen mua hàng online và đặc biệt yêu thích các sản phẩm đồ bếp – từ nồi niêu xoong chảo, tới bát đĩa, và cả những dụng cụ hỗ trợ quá trình nấu nướng.
Vẫn biết rằng mua hàng online sẽ không tránh khỏi những lúc thất vọng, nhưng phải nhấn mạnh rằng chưa bao giờ tôi cảm thấy bực bội, tiếc tiề.n như khi rước 5 món đồ bếp này về nhà. Qua lời quảng cáo của người bán, chúng được ví như “cánh tay phải” của bà nội trợ. Tuy nhiên, trải nghiệm thực tế của tôi đã chứng minh điều ngược lại.
5 món đồ bếp này đẹp nhưng hoàn toàn vô dụng, dùng mà bực cả mình. Tôi mong bạn sẽ tỉnh táo để không mắc bẫy như tôi.
1 – Hũ rắc muối định lượng
Ăn nhiều muối là không tốt, dễ khiến chúng ta bị tích nước và mắc bệnh huyết áp cao nhưng nấu nướng mà không cho muối, quả thực, lại không được. Với suy nghĩ ấy, tôi quyết định mua 1 hũ rắc muối định lượng 0,5gram muối/lần rắc. Tôi mua sản phẩm này vì nghĩ rằng nếu cứ dùng thìa bình thường và nêm muối theo cảm tính, lượng muối sử dụng sẽ quá nhiều.
Hũ rắc muối định lượng
Tuy nhiên, khi sử dụng hũ rắc muối định lượng, hơi nóng từ đồ ăn bốc lên khiến miệng hũ bị ẩm, lâu ngày khiến muối bị vón cục, tắc lại ở phần lỗ khoét. Ngay cả khi không tiếp xúc với hơi nóng, phần lỗ khoét vẫn dễ bị tắc vì muốn đọng lại. Nói chung, sản phẩm đồ bếp này chỉ dùng được khoảng 2 tuần là bắt đầu trở nên vô dụng. Tôi đã ném nó vào sọt rác và quay lại với hộp đựng muối thông thường.
2 – Bình xịt dầu ăn
Công dụng của chiếc bình xịt dầu ăn này cũng tương tự như hũ rắc muối định lượng: Kiểm soát lượng dầu ăn trong quá trình nấu nướng; bên cạnh đó, nó còn có một tác dụng khác là dàn đều 1 lớp dầu ăn, khiến dầu không đọng lại ở 1 vùng trong lòng chảo. Nghe thật là hữu ích quá đúng không?
Nếu bạn gật đầu, chia buồn với bạn, bạn cũng ngây thơ hệt như tôi!
Bình xịt dầu ăn
Chức năng dàn 1 lớp dầu ăn mỏng trong lòng chảo chỉ duy trì được trong vài ngày đầu tiên. Sau đó, dầu ăn bị bít lại vòi xịt khiến các tia dầu phun ra không đều, vẫn đọng lại thành từng vũng nhỏ trong lòng chảo như hình, tôi quả thực vô cùng thất vọng.
Chưa kể, cũng rất khó để vệ sinh chiếc bình xịt dầu ăn này vì miệng vòi xịt quá bé, không dụng cụ nào có thể luồn vào để rửa cho được. Tôi nghĩ rằng đó chính là nơi vi khuẩn tụ hội, rất mất vệ sinh.
Video đang HOT
Tôi thừa nhận mình có một chấp niệm với việc tìm mua các dụng cụ liên quan tới dầu ăn. Sau khi ném bình xịt dầu ăn vào thùng rác, tôi tiếp tục thử nghiệm chổi quét dầu silicon với mong muốn duy nhất là hạn chế tối đa lượng dầu ăn sử dụng trong quá trình nấu nướng.
Tuy nhiên, kết cục vẫn là thất vọng. Sau khoảng 2 tháng, tôi thấy phần chổi quét có hiện tượng bị mốc, rửa hay vệ sinh cỡ nào cũng không sạch được các đốm mốc. Thế nên dù sản phẩm này đáp ứng được kỳ vọng của tôi trong việc hạn chế lượng dầu ăn, cuối cùng, chúng vẫn yên vị trong sọt rác.
Chổi quét dầu silicon không phải là sản phẩm đồ bếp an toàn cho sức khỏe, tôi nghĩ vậy!
4 – Dụng cụ ép tỏi
Đây là một chiếc máng nhôm có khoét các lỗ nhỏ kèm theo tay cầm. Khi cần giã tỏi, bạn chỉ cần đặt tép tỏi lên thớt, dùng dụng cụ ép tỏi cán mạnh lên tép tỏi là xong. Về mặt lý thuyết là như vậy, nghe cũng có vẻ rất tiện lợi.
Nhưng quảng cáo và thực tế trong trường hợp này vẫn cách nhau một trời một vực!
Dụng cụ ép tỏi: Quảng cáo bên trái, thực tế bên phải!
Thứ nhất, lỗ khoét quá bé cộng thêm phần nhôm quá mỏng khiến dụng cụ dễ biến dạng nếu ép tép tỏi to, hoặc khi dùng lực mạnh.
Thứ hai, nếu ép nát tỏi thành công, thao tác vệ sinh dụng cụ ép tỏi cũng tốn thời gian vì tỏi dính lại ở các lỗ khoét.
Vì thế, tôi đán.h giá đây là sản phẩm đồ bếp vô dụng. Băm tỏi bằng tay hoặc dùng máy xay vẫn là chân ái!
5 – Vòi pump dầu hào
Dầu hào là loại gia vị quen thuộc với tất cả chúng ta, nó khiến món ăn đậm hơn nhưng hiện tại, chai đựng dầu hào của các thương hiệu đều gây bất tiện cho người đứng bếp. Vì kết cấu đặc sánh, với thiết kế chai không có vòi, nếu dùng được phân nửa, thao tác lấy dầu hào ra khỏi chai đựng của nhà sản xuất khiến tôi bực mình. Tôi phải dốc ngược chai, bóp lấy bóp để để dầu hào trôi xuống, đôi khi bóp mạnh quá lại thành ra nêm quá nhiều.
Thế nên, tôi không tiếc tiề.n mua 1 chiếc vòi pump để cắm vào chai dầu hào, với hy vọng thao tác lấy dầu hào sẽ dễ dàng hơn.
Tôi lại tiếp tục rơi vào thất vọng với món đồ bếp này
Dùng được khoảng gần 1 tháng, phần dầu hào dính lại ở các khe vòi pump có dấu hiệu bị mốc, dù tôi đã vặn rất kỹ để không khí không thể lọt vào. Đồ đã mốc rồi, ai còn dám sử dụng nữa cơ chứ!
Trên đây là 5 món đồ bếp mà tôi nghĩ rằng bạn không nên mua. Công dụng của chúng có thể rất qua lời quảng cáo của những người bán hàng, nhưng thực tế thì không đâu. Tôi đã chi tiề.n chỉ để nhận lại sự bực mình, hối hận vì có tiếc tiề.n cũng đã muộn rồi.
Sau này tôi sẽ không làm 5 thứ trong phòng khách, thật bất tiện và có nguy hiểm tiềm tàng
Làm theo các kiểu thiết kế cực phổ biến trong phòng khách những năm trước, giờ đây tôi thấy rất hối hận.
Phòng khách là nơi đón khách và đón tài lộc của mọi ngôi nhà. Một phòng khách sạch đẹp và gọn gàng cũng thể hiện thẩm mỹ của gia chủ. Thế nhưng, nhiều người còn đang mắc phải những lỗi trang trí phòng khách đã hết thời khiến cả căn nhà trở nên kém sang, không theo kịp thời đại.
Có những trường hợp phòng khách trông đẹp nhưng lại thiếu tính thực tế và gây phiền toái trong việc dọn dẹp nhà cửa hàng ngày, những thiết kế đó cũng không hề được khuyến khích.
Sau đây là một số điều tôi muốn lưu ý cho các bạn, rút ra từ chính các trải nghiệm ở phòng khách của nhà tôi:
1. Đừng làm phào chân tường nhô ra quá nhiều
Khi làm phòng khách, tôi thực sự khuyên bạn không nên làm phào chân tường nhô ra ngoài. Phương pháp trang trí này có những nhược điểm nhất định.
Ví dụ, do thiết kế nhô ra nên sau một thời gian sẽ có rất nhiều bụi bẩn tích tụ ở phần đường chân tường. Trừ khi bạn dọn dẹp hàng ngày, nếu không chân tường sẽ trở nên rất bẩn, đặc biệt với các khu vực tường gần cửa sổ.
Vì vậy, nếu trang trí lại phòng khách chắc chắn tôi sẽ chọn ốp chân tường phẳng để tránh rắc rối trong vấn đề vệ sinh, trông cũng rất đẹp và cao cấp nữa.
Chỉ là thiết kế chân tường phẳng này khá tốn công sức và chi phí. Tuy nhiên với sự tiện lợi và thẩm mỹ của nó, tôi nghĩ đây là một sự đầu tư xứng đáng.
2. Đừng làm trần nhà quá phức tạp
Khi thiết kế phòng khách, tôi thấy thực sự không cần phải tốn tiề.n cho phần trần nhà cách điệu. Lúc đầu bạn có thể thấy nó rất đẹp nhưng theo thời gian, bạn sẽ nhận ra những nhược điểm không thể khắc phục của kiểu trần này.
Muốn làm trần nhà cách điệu, bạn sẽ cần phải hạ độ cao trần xuống khoảng 10-15 cm, nếu chiều cao nhà của bạn tương đối thấp sẽ gây cảm giác ngột ngạt, bí bách.
Không chỉ vậy, trần nhà cách điệu còn dễ dàng tích tụ bụi bẩn, rất khó khăn trong quá trình dọn dẹp nhà cửa.
3. Đừng dùng gạch lát chia sàn thành từng khu vực
Trước đây, khi lát gạch trong phòng khách, nhiều người gợi ý tôi nên làm gạch chia khu vực như hình dưới, không chỉ ngăn cách các không gian trong nhà mà còn có tác dụng trang trí vui mắt.
Tuy nhiên, sàn nhà này giờ lại làm tôi cảm thấy thật lỗi thời, còn khiến căn nhà trở nên tách biệt, rối mắt và thu hẹp không gian về mặt thị giác.
Thay vào đó, bạn nên cân nhắc lát gạch đồng nhất cùng 1 màu, nên là màu sáng để cả căn nhà trông thoáng đãng, sáng sủa hơn.
4. Đừng dùng sơn màu nổi
Việc sơn nhà bằng màu sắc nổi bật có thể tạo thêm cảm giác ấm áp hay ấn tượng cho ngôi nhà. Nhưng theo trải nghiệm của tôi, cách trang trí này tiềm ẩn nhiều rủi ro không sửa chữa được.
Các màu sắc nổi bật rất khó sơn đều, nếu gặp bên thi công không lành nghề, các bức tường sau sơn sẽ trở nên gồ ghề và thiếu thẩm mỹ. Hơn nữa, các màu sắc này cũng sẽ sớm lỗi thời. Vậy nên, tôi khuyên bạn vẫn nên chọn các tông nhẹ nhàng và trung tính hơn như trắng, kem.
5. Đừng làm tủ tivi treo
Tủ tivi treo trở nên khá phổ biến trong những năm gần đây. Tủ kiểu này có ưu điểm là dễ dàng vệ sinh, dọn dẹp phần sàn bên dưới.
Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, tôi nhận thấy nó cũng có rủi ro nhất định. Nhiều người cho biết, sau khi lắp đặt tủ tivi treo trong nhà, sau một thời gian sử dụng, tủ bị nứt và rơi ra, điều này đặc biệt nguy hiểm cho những nhà có trẻ con hoặc thú cưng hay đu bám, leo trèo lên tủ.
Chồng tôi sửa một chi tiết trong phòng tắm, ai nghe cũng can nhưng khi thấy kết quả thì bất ngờ Bạn cũng có thể cân nhắc làm việc này ở phòng tắm nhà mình. Nhiều người sẽ thấy rằng việc cất giữ đồ trong phòng tắm rất bất tiện. Khi chúng tôi đang sửa sang ngôi nhà mới, chồng tôi bỗng yêu cầu đội thiết kế đục 1 khoảng trống trên tường, nhằm có thêm không gian để đồ như trong hình bên...