Tính toán của ông Putin khi ủng hộ có điều kiện lệnh ngừng bắn ở Ukraine
Tuyên bố “nước đôi” về đề xuất ngừng bắn ở Ukraine giúp Nga có thêm thời gian đàm phán một thỏa thuận có lợi hơn trong khi giữ được mối quan hệ với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: TASS).
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 13/3 cho biết, Moscow ủng hộ ý tưởng ngừng bắn 30 ngày ở Ukraine theo đề xuất của Mỹ. Tuy nhiên, ông đã đặt ra hàng loạt điều kiện có thể làm trì hoãn bất kỳ lệnh ngừng bắn nào hoặc khiến lệnh ngừng bắn trở nên bất khả thi.
Theo các điều kiện mới mà ông đưa ra, Ukraine phải ra lệnh cho quân đội của họ ở Kursk đầu hàng, phương Tây phải ngừng cấp vũ khí và Ukraine ngừng huy động quân. Ông nhấn mạnh, bất cứ thỏa thuận nào cũng phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột Ukraine, mang lại một nền hòa bình bền vững.
“Chúng tôi đồng ý với các đề xuất ngừng bắn. Nhưng lập trường của chúng tôi là lệnh ngừng bắn này phải dẫn đến hòa bình lâu dài và loại bỏ các nguyên nhân ban đầu của cuộc khủng hoảng này”, chủ nhân Điện Kremlin nói.
Ông nhấn mạnh, Moscow sẵn sàng đàm phán về các bước tiếp theo để chấm dứt xung đột ở Ukraine và đạt được các thỏa thuận chấp nhận được, dựa trên tình hình thực tế thay đổi nhanh chóng trên chiến trường đang có chiều hướng nghiêng về phía Nga.
Theo các nhà quan sát, ông Putin tìm cách trì hoãn khi Nga đang trên đà đẩy lùi hoàn toàn lực lượng Ukraine khỏi tỉnh biên giới Kursk, tước bỏ hoàn toàn lá bài mặc cả của Kiev trong các cuộc đàm phán tương lai. Nhà lãnh đạo Nga coi lực lượng của mình đang chiếm ưu thế trên chiến trường và việc kéo dài đàm phán sẽ có lợi cho Nga.
Dara Massicot, một chuyên gia quân sự Nga tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Washington, đánh giá những yêu cầu mới của Moscow “rất nguy hiểm cho Ukraine”.
Video đang HOT
Bà lập luận, trên thực tế, ông Putin đang thúc đẩy một kịch bản mà phương Tây sẽ không thể giúp Ukraine xây dựng lại lực lượng vũ trang trong khi các nhà máy của Nga tiếp tục sản xuất vũ khí mới.
Chiến thuật trì hoãn của ông Putin không những giúp Nga viết lại đề xuất ngừng bắn mà quan trọng hơn giúp Moscow tránh làm “bẽ mặt” ông Trump, người đã thúc đẩy đề xuất ngừng bắn ở Ukraine.
Ông Putin dường như muốn giữ mối quan hệ tốt với ông Trump, xét đến những thắng lợi địa chính trị mà Tổng thống Mỹ đã mang lại cho Điện Kremlin.
Thomas Graham, cựu nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống George W. Bush và hiện là thành viên danh dự tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nhận định: “Ông Putin không chịu bất kỳ áp lực nào để vội vã chấm dứt cuộc xung đột này”.
Chuyên gia này bình luận thêm: “Ông ấy có những yêu cầu của mình khi Nga đang chiếm ưu thế trên chiến trường. Ông ấy nhìn thấy những vấn đề mà Ukraine đang gặp phải. Vì vậy, ông ấy đã tìm cách trì hoãn bằng các cuộc thảo luận về điều kiện của Nga. Điều duy nhất khiến ông ấy do dự là phát triển mối quan hệ rộng rãi hơn với Mỹ”.
Ông nói: “Điều ông Putin quan tâm là ông ấy có thể thúc đẩy Tổng thống Trump đi xa đến mức nào, trì hoãn chấm dứt xung đột bao nhiêu lâu mà vẫn có thể giữ mối quan hệ với chính quyền Tổng thống Trump”.
Theo ông, trong trường hợp này, Mỹ vẫn có đòn bẩy đàm phán đối với Nga. Đó không phải là các lệnh trừng phạt nhằm vào ngành kinh tế then chốt của Nga, mà là sự phối hợp giữa Washington với Ukraine và các đồng minh phương Tây. Một đòn bẩy khác chính là mong muốn của Moscow trong việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền ông Trump.
Dựa vào kinh nghiệm trước kia, các nhà phân tích tin rằng chính quyền của ông Trump có thể cố gắng giải quyết một số mối quan tâm của Nga. Khi đó, Ukraine có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận.
“Ông Trump dường như đang có quan điểm coi mọi yêu cầu từ Nga là hợp lý, không có nhượng bộ nào mà Nga yêu cầu Ukraine thực hiện là vô lý”, Jenny Mathers, giảng viên về chính trị quốc tế tại Đại học Aberystwyth của Vương quốc Anh, nhận định.
Bà chỉ ra, kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 đến nay, ông Trump không có hành động nào cho thấy ông có ý định gây sức ép với Nga.
Mặc dù vậy, bà cũng không loại trừ hoàn toàn kịch bản ông Trump tăng cường ủng hộ Ukraine nếu chủ nhân Nhà Trắng cho rằng việc Moscow từ chối đề xuất ngừng bắn là thiếu tôn trọng.
Xuất khẩu vũ khí Mỹ gặp trở ngại sau vụ tạm đóng băng viện trợ Ukraine
Quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm đóng băng viện trợ quân sự cho Ukraine dù được rút lại nhưng đã ảnh hưởng tới ngành công nghiệp quốc phòng nước này.
Bồ Đào Nha từ bỏ ý định mua F-35 của Mỹ khi căng thẳng giữa Washington và các đồng minh châu Âu leo thang (Ảnh: Quân đội Mỹ).
Xuất khẩu vũ khí của Mỹ đã bị tác động sau khi Bồ Đào Nha tuyên bố sẽ không mua máy bay chiến đấu F-35 từ Washington. Trong khi đó, một số quốc gia khác dường như đặt dấu hỏi về độ tin cậy của Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine trong vài ngày, theo nhiều nguồn tin.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 10/3, khoảng 35% lượng vũ khí xuất khẩu của Mỹ trong giai đoạn 2020-2024 đã được chuyển đến châu Âu, với tổng xuất khẩu vũ khí của Mỹ tăng 21% so với giai đoạn 2015-2019.
Việc các nước châu Âu suy giảm niềm tin vào nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất của mình có thể tác động tới ngành công nghiệp vũ khí Mỹ, đồng thời cũng làm căng thẳng giữa 2 bên có khả năng gia tăng.
Trong cuộc phỏng vấn với Publico ngày 13/3, Bộ trưởng Quốc phòng Bồ Đào Nha Nuno Melo khẳng định nước này sẽ không mua F-35 của Mỹ để thay thế các tiêm kích F-16 đã lỗi thời.
Ông nhấn mạnh rằng các chính sách khó đoán của Washington là một trong những lý do chính khiến Lisbon tìm kiếm lựa chọn khác từ châu Âu.
Khi được hỏi liệu chính phủ Bồ Đào Nha có tiếp tục mua máy bay chiến đấu từ Mỹ hay không, ông Melo trả lời: "Các tiêm kích F-16 đã đến cuối vòng đời, và chúng tôi phải tính đến phương án thay thế.
Tuy nhiên, trong các quyết định của mình, chúng tôi không thể bỏ qua bối cảnh địa chính trị. Quan điểm gần đây của Mỹ trong khuôn khổ NATO và trên bàn cờ chiến lược quốc tế buộc chúng tôi phải suy nghĩ về các lựa chọn tốt nhất, bởi tính nhất quán và đáng tin cậy của đồng minh là yếu tố quan trọng".
Ông cũng nói thêm rằng Bồ Đào Nha phải chắc chắn rằng các đồng minh sẽ luôn sát cánh cùng họ trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, nước này đang cân nhắc nhiều lựa chọn, đặc biệt là từ các nhà sản xuất châu Âu, đồng thời xem xét lợi ích kinh tế mà các phương án đó có thể mang lại cho đất nước.
Không chỉ Bồ Đào Nha, các nước châu Âu khác, bao gồm Ba Lan, cũng bắt đầu đặt ra câu hỏi về vũ khí Mỹ.
Ba Lan đang sử dụng hệ thống pháo phản lực HIMARS do Mỹ cung cấp. Họ giờ đây dường như đặt ra câu hỏi về tính nhất quán và tin cậy của Mỹ khi Washington từng ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine, khiến HIMARS hoạt động kém hiệu quả hơn.
Tại Anh, Guardian đưa tin rằng chính phủ nước này đang lo ngại về sự sẵn sàng của Mỹ trong việc tiếp tục hỗ trợ hệ thống tên lửa hạt nhân Trident, vốn đã cũ kỹ.
Ủy ban châu Âu cũng đang đề xuất việc mua sắm vũ khí tập thể từ các quốc gia thành viên EU nhằm đối phó với chính sách quốc phòng của Mỹ trong thời gian qua.
Theo Newsweek, Bồ Đào Nha từ chối F-35 chỉ là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy quan hệ quốc phòng Mỹ - châu Âu đã xảy ra những căng thẳng nhất định. Khi các nước EU ngày càng tìm kiếm lựa chọn thay thế từ nội khối, vị thế của Mỹ với tư cách là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho châu lục này có thể bị ảnh hưởng.
EU đề xuất kế hoạch đầu tư 'quy mô lớn' vào quốc phòng nhằm đối phó với Nga Theo tờ Potilico đưa tin ngày 14/3, Liên minh châu Âu (EU) đang triển khai kế hoạch tăng cường năng lực quốc phòng nhằm củng cố ngành công nghiệp quân sự và hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh Mỹ thu hẹp cam kết an ninh tại châu Âu. Lực lượng NATO tham dự cuộc tập trận "Mùa Đông" gần Tapa, Estonia. Ảnh: Getty...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thế giới vừa đạt thỏa thuận bước ngoặt cho phép ứng phó đại dịch tương lai

Nhiều nhà tù ở Pháp trở thành mục tiêu 'tấn công khủng bố'

Dịch sởi tiếp tục lan rộng, khó kiểm soát tại Mỹ

Hamas 'mất liên lạc' với nhóm giữ con tin song tịch Mỹ - Israel

Ông Trump vừa ra nhiều chỉ thị đối nội, đối ngoại quan trọng

Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị đưa ra khỏi Lầu Năm Góc

Thực hư tin Moscow yêu cầu cho máy bay quân sự Nga đóng ở Indonesia

Boeing lại 'đen đủi' vì lỗi chốt cửa nhà vệ sinh

Ngoại trưởng Nga giải thích tại sao Moscow tin Tổng thống Trump

Bóng hồng đầu tiên chinh phục cuộc thi khắc nghiệt của biệt kích Mỹ

Những dự báo về giá dầu thế giới trong bối cảnh căng thẳng thuế quan

'Phương Tây cũ' tan rã: EU tìm vị thế mới giữa căng thẳng với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

10 cặp đôi phim Hàn đỉnh nhất 10 năm qua: Nhìn nhau đã thấy yêu, ngọt ngào đến phát hờn
Phim châu á
06:43:24 18/04/2025
3 "công chúa dị vực" đẹp nhất Trung Quốc chung khung hình đang viral khắp MXH: Netizen "ngất xỉu" tập thể trước cốt cách mỹ nhân
Sao châu á
06:38:18 18/04/2025
Hoà Minzy ngày càng "thắng đậm" sau Bắc Bling!
Sao việt
06:31:01 18/04/2025
4 việc cần làm ngay để tránh suy thận
Sức khỏe
06:02:07 18/04/2025
4 món rau bổ gan "rẻ bèo" nên ăn hàng ngày: Thanh nhiệt, ngủ ngon, đẹp da
Ẩm thực
05:46:34 18/04/2025
Ly hôn 1 năm, ngày chồng cũ đến nhà xin tái hôn khiến tôi khó xử
Góc tâm tình
05:24:53 18/04/2025
Phim Việt 18+ chưa chiếu đã chiếm top 1 phòng vé, nam chính nhìn mặt thôi đã thấy buồn cười
Phim việt
23:54:55 17/04/2025
Asensio nhận chỉ trích dữ dội
Sao thể thao
23:35:59 17/04/2025
Động thái của Justin Bieber trước tin phá sản, mắc nợ hàng triệu đô
Sao âu mỹ
23:06:28 17/04/2025
MC ngỡ ngàng khi cô gái 35 tuổi chưa yêu ai từ chối nam kỹ sư
Tv show
23:03:48 17/04/2025