Tôi không dám tin vào mắt mình khi nhìn tập tiền mẹ chồng lì xì cho ngay sáng mùng Một Tết
Nhìn tập tiền mà tôi không dám tin vào mắt mình, còn nguyên cọc thế này thì chắc hẳn phải 50 triệu.
Vợ chồng tôi sống chủ yếu trên thành phố, chúng tôi thuê 1 căn chung cư trên đó. Số tiền chúng tôi có cũng đủ mua nhà nhưng chồng tôi không muốn mua, anh bảo ở nhà thuê cho tiện, 1-2 năm lại chuyển thay đổi phong thủy 1 lần. Còn nhà cửa ở quê anh được chia cho 1 mảnh đất, anh đã xây 1 căn nhà cấp 4 nho nhỏ xinh xinh để cuối tuần, cuối tháng và các dịp lễ Tết thì về quê cho ấm cúng. Quê nội cũng gần, chỉ 40 phút lái xe. Còn quê ngoại thì xa hơn nên thường thì Tết đến, chúng tôi sẽ mang lễ về quê ngoại trước vài ngày. Còn ăn Tết chủ yếu ở quê nội, 3 năm làm dâu đến giờ vẫn vậy.
Sáng sớm nay mùng Một Tết, vợ chồng tôi cho con gái – con tôi mới 5 tháng tuổi – đến nhà ông bà nội chúc Tết.
Nghe chồng nói nên tôi yên tâm nhận, trong lòng vừa phấn khích vừa khó hiểu. (Ảnh minh họa)
Sau khi cười nói chúc Tết những câu thật tốt lành, mẹ chồng bỗng rút trong túi áo khoác ra 1 tập tiền 500 ngàn. Bà rút 1 tờ nói là lì xì cho cháu gái rồi đưa số còn lại cho tôi và bảo: “Mẹ lì xì cho con, năm vừa rồi con sinh cháu, ở nhà vài tháng thu nhập bị ảnh hưởng nên mẹ lì xì cho vài đồng”.
Nhìn tập tiền mà tôi không dám tin vào mắt mình, còn nguyên cọc thế này thì chắc hẳn phải 50 triệu, thế mà mẹ chồng còn nói là “vài đồng”. Tôi vội từ chối, chúng tôi còn chưa mừng tuổi bố mẹ được đồng nào thế mà ông bà lại cho chúng tôi nhiều thế. Nhưng chồng tôi cười bảo: “Mẹ đã lì xì thì em cứ nhận, đầu năm lấy vốn làm ăn, cuối năm mà dư dả thì biếu lại mẹ cũng được”.
Video đang HOT
Nghe chồng nói nên tôi yên tâm nhận, trong lòng vừa phấn khích vừa khó hiểu.
Bố mẹ chồng tôi đều là công nhân về hưu, lương hưu của 2 ông bà cộng lại chắc cũng chỉ 15 triệu. Thế mà sẵn sàng mạnh tay lì xì cho chúng tôi 50 triệu thế này thì liệu có phải ông bà đã tằn tiện chi tiêu trong suốt cả năm qua không? Còn chồng tôi, anh không hề bất ngờ khi bố mẹ rút ra tập tiền như thế, anh cũng không cản tôi nhận tiền của ông bà. Tự nhiên tôi cảm thấy có lẽ đây là “kịch bản” của bố mẹ chồng và chồng tôi muốn làm tôi bất ngờ. Biết đâu khoản tiền này là của chồng tôi đưa cho ông bà. Nhưng như thế cũng khiến tôi cảm thấy vui vẻ rồi bởi hóa ra, mọi người đều muốn làm tôi vui và có thể gặp nhiều may mắn trong năm mới!
Tiền lo Tết nhà tôi chỉ 10 triệu, cỗ không thiếu món gì, lì xì không sót ai
Tết nào, nhà tôi cũng chỉ tiêu 10 triệu, vẫn đầy đủ hoa lá, mâm cỗ cổ truyền không thiếu món gì, lì xì con cháu không sót ai.
Chào chị Minh Trang,
Đọc bài viết mỗi năm sắm Tết nhà tôi mất đứt một chiếc xe máy của chị, tôi nghĩ mình có thể chia sẻ một chút về cách sắm Tết của nhà tôi, để chị và những bà nội trợ trẻ khác có thể tham khảo.
Theo quan điểm của tôi, chi tiêu thì chẳng biết bao nhiêu cho đủ. Mỗi nhà một mức thu nhập, một mức sống khác nhau, đủ với người này có thể là chưa đủ với người khác. Nhưng nếu chị thực sự muốn tiết kiệm cho cái Tết năm nay, hãy cố gắng làm quen với việc cành đào nhỏ đi một chút, chọn giỏ hoa quả nội địa thay vì hoa quả nhập khẩu... mỗi thứ bớt đi một chút, vẫn vui mà vẫn đủ.
Ở bên trên, tôi nói "các bà nội trợ trẻ" là vì năm nay tôi đã suýt soát 60. Con gái và con dâu tôi cũng tầm tuổi các chị. Có thể các chị còn trẻ, còn kiếm được tiền nên chi tiêu phóng khoáng hơn thế hệ chúng tôi. Tôi thấy các con tôi cũng tiêu y hệt như chị kể, thậm chí còn hoang phí hơn. Nhưng tôi không dám góp ý, sợ các con phật lòng, lại chê tôi là bà già lạc hậu.
Thế hệ chúng tôi, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nên bây giờ ăn gì, mua gì cũng tính toán rất kỹ, sao cho vừa đủ, không thừa mứa. Cái tính tằn tiện ấy vẫn ăn sâu vào lối sống của chúng tôi. Nếu tôi nói gì không phải, mong các chị không chấp bà già này.
Nói qua để các chị biết hoàn cảnh nhà tôi hiện chỉ có 2 vợ chồng sống với nhau trong một căn hộ tập thể ở Hà Nội. Chúng tôi đều có lương hưu. Tết nào các con cũng biếu bố mẹ thoải mái chi tiêu, nhưng tôi cũng chỉ chi trong khoảng 10 triệu đồng cho một cái Tết. Tiền con cháu cho thì để riêng, không dùng tới.
Phải nói rõ là nhà có 2 vợ chồng già nhưng từ mồng 1 đến mồng 3, các con tôi đều luân phiên tới chúc Tết, ăn Tết cùng vợ chồng tôi, ít thì 1 mâm chật, đông thì phải 2 mâm cơm mới đủ, chứ không phải nhà ít người mới tiết kiệm được.
Đầu tiên, tôi chỉ chi 300 nghìn cho mâm ngũ quả gồm một nải chuối, một quả bưởi, vài chùm quất cài, thêm quả dưa hấu đỏ, vài cân táo... tuỳ năm. Ai đi chợ cũng biết mấy loại hoa quả ấy không hề đắt tiền. Chuối chỉ đắt khi muốn lấy nải lẻ quả. Bưởi chỉ đắt khi mua bưởi đỏ, bưởi tạo hình, chứ bưởi thắp hương truyền thống chỉ dăm bảy chục nghìn một quả đã là nhiều. Mua thêm hộp bánh, gói chè, tôi chỉ tiêu vỏn vẹn trong 300 nghìn đồng.
Về hoa lá, tôi cũng chọn những loại hoa truyền thống như dơn, thược dược, violet, thêm một bó cúc cắm bàn thờ. Nhà tập thể chỉ có 50m2, tôi mua một cành đào nhỏ độ trăm nghìn, thế là cũng đầy đủ không khí mùa xuân. Tất cả tiền hoa cũng chỉ trong 300 nghìn đồng.
Tôi thấy nhiều nhà mua cả chậu lan vài triệu, những loại hoa lạ, hoa nhập khẩu rất lãng phí, mà tôi nhìn vào không thấy không khí Tết ta, Tết của đúng người Việt. Tôi không quen mắt.
Các loại hoa truyền thống vừa đẹp, vừa rẻ, lại có không khí Tết cổ truyền. Ảnh minh hoạ
Đồ ăn thức uống tôi cũng chỉ mua vừa đủ ăn đến mồng 4 Tết, rồi lại đi chợ mua tiếp đồ tươi. Cứ sang mồng 4 Tết là vợ chồng tôi đã ăn uống như bình thường, không còn chế độ bánh chưng, thịt đông nữa.
Nói về thực phẩm ăn Tết, tôi mua 4 chiếc bánh chưng, 2 chiếc thắp hương, 2 chiếc để ăn luôn trong 3-4 ngày. Ngày xưa cơm còn không có mà ăn, nên chỉ chờ ngày Tết gói đến mấy chục chiếc bánh, ăn đến tận Rằm tháng Giêng. Nhưng bây giờ bánh chưng bán hằng ngày ngoài chợ, thích ăn lúc nào cũng được, chẳng còn ai thèm thuồng như xưa nữa.
Những món còn lại của nhà tôi cũng giống như bao năm nay, gồm có một nồi thịt đông 2 cân, một nồi cá trắm kho thịt ba chỉ, cây giò lụa, đôi ba chục nem rán, một đôi gà ta... và một vài món canh, rau, nộm. Tiền thực phẩm chỉ trong 3 triệu đồng là mua đủ. Vậy là về cơ bản tôi chỉ sắm Tết trong chưa đầy 4 triệu đồng.
Số tiền còn lại tôi mừng tuổi mỗi đứa cháu 500 nghìn, 6 đứa vị chi 3 triệu. Vẫn còn hơn 3 triệu, tôi mừng tuổi trẻ con hàng xóm, con cháu họ hàng chỉ hết khoảng 1 triệu, còn lại mua cân chè, gói bánh tiếp khách và chút lễ đi chùa, tiền công đức hoặc làm từ thiện đầu năm.
Năm nào cũng như năm nào, tôi chỉ tiêu có vậy cho cái Tết, chẳng thấy thiếu cái gì hay thua kém nhà ai. Thêm một mẹo mua sắm tiết kiệm nữa mà tôi nghĩ các chị nên học thế hệ chúng tôi. Đó là ra chợ truyền thống mà mua, thay vì đặt hàng online hay ra siêu thị.
Hàng hoá ở chợ bao giờ cũng đa dạng nhất, tươi nhất, rẻ nhất. Thậm chí, nhiều nhà còn thức khuya dậy sớm để đi chợ đầu mối, giá cả chỉ bằng 60-70% chợ gần nhà. Tôi thấy các con tôi hay đặt hàng online, giá thì đắt mà hàng thì lúc hay lúc dở, còn tuỳ vào tâm người bán. Nhìn các anh chị bây giờ tiêu tiền mà tôi tiếc thay.
Tôi hi vọng những chia sẻ của tôi giúp ích được các bà nội trợ hiện đại ngày nay nếu muốn tiết kiệm chi tiêu trong dịp Tết.
Mẹ chồng đã mất nhưng năm nào con dâu cũng nhận được 5 triệu từ bà, hiểu ra mà khóc nghẹn Không tháng nào tôi không nhận được 5 triệu từ mẹ chồng quá cố mà thật sự không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tôi mồ côi bố mẹ từ khi còn nhỏ nên tuổi thơ phải ở với ông bà nội. Được cái thương con cháu nên ông bà dù nghèo túng cũng cho học lên đại học. Sau khi ra trường,...