Tốc độ tiến quân của Nga tại Ukraine chậm lại
Tốc độ tiến quân của quân đội Nga tại Ukraine đang chậm lại trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột.
Xung đột Nga – Ukraine sắp bước sang năm thứ 4 (Ảnh: AFP).
Tốc độ tiến quân của Nga tại Ukraine chậm lại vào đúng thời điểm quan trọng đối với cả 2 bên. Nga muốn dùng những chiến thắng mà họ đạt được trên chiến trường để gây sức ép nhằm đạt được một thỏa thuận có lợi trong các cuộc đàm phán hòa bình do ông Trump đề xuất. Trong khi đó, Kiev muốn chứng tỏ họ vẫn có thể chống đỡ trước các cuộc tấn công của Moscow.
Theo dữ liệu từ DeepState, một trang thông tin của Ukraine chuyên theo dõi tiền tuyến, trong tháng 1, Nga mất trung bình gần 6 ngày để giành quyền kiểm soát một khu vực có diện tích bằng Manhattan (Mỹ). Thời gian này dài hơn gấp đôi so với tháng 11 năm ngoái.
Những thành quả mà họ đạt được trong tháng 2 thậm chí mất nhiều thời gian hơn. Nói cách khác, Nga đã chịu tổn thất nặng nề nhưng chỉ có thể kiểm soát được một khu vực nhỏ.
Nga đang tiến công như thế nào ở miền Đ ông Ukraine?
Các lực lượng Nga liên tục tiến quân tại một số điểm dọc theo tiền tuyến nhờ có các nguồn lực vượt trội so với Ukraine, đặc biệt là nhân lực. Tuy nhiên, họ chịu tổn thất nặng nề và tiến quân chậm chạp do gặp phải bom trên không và pháo hạng nặng.
Trong khi đó, Ukraine do thiếu bộ binh nên chủ yếu dựa vào máy bay không người lái mang theo chất nổ để ngăn chặn bước tiến của Nga. Kiev và các đồng minh phương Tây cho biết số thương vong hàng ngày của Nga tăng đều mỗi tháng trong 5 tháng cuối năm ngoái.
Video đang HOT
Cho đến nay, quân Nga vẫn đang tiến quân. Họ giành quyền kiểm soát các thành phố nhỏ như Kurakhove và Selydove, và phía Tây Nam thành phố Pokrovsk, một mục tiêu quan trọng ở miền Đông Ukraine. Họ cũng đang gây được sức ép ở các thành phố khác như Chasiv Yar.
Nga mất nhiều thời gian để đạt bước tiến
Mùa thu năm ngoái, Nga mất ít thời gian cho mỗi thắng lợi, đặc biệt là ở khu vực phía Tây Donetsk. Nhưng theo giới phân tích, họ mất nhiều thời gian hơn vào mùa đông, một phần do địa hình ít cây cối khiến bộ binh dễ bị phát hiện và bị máy bay không người lái trên không nhắm mục tiêu. Một phần khác là quân đội Nga ngày càng kiệt sức.
Phải mất nửa năm lực lượng Nga mới giành được khu vực tương đương với diện tích đất liền của Rhode Island, với cái giá phải trả là hàng chục nghìn quân thương vong. Việc tuyển quân cũng đang trở nên khó khăn hơn và Nga phải tăng tiền để thu hút tình nguyện viên.
Tháng 10 năm ngoái, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết, Nga phải chịu khoảng 600.000 thương vong kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022, và việc tiến quân nhanh chóng đang làm tổn thất gia tăng. Cũng theo Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr Syrskiy, thương vong trong năm ngoái của Nga tương đương 2 năm đầu xung đột.
Nga triển khai chiến dịch lớn chỉ để bao vây khu vực nhỏ
Bước tiến quan trọng nhất của Nga gần đây là ở phía nam thành phố Pokrovsk. Thành phố này từ lâu nằm trên tuyến đường tiếp tế chính cho lực lượng Ukraine ở phía đông thông qua đường cao tốc và đường sắt. Nhưng Nga tiến quân qua các làng mạc và thị trấn ở phía nam và đang tiến đến con đường ở sườn phía đông và phía tây của thành phố này.
Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ tiết lộ Nga đã tập trung hàng chục nghìn quân vào một khu vực rất nhỏ, tiến công bằng sức mạnh tuyệt đối về số lượng. Song, nó lại giúp cho quân đội Ukraine dễ dàng nhắm mục tiêu. Một cuộc phản công nhỏ của Ukraine gần đây đã giúp họ giành lại được một ngôi làng.
Nga đang phải phản công trên chính khu vực họ đang kiểm soát.
Một mục tiêu quan trọng của Nga là xóa sổ sự hiện diện của quân đội Ukraine tại tỉnh Kursk mà họ đang kiểm soát. Nhưng Ukraine đã cố gắng bám trụ bằng cách triển khai một số đơn vị được trang bị tốt nhất của mình đến khu vực này.
Các nhà lãnh đạo Ukraine cho biết họ muốn giữ một phần của Kursk làm vùng đệm và là một con bài mặc cả trong cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng.
Điều gì đang xảy ra với xe tăng của Nga
Theo các nhà phân tích tình báo, sau 3 năm thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga tiêu hao khoảng một nửa số lượng xe tăng và xe bọc thép của mình, chủ yếu là từ thời Liên Xô. Nhiều xe còn lại là những mẫu cũ hơn.
Những tổn thất này cho thấy cái giá phải trả cho mỗi bước tiến của Nga và việc duy trì chúng sẽ khó khăn như thế nào. Với lượng xe bọc thép đang cạn kiệt, Nga phải sử dụng xe dân sự và xe máy để tấn công, song họ chủ yếu vẫn dựa vào bộ binh.
George Barros, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), dự đoán với tốc độ hiện tại, Nga có thể thiếu trầm trọng xe tăng chiến đấu và xe bọc thép chở quân vào cuối năm 2025. Tuy nhiên, ông cho biết các đối tác của Nga có thể giúp đỡ bằng cách cung cấp xe bọc thép từ kho dự trữ của chính họ.
Tình hình hiện nay đặt ra câu hỏi: Liệu Nga có thể duy trì hoặc thậm chí đẩy nhanh các cuộc tấn công của họ và giành kiểm soát đủ lớn để buộc Ukraine và các đồng minh của nước này phải thỏa hiệp hay không? Hay các cuộc tấn công sẽ yếu dần trước sự kháng cự của Ukraine?
Điểm tên những sắc lệnh của Tổng thống Trump vấp phải rào cản pháp lý
Đang có một loạt vụ kiện nhằm thách thức các sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump khi ông tìm cách tái định hình chính phủ liên bang trong những tuần đầu tiên tại Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp tại Nhà Trắng ngày 20/1/2025. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 10/2, trong số đó, có ít nhất hai vụ kiện mà các nguyên đơn cáo buộc chính quyền Mỹ không tuân thủ lệnh của các thẩm phán liên bang, dù chưa rõ điều này có phải là cố ý hay không.
Sau đây là những diễn biến pháp lý mới nhất nhằm vào các sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump.
Nhân viên USAID: Các nhân viên liên bang đã khai với một thẩm phán ngày 10/2 rằng chính quyền của ông Trump chưa phục chức cho các nhân viên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) bị cho tạm nghỉ, mặc dù tòa án đã ra lệnh thực hiện điều này vào cuối tuần trước. Lời khai của họ được đưa ra trong một hồ sơ mới tại tòa án liên bang ở Washington, D.C.
Đóng băng viện trợ liên bang: Trước đó cùng ngày, trong một vụ kiện khác, một thẩm phán liên bang ở Rhode Island xác định rằng chính quyền Mỹ đã vi phạm trực tiếp một lệnh yêu cầu dỡ bỏ tình trạng đóng băng hàng tỷ USD viện trợ liên bang. Đây là lần thứ hai thẩm phán này ra phán quyết yêu cầu chính quyền của Tổng thống Trump không được cắt các khoản trợ cấp và vay vốn. Trước đó, một số bang do đảng Dân chủ lãnh đạo cáo buộc chính quyền không tuân theo các lệnh trước đó của tòa án và vẫn giữ lại một số quỹ liên bang.
Trợ cấp nghỉ việc cho nhân viên liên bang: Một thẩm phán liên bang khác đã gia hạn lệnh tạm dừng thời hạn mà chính quyền Mỹ đặt ra để nhân viên liên bang chấp nhận từ chức và cũng tạm thời cấm chính phủ tiếp tục đưa ra các đề nghị trợ cấp nghỉ việc cho nhân viên. Lệnh cấm tạm thời này sẽ có hiệu lực cho đến khi thẩm phán quyết định liệu có nên hoãn vô thời hạn thời hạn này trong khi chờ các thủ tục pháp lý tiếp theo hay không.
Nghiên cứu y tế công cộng: Một thẩm phán liên bang đã tạm dừng các khoản cắt giảm ngân sách nghiên cứu y tế công cộng do chính quyền Tổng thống Trump thực hiện, nhưng lệnh tạm dừng ngày 10/2 chỉ áp dụng đối với 22 bang do đảng Dân chủ lãnh đạo và đã đệ đơn kiện phản đối việc cắt giảm này. Các bang này lập luận rằng các khoản cắt giảm được đề xuất sẽ làm gián đoạn vô số nghiên cứu y tế quan trọng và các sáng kiến công nghệ tiên tiến.
Quyền công dân theo nơi sinh: Ngày 10/2, một thẩm phán liên bang thứ ba đã chặn sắc lệnh hành pháp của ông Trump nhằm chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh đối với con cái của những người cư trú bất hợp pháp tại Mỹ. Phán quyết của thẩm phán ở New Hampshire được đưa ra sau hai phán quyết tương tự từ các thẩm phán ở Seattle và Maryland. Có ít nhất 9 đơn kiện phản đối sắc lệnh này.
Hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính: Chính quyền Tổng thống Trump đang chống một lệnh mà một tòa án đưa ra vào ngày 7/2, theo đó hạn chế các quan chức tiếp cận hệ thống thanh toán quan trọng của Bộ Tài chính, vốn chịu trách nhiệm xử lý hàng nghìn tỷ USD quỹ liên bang. Ông Tom Krause, quan chức cấp cao nhất tại Bộ Tài chính và là đồng minh quan trọng của tỷ phú Elon Musk, đã viết thư cho thẩm phán khẳng định rằng ông chưa bao giờ có quyền trực tiếp hoặc cá nhân tiếp cận hệ thống, nhưng ông có thể xem dữ liệu thông qua các nhân viên Bộ Tài chính có quyền truy cập vào hệ thống này.
Theo NCB News, những ngày đầu trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump được đánh dấu bằng hàng loạt sắc lệnh hành pháp nhằm tái định hình một cách căn bản chính phủ, vị thế của Mỹ trên trường quốc tế và cuộc sống hằng ngày của người dân trong nước.
Tính đến ngày 7/2, ông Trump đã ký số sắc lệnh hành pháp nhiều nhất trong 100 ngày đầu tiên so với mọi tổng thống trong hơn 40 năm qua.
Theo những người chỉ trích, các sắc lệnh này đã vượt quá thẩm quyền hiến pháp của ông. Các sắc lệnh bao gồm từ áp thuế đối với Mexico, Trung Quốc và Canada, tạm dừng viện trợ nước ngoài, trấn áp nhập cư bất hợp pháp cho đến cấm người chuyển giới phục vụ trong quân đội và cấm sử dụng quỹ liên bang cho các dịch vụ y tế xác định lại giới tính dành cho trẻ vị thành niên.
Hàng loạt bang tại Mỹ lên kế hoạch kiện chính quyền Tổng thống Trump Tổng chưởng lý bang New York Letitia James cũng nhiều bang khác đang lên kế hoạch đệ đơn kiện chống lại chính quyền Tổng thống Trump liên quan đến vấn đề truy cập thông tin nhạy cảm. Tỷ phú Elon Musk xuất hiện bên cạnh cựu Tổng thống Donald Trump trong một sự kiện tranh cử tại Pennsylvania ngày 5/10/2024. Ảnh: The Nation/Getty...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du châu Á vào tuần tới

Ukraine tấn công dồn dập lãnh thổ Nga sau tối hậu thư đầu hàng ở Kursk

Mỹ tung tiêm kích thế hệ 6: "Át chủ bài" mới của lực lượng không quân

Ông Trump nói đang đàm phán phân chia lãnh thổ Nga, Ukraine

Ông Trump: Sẽ sớm có lệnh ngừng bắn toàn diện cho xung đột Nga - Ukraine

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Thủ đô Tokyo, Nhật Bản bắt đầu bước vào mùa hoa anh đào

Nhật - Trung - Hàn khẳng định tầm quan trọng của tăng cường hợp tác với ASEAN

Mỹ nhập khẩu trứng để giải quyết khủng hoảng do dịch cúm gia cầm gây ra

Nhật - Hàn nỗ lực thúc đẩy quan hệ, giải quyết các vấn đề lịch sử còn tồn đọng

Bộ An ninh Nội địa Mỹ cắt giảm trên 100 nhân viên của các cơ quan giám sát

Đặc phái viên Mỹ: Ukraine 'về cơ bản' chấp nhận từ bỏ gia nhập NATO
Có thể bạn quan tâm

1 sao nam Vbiz gây hoang mang khi phải thở bình oxy trong hậu trường concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
Sao việt
23:46:17 22/03/2025
NewJeans bị toà án cấm hoạt động độc lập
Nhạc quốc tế
23:36:10 22/03/2025
Lý do diễn viên phim "Âm dương lộ" từ chối quay trong phim trường
Hậu trường phim
23:32:21 22/03/2025
Con trai mất khi chữa cháy rừng, mẹ đau đớn nhớ khoảnh khắc cuối cùng
Tin nổi bật
23:29:46 22/03/2025
Bước ngoặt "đáng ghét" của Kang Ha Neul
Phim châu á
23:24:59 22/03/2025
Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai mở màn đỉnh nóc kịch trần, dàn Anh Tài quá "chiến" bùng nổ MXH
Nhạc việt
23:14:27 22/03/2025
Ông Park gửi tặng hoa cưới cho Văn Toản
Sao thể thao
22:54:54 22/03/2025
Anh em sinh 3 được cả làng ngưỡng mộ, cùng đỗ đại học, cưới cùng 1 ngày
Netizen
22:54:01 22/03/2025
Mẹo luộc cua, ghẹ không rụng càng
Ẩm thực
22:52:40 22/03/2025
Minh Tú 'đáp trả' khi Á hậu Quỳnh Châu đôi co, chất vấn giám khảo
Tv show
22:46:24 22/03/2025