Tổ chức đua xe trái phép gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù chung thân
Theo Bộ Công an, trong một số trường hợp, người tổ chức đua xe trái phép sẽ bị phạt hành chính đến phạt tù chung thân.
Anh Lê Quân (Bắc Giang) hỏi:
Gần đây xuất hiện nhiều nhóm thanh niên có ý định tụ tập, cổ vũ đua xe trái phép. Tôi hỏi, hành vi đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái phép bị xử phạt như thế nào, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Trả lời:
1. Các mức xử phạt đối với hành vi đua xe trái phép
1.1. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi đua xe trái phép
Căn cứ Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 19 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt đối với hành vi đua xe trái phép như sau:
- Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép.
Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.
Video đang HOT
Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách…
sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng. Ảnh: Đình Hiếu
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi này còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi).
- Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng và tịch thu phương tiện.
1.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội đua xe trái phép
Người có hành vi đua xe trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội đua xe trái phép” quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), cụ thể:
- Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đua xe trái phép hoặc tổ chức đua xe trái phép (Điều 265 Bộ luật Hình sự) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, cụ thể:
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Gây thiệt hại về tài sản từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.
- Mức phạt cao nhất đối với tội danh đua xe trái phép là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
2. Tổ chức đua xe trái phép có thể bị phạt tù chung thân
Căn cứ Điều 265 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), người nào tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Tổ chức đua xe trái phép có thể bị phạt tù chung thân. Ảnh: Đình Hiếu
Mức phạt tối đa đối với tội danh này là phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Làm chết 3 người trở lên.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
- Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Cảnh sát đột kích 16 lò 'độ' xe trái phép ở Đồng Nai
Đột kích 16 lò "độ" xe trái phép, Công an Đồng Nai phát hiện hàng loạt vi phạm liên quan đến việc chế tạo phương tiện phục vụ đua xe.
Hôm nay (3/11), Công an tỉnh Đồng Nai thông tin, Phòng CSHS phối hợp với các phòng nghiệp vụ và công an các địa phương ra quân tổng kiểm tra, xử lý các lò "độ chế" xe trên địa bàn.
Một lò "độ" xe trên địa bàn vừa bị công an triệt phá. Ảnh: Công an cung cấp
Cụ thể, chiều 1/11, các tổ công tác đã đồng loạt kiểm tra 16 cơ sở có dấu hiệu "độ chế" xe. Kết quả phát hiện nhiều cơ sở vi phạm các quy định pháp luật, tổ chức hoạt động "chui".
Cụ thể, 9 cơ sở không có giấy phép kinh doanh, 6 cơ sở vi phạm PCCC và 6 cơ sở đang "độ chế" phục vụ đua xe trái phép với 25 loại phương tiện.
Một phương tiện đang được "độ chế". Ảnh: Công an cung cấp
Đặc biệt, lực lượng chức năng phát hiện nhiều xe máy không chính chủ, các bộ phận xe không rõ nguồn gốc; thậm chí có cơ sở trang bị phòng cách âm để kiểm tra tốc độ xe. Qua đó, các tổ công tác đã tạm giữ 57 xe máy, 197 phụ tùng xe và nhiều tang vật khác.
Phòng cách âm để kiểm tra tốc độ xe. Ảnh: Công an cung cấp
Theo Thượng tá Võ Nhật Hồng Phúc, Trưởng phòng CSHS, đợt kiểm tra đột xuất này, công an tỉnh đã phát hiện nhiều hoạt động "độ chế", thay đổi kết cấu xe trái phép để phục vụ cho các nhóm thanh thiếu niên thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, còn phát hiện nhiều linh kiện không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu đục số khung, số máy,...
Để ngăn chặn tình trạng này, công an tỉnh sẽ điều tra mở rộng, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan, truy quét tận gốc các hoạt động tội phạm này.
Chủ tiệm sửa xe tổ chức đua xe khiến 2 người tử vong Sau khi rủ rê một số đối tượng, Phạm Nhật Thông đã giao xe và cung cấp nhiên liệu cho số đối tượng này tổ chức đua xe trái phép. Trong lúc đua đã xảy ra tai nạn khiến 2 người tử vong tại chỗ. Ngày 25/6, một lãnh đạo Viện KSND huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã...